Long An: ‘Cấp giấy chứng nhận đầu tư mở rộng KCN trong một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín’
Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết theo quy định của Nghị định 35, việc cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng mất 60 ngày nhưng địa phương này chỉ thực hiện trong một ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc này đều mất trên một năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An. Ảnh: Nhà Đầu Tư
Trao đổi tại Diễn đàn khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng nay (11/8), ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết theo quy định của Nghị định 35, việc cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng mất 60 ngày. Ở Long An, việc này mất một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này đều mất trên một năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm rõ hơn, ông Thanh nói hiện nay, để làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, các khu công nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay vì nộp cho địa phương như trước đây. Bộ sẽ lấy ý kiến các cơ quan liên quan (khoảng 8 – 9 bộ, ngành), địa phương giải trình, nhà đầu tư giải trình cùng nhiều vấn đề khiến dự án kéo dài một hoặc trên một năm.
Video đang HOT
Tính đến nay, Long An có 37 KCN với tổng diện tích 12.285 ha (chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng nguồn cung toàn miền Nam – PV). Trong đó, 35 KCN đã được Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam với tổng diện tích là 11.945 ha, còn 2 KCN nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Long An với tổng diện tích 340 ha.
Long An đã bồi thường giải phóng mặt bằng được 7.121 ha, đạt 70% so với tổng diện tích đất các KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo ông Thanh, quỹ đất sạch của Long An phục vụ KCN còn trên 2.500 ha, đủ điều kiện kêu gọi đầu tư 800 ha. Quỹ đất còn lại nằm trong diện xúc tiến kêu gọi đầu tư. Thế mạnh của Long An là công nghiệp phụ trợ, ưu tiên công nghiệp ít sử dụng lao động và thân thiện môi trường. Long An có vị trí thuận lợi nằm sát TP HCM, có nhiều cửa khẩu và cảng biển cửa ngõ ĐBSCL, có điều kiện kết nối giao thông, đồng bộ hạ tầng.
Nhưng, nền đất địa phương còn yếu nên suất đầu tư cao, giá cho thuê lại, đầu tư thứ cấp cao nên việc kêu gọi đầu tư vào Long An gặp khó khăn. Song, ông Thanh cho rằng các doanh nghiệp đã đầu tư vào địa phương lân cận nhiều nên Long An vẫn có cơ hội thu hút đầu tư.
Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư KCN liên quan đến quy hoạch, khảo sát, hiện trạng, liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời, các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng KCN phải đáp ứng yêu cầu vốn, kinh nghiệm.
Trong quá trình lập hồ sơ xin ý kiến các bộ ngành, liên quan vấn đề đất đai, quy hoạch xây dựng, nhà đầu tư cần chuẩn bị tốt năng lực tài chính, hồ sơ dự án đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt nội dung liên quan đất đai. Với các dự án KCN thì quan trọng việc chuyển đổi đất lúa, đất rừng, các tài sản công trình công cộng. Do đó, việc thực hiện dự án hạ tầng KCN mất nhiều thời gian….
Thời gian tới, các bước quy hoạch tỉnh, điều tra, khảo sát xây dựng sẽ được thực hiện trước khi lập hồ sơ dự án KCN, do đó doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, quy định luật đã bỏ quy hoạch KCN, đưa vào quy hoạch tỉnh, góp phần giảm bớt thời gian cho nhà đầu tư.
Thúc đẩy đưa doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số Việt Nam
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến đầu tháng 5/2022, Việt Nam có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 tỉnh, thành ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 tỉnh, thành đã ban hành chương trình, đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm.
Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu.
Tìm hiểu về chương trình chuyển đổi số. Ảnh: TA
Trao đổi tại hội thảo chuyên đề "Lãnh đạo địa phương hợp lực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số" mới đây, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Song song đó, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày Chuyển đổi số quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Để thực hiện chương trình chuyển đổi số, theo lãnh đạo Cục Tin học hóa cho rằng, các bộ ngành, địa phương thực hiện 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022, trong đó có các việc tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số; Xây dựng và ban hành kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số; thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội...
Từ kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 40 tỉnh thành thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng, muốn chuyển đổi số thành công cần hội đủ hai điều kiện: Trước tiên là cam kết của lãnh đạo và tiếp theo là bố trí ngân sách.
Hiện FPT đang cùng các tỉnh, thành triển khai bốn nhiệm vụ trọng yếu thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và thành phố thông minh hướng đến mục tiêu cuối cùng là đem lại một hiệu ứng rõ ràng về tăng trưởng GRDP, tăng trưởng các chỉ số cải cách hành chính, cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Ông Trương Gia Bình cũng cho, chuyển đổi số là cơ hội nhưng cũng mang nhiều thách thức. Báo cáo gần nhất của World Bank về chuyển đổi số tại Việt Nam, hành trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang sở hữu một thuận lợi cơ bản, đồng thời là thách thức lớn. Đó là mô hình phân cấp cụ thể, theo đó 63 tỉnh thành đang phụ trách phần lớn việc quyết định và thực thi chuyển đổi số.
Còn theo ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài với sự tham gia của ba chủ thể gồm chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Ở mỗi giai đoạn vai trò của các chủ thể sẽ khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đầu của chuyển đổi số, khi chuyển đổi nhận thức, đặt nền tảng cho chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo rất quan trọng. Nhưng với giai đoạn triển khai, vai trò của doanh nghiệp là rất lớn.
"Còn khi chúng ta có một hệ thống, tạo được niềm tin thì người sử dụng giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tồn tại của các hệ thống, vào hiệu quả chuyển đổi số", ông Nguyễn Quang Thành nhận định.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức, do đó người đóng vai trò quan trọng nhất là lãnh đạo, lãnh đạo chính là người đặt ra chủ trương, dẫn dắt, người quyết định những giải pháp cụ thể, thậm chí là tìm kiếm nguồn lực để triển khai. Khi chuyển đổi số đã định hình thì vai trò quan trọng hơn cả là cộng đồng thụ hưởng.
Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua Rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ lãi suất 2%/năm... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi...