Long An đón nhận dự án khu đô thị gần 7.000 tỷ đồng
Tập đoàn Nam Long chính thức công bố các nhà đầu tư chiến lược cùng hợp tác phát triển giai đoạn 1 của khu đô thị WaterPoit – Long An.
Theo đó, Tập đoàn Nam Long, nhà đầu tư Nhật Nishi Nippon Railroad, TBS Grourp và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp sẽ cùng góp vốn theo tỷ lệ dự kiến tương ứng 50% – 35% – 10% và 5% để cùng thực hiện giai đoạn 1 khu đô thị WaterPoit với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng. Đây là dự án đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của Nam Long trong 5 – 10 năm tới tại tỉnh Long An.
WaterPoit tọa lạc tại mặt tiền tỉnh lộ 830, kéo dài từ thị trấn Đức Hòa (tỉnh Long An) đến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương và quốc lộ 1, trung tâm thị trấn Bến Lức (Long An). 3 mặt còn lại bao quanh bởi 5 km sông Vàm Cỏ Đông. Ở giai đoạn 1, WaterPoit sở hữu công viên trung tâm rộng trên 20ha, 17 ha trường Địa học và trường quốc tế, 8 ha khu thương mại, 3 ha khu y tế…Được biết, WaterPoit sẽ chính thức giới thiệu trong quý I/2019.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư BĐS, chính hệ thống hạ tầng giao thông đang thay đổi mạnh mẽ được xem như lợi thế lớn để thị trường bất động sản tỉnh Long An phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Hiện tại, Long An đã có rất nhiều dự án lớn, từ 300 ha đến trên 1.000 ha, được chủ đầu tư thực hiện, như dự án Khu đô thị Sinh thái Năm Sao của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao tại Cần Giuộc có diện tích quy hoạch trên 419 ha, dự án Happy Land của Khang Thông với diện tích trên 1.200 ha, 6 dự án của “đại gia” Trương Mỹ Lan – bà chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát có diện tích hơn 2.000ha, dự án khu công viên sinh thái của Vingroup, Him Lam… Các dự án này đang trở thành những điểm nhấn quan trọng của thị trường bất động sản Long An.
Video đang HOT
Một chuyên gia địa ốc độc lập cho rằng căn cứ vào tình hình thị trường cũng như những định hướng phát triển trong tương lai, đặc biệt là trên cơ sở đồ án quy hoạch vùng 2020-2050, có thể nhận định trong giai đoạn 2018-2020, thị trường bất động sản ở Long An sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ. Theo đồ án này, vùng TP.HCM sẽ gồm 8 tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân.
Với quy hoạch đó, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như hàng loạt tuyến vành đai và đường xuyên tâm kết nối từ trung tâm thành phố tới các quốc lộ, cũng như những tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sẽ công khai danh sách dự án chậm tiến độ
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian qua, TP nhận thấy có các dự án mà chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và kéo dài thời gian thực hiện, có những dự án kéo dài đến tận 15, 17 năm.
Chiều 11.7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cùng các đại biểu HĐND TP - Tổ đại biểu số 2 đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XV tại quận Hoàn Kiếm, trả lời ý kiến cử tri về ý kiến đề nghị TP kiểm tra các dự án công trình quá thời hạn triển khai, kiên quyết thu hồi những dự án chủ đầu tư không đủ năng lực, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết trong thời gian qua, TP nhận thấy có các dự án mà chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và kéo dài thời gian thực hiện. Có những dự án kéo dài đến tận 15, 17 năm.
14 năm, dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn bị bỏ hoang. (ảnh TK)
Vì thế, ngay từ quý I.2016, Bí thư Thành ủy làm việc với Sở KH&ĐT, đã xác định có 537 dự án chậm, thậm chí có những dự án từ năm 1997. Từ đó đến nay, TP đã tập trung chỉ đạo để tháo gỡ những vướng mắc của dự án còn tồn đọng. Trong đó, đã gia hạn với các dự án mà chủ đầu tư có đủ điều kiện, cam kết tiếp tục đầu tư; tháo gỡ khó khăn trong thủ tục, giải phóng mặt bằng; kết nối với các ngân hàng trong vấn đề vốn...
Đối với những dự án có sai phạm trong PCCC hoặc sai phạm đã xử phạt hành chính mà chưa khắc phục thì TP yêu cầu khắc phục hoặc kiên quyết không cấp chủ trương đầu tư cho các dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, TP vẫn còn những dự án mà chủ đầu tư để thời gian kéo dài. Hiện, TP đang giao sở KH&ĐT và lãnh đạo các quận, huyện tiếp tục rà soát, trong qúy III.2018, sẽ công bố công khai toàn bộ dự án chậm. Tuy nhiên, quá trình thu hồi các dự án này cần phải được xem xét kỹ lưỡng và thấu tình đạt lý.
Khu &'đất kim cương' 4.000 m2 gần hồ Gươm được Tân Hoàng Minh chuyển nhượng. (ảnh Zing.vn)
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Theo đó, ông Chung yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30.4.2018.
Theo Danviet
TP.HCM: Tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận, chỉ đạo về dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Theo đó, đây là dự án có quỵ mô lớn, phức tạp, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án kéo dài; để tránh gây bức xúc, ảnh hưởng cuộc sống của các hộ...