Long An: Hàng lậu giảm nhưng diễn biến buôn lậu vẫn còn phức tạp
Trong nưa đâu năm 2018, hang nhâp lâu trên đia ban tinh Long An đa giam ro rệt so vơi trươc nhưng diên biên cua hoat đông buôn lâu vân con phưc tap, đăc biêt la thơi gian tư nay cho đên cuôi năm.
Lực lượng 389 tỉnh Long An phối hợp bắt giữ thuốc lá nhập lậu từ biên giới Tây Nam
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An đanh gia kêt quả hoat đông cua lưc lương 389 tai hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 va nhiệm vụ trong tâm săp tơi vưa đươc tô chưc tuần qua.
Hoạt động buôn lậu hàng hoá qua biên giới tai đia ban tinh Long An trong nưa đâu năm 2018 tiếp tục được kiểm soát, hang hoa thâm lâu qua biên giơi va tiêu thu trong nôi đia giam so với cùng kỳ năm 2017. “Kêt quả nay co đươc la nhơ cac lưc lương chông buôn lâu, gian lân thương mai thực hiện tốt kê hoach kiêm tra, xư ly hang lậu chăt che. Cac lưc lương chuyên nganh chông buôn lâu phôi hợp vơi chinh quyên đia phương bam chăc đia ban, tô chưc thông kê cac đôi tương buôn lâu chuyên nghiêp, tô chưc tuyên truyên, giao duc nhơ đo môt sô ngươi chuyên đai vac thuê hang lâu đã chuyển sang linh vưc khac lam ăn”, ông Cân cho biêt thêm.
Trong 6 thang đâu năm 2018, lưc lương 398 tinh Long An đa xử lý 672 vụ buôn lậu, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, giảm 424 vụ so vơi cung ky năm 2017. Trong đo, măt hang thuôc la nhâp lậu thu giư 1.058.511 gói, giảm 294.157 gói so vơi cung ky 2017.
Thuốc lá nhãn hiệu Jet và nhãn hiệu 555 là hai mặt hàng thẩm lậu nhiều nhất qua khu vực tỉnh Long An
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Sở Công Thương, Thường trực 389 tỉnh Long An, ngoài kiểm tra xử lý hàng nhập lậu, từ đầu năm đến nay, lực lượng 389 tỉnh Long An đã rà soát 71 đối tượng là chủ mưu cầm đầu các đường dây buôn lậu trên địa bàn, trong đó 21 đối tượng hiện đã tạm ngưng hoạt động, 1 đối tượng ngưng hoạt động. Lập danh sách 437 trường hợp tham gia vào các đường dây buôn lậu giao cho các đoàn thể địa phương quản lý, hiện đã có 263 đối tượng tạm ngưng hoạt động. Riêng lực lượng công an thực hiện nhiều biện pháp giám sát đối tượng, phương tiện vận chuyển hàng lậu, hàng cấm; tổ chức lắp camera tại một số tuyến trọng điểm, thường xuyên thay đổi lực lượng chốt chặn những điểm nóng hàng nhập lậu đi qua và cương quyết xử lý đối tượng vi phạm đã góp phần kéo giảm tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, hàng giả trên địa bàn.
Tại biên giới Tây Nam, Long An là địa bàn thuốc lá thẩm lậu nhiều nhất, hiện nay sức nóng đã giảm nhiệt nhờ công tác tăng cường kiểm tra, giáp sát chặt từng đối tượng và từng tuyến hàng lậu. Ông Việt cho biết thêm, thuốc lá lậu giảm mạnh trên địa bàn Long An là do Luật Hình sự quy định, từ ngày 1/1/2018, hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa có số lượng từ 1.500 gói trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khiến nhiều đối tượng giảm số lượng vận chuyển. Lực lượng Công an tập trung tấn công mạnh từng điểm nóng trên địa bàn, và khởi tố hình sự 22 vụ/26 đối tượng vận chuyển thuốc lậu đã tác động đến những đối tượng khác chưa bị truy tố.
Bên cạnh đó, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã tổ chức giám sát chặt những đối tượng tham gia buôn lậu, góp phần làm giảm 53/87 đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp chuyển đổi nghề. Khi lực lượng tham gia đai vác thuốc lá lậu giảm quân số, dẫn đến 7 kho chứa hàng lậu dọc biên giới hiện chỉ còn 4 kho hàng, do đó thuốc lá thẩm lậu qua biên giới khu vực Long An đã giảm 40-60%, nhất là địa bàn trọng điểm thuộc huyện Đức Huệ và thị xã Kiến Tường.
Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An Trần Văn Cần cho rằng, tình hình buôn lậu hàng hóa qua biên giới, buôn bán hàng lậu trên thị trường nội địa tại Long An hiện nay đã được kéo giảm so với trước. Tuy nhiên thời gian từ nay cho đến cuối năm, hoạt động buôn lậu sẽ còn rất phức tạp và có thể bùng phát trở lại. Để lập lại thị trường, ông Trần Văn Cần yêu cầu lực lượng 398 cùng với các địa phương kiểm soát chặt từng địa bàn, đối tượng, nhất là những khu vực giáp biên giới. Các đơn vị phải tập trung lực lượng, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, địa phương triển khai kiên quyết các kế hoạch và chỉ đạo không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại trong các tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chi cục QLTT tỉnh Long An tổ chức kiểm tra 1.000 lượt, tương đương cả năm 2017. Ngoài các mặt hàng nhập lậu, lực lượng QLTT tỉnh Long An đã tham gia xử lý 10 vụ phân bón giả, xử phạt hành chính trên 1 tỷ đồng, tịch thu 4,4 tấn phân bón giả.
Trần Thế
Theo congthuong
Buôn lậu thuốc lá ở biên giới Tây Nam vẫn "nóng"
Mặc dù có nhiều giải pháp ngăn chặn thuốc lá lậu nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phức tạp; các đối tượng sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng.
Buôn lậu thuốc lá "nóng" lên từng ngày
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chi cục Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã kiểm tra 15.840 vụ, phát hiện và xử lý trên 9.000 vụ vi phạm, thu phạt tổng số tiền trên 101 tỉ đồng và tịch thu nhiều hàng hóa vi phạm.
So với các tỉnh biên giới phía Bắc, hoạt động vận chuyển thuốc lá lậu tại các tỉnh địa bàn phía Nam, nhất là tuyến biên giới Tây Nam như: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, TP. Hồ Chí Minh vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp. Các nhãn hiệu thuốc lá lậu xuất hiện trên tuyến này gồm, Jet, Hero, 555, ESSE, Bayon, Cowboy Original...
Lực lượng chức năng Cần Thơ thu giữ thuốc lá lậu.
Theo ông Nguyễn Văn Sanh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ, do việc buôn lậu thuốc lá được đánh giá là siêu lợi nhuận, chỉ sau ma túy vì hành vi này trốn tất cả các loại thuế gồm, thuế tiêu thụ đặc biệt 70%; đóng góp Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá 1,5%; thuế giá trị gia tăng 1%; thuế nhập khẩu 135%... nên nhiều đối tượng vẫn bất chấp quy định của luật pháp, lách luật để tham gia buôn lậu thuốc lá.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã kiểm tra, xử lý 260 vụ, phạt tiền hơn 2,7 tỷ đồng, tịch thu 76.755 bao thuốc lá nhập lậu.
Tại Long An, đây được xem là địa bàn "nóng" về buôn lậu thuốc lá và cũng không khó khăn để bắt gặp cảnh người dân đi xe gắn máy chở theo thuốc lá lậu.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Long An cho biết, do đời sống người dân biên giới còn nhiều khó khăn, chưa có công ăn, việc làm ổn định, dẫn đến dễ bị các đối tượng lôi kéo tham gia, tiếp tay cho buôn lậu. Hơn nữa, tuyến biên giới tiếp giáp với Campuchia với nhiều đường ngang, ngõ tắt, đường mòn, lối mở nên việc kiểm soát người và phương tiện qua lại biên giới còn thiếu chặt chẽ.
Một trong những lý do khiến tình trạng buôn lậu thuốc lá gia tăng là do nhu cầu sử dụng thuốc lá ngoại, đặc biệt là thuốc lá Jet, Hero ở thị trường trong nước còn nhiều, lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu cao; điều kiện hoạt động thuận lợi trên cả tuyến đường bộ và đường thủy nên khi đường dây, băng nhóm buôn lậu này bị triệt phá thì băng nhóm, đối tượng khác lại nổi lên tham gia buôn lậu thuốc lá.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng tỉnh Long An đã bắt giữ 672 vụ, tịch thu hơn 1 triệu gói thuốc lá lậu, khởi tố hình sự 22 vụ.
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Đại tá Nguyễn Văn Phương, Phó chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Long An cho hay, để qua mặt lực lượng chức năng, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu thuốc lá thường sử dụng là tập kết hàng hóa trong thời gian ngắn, vận chuyển đi ngay; lợi dụng đêm tối chia nhỏ hàng hóa mang, vác, cõng bộ qua biên giới; cải trang thành người địa phương, bỏ hàng hóa vào trong các bao phân, bao cỏ, thùng nước, sau đó sử dụng xe mô tô đã được móc rỗng để cất giấu hoặc dùng ô tô vận chuyển sâu vào nội địa.
Khi các lực lượng chức năng bắt giữ sẵn sàng chống trả bằng bạo lực để cướp hàng. Chỉ trong tháng 3/2018, các nhóm vận chuyển thuốc lá lậu đã tấn công gây thương tích nghiêm trọng cho nhiều chiến sĩ công an khi bị bắt quả tang tại Đồng Nai, Bình Dương để tháo chạy.
Mặc dù từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự năm 2018 chính thức có hiệu lực, quy định, các hành vi buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, các "con buôn" cũng thường "lách" quy định này bằng cách xé nhỏ kiện hàng ra dưới mức 1.500 bao để đối phó.
Ông Nguyễn Triết, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải đóng quỹ phòng chống tác hại thuốc lá với mức đóng là 1% từ 1/5/2014; 1,5% từ 1/5/2016; 2% từ ngày 1/5/2019. Hiện tại mỗi năm, Quỹ có khoảng 300 tỷ đồng và được sử dụng cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, các hoạt động truyền thông, xây dựng chính sách, tìm hiểu, khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài. Trong khi đó hoạt động chống buôn lậu thuốc lá gặp rất nhiều khó khăn mà không có nguồn kinh phí và không được sử dụng quỹ.
Dự báo tình hình buôn lậu thuốc lá sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là các vùng biên giới và chưa thể giải quyết triệt để, nhất là khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá điếu lên 75% sẽ tạo điều kiện cho thuốc lá nhập lậu giá thấp sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam.
Ông Triết kiến nghị, để công tác phòng chống buôn lậu đạt hiệu quả cao như kỳ vọng, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế cần nghiên cứu cơ chế tài chính cho phép trích khoảng 50% quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho công tác phòng chống thuốc lá nhập lậu, đồng thời, đầu tư thêm nhân lực, vật lực. Bởi hiện nay, lực lượng tham gia chống buôn lậu tại Việt Nam còn rất mỏng, lại thiếu phương tiện thực hiện nhiệm vụ./.
Chung Thủy/VOV.VN
Thanh niên buôn lậu hàng ngàn cây thuốc lá từ biên giới về TP.HCM Lên tận biên giới mua thuốc lá rồi di chuyển về TP.HCM trung bình mỗi ngày 2-3 chuyến, để tránh công an, Đạt liên tục đổi xe di chuyển trong những chuyến mua hàng. Ngày 3.4, Đội 7, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP.HCM, cho biết đang tạm giữ Nguyễn Tấn...