Lộn xộn, nhếch nhác nghề ’shipper’ tại Hà Nội
Không thể phủ nhận tiện ích của nghề shipper trong chuỗi cung ứng, giao dịch hàng hóa từ người bán đến người mua, nhưng để giao hàng nhanh đến tay người nhận, hình ảnh các shipper chở hành cồng kềnh, vi phạm luật giao thông đường bộ, tụ tập trả hàng lộn xộn trên vỉa hè, dưới lòng đường tại khu vực cổng ra vào các cơ quan Nhà nước… đang tạo ra những hình ảnh nhếch nhác, mất an toàn giao thông, mất trật tự công cộng, cho thấy cần phải siết chặt quản lý, xử lý hoạt động shipper vào nề nếp.
Video lộn, xộn, nhếch nhác nghề ’shipper’:
“Shipper” là cụm từ được mọi người nhắc đến khá nhiều hiện nay, bởi nhu cầu mua sắm online đang có xu hướng tăng nhanh. Nghề shipper khá đơn giản, không đòi hỏi bằng cấp, kỹ năng nhiều, chỉ cần chăm chỉ, thông thạo đường phố là có thể hành nghề.
Trên đường phố Thủ đô, shipper của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ giao nhận hàng hóa như: Grab, Be, Baemin, Gojek, Goviet… đã quá quen thuộc với người đi đường.
Các cửa hàng Giaohangtietkiem.vn là địa điểm shipper nhận đơn hàng để đi giao cho khách.
Nghề shipper hiện nay thu hút khá nhiều lao động tham gia, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
Tuy nhiên, nghịch lý là các shipper khi tham gia giao thông trên đường phố Thủ đô lại thường xuyên vi phạm luật giao thông.
Video đang HOT
Lỗi vi phạm nhiều nhất của các shipper là chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ…
… sau đó luồn lách, phóng nhanh vượt ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giâo thông.
Để giao hàng nhanh, liên tục, được nhiều đơn hàng trong ngày, không khó để bắt gặp những shipper sẵn sàng lái xe chở hàng cồng kềnh, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn tín hiệu, sử dụng điện thoại để gọi, nhắn tin, thậm chí đi ngược chiều… vi phạm Luật giao thông đường bộ và không ít trường hợp dẫn tới va chạm, gây tai nạn cho người tham gia giao thông khác.
Chưa hết, do không bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý, nhắc nhở thường xuyên, tình trạng các shipper tụ tập, bày hàng giao nhận cùng địa điểm tại các khu vực ra vào công sở, chung cư, khu đô thị… tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường rất phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây mất an toàn giao thông, mất an ninh trật tự, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hành chính, mà còn gây lộn xộn, nhếch nhác cảnh quan tại các địa điểm này.
Do không bị kiểm tra, xử lý đến nơi đến chốn, nên các shipper thường tiện dừng đỗ ở bất cứ đâu có thể…
Không ít người dân bức xúc phản ánh tới các cấp chính quyền sở tại về tình trạng lộn xộn giao nhận hàng hóa của các shipper tại những khu vực trên; đội ngũ nhân viên bảo vệ các tòa nhà công sở, chung cư cũng thường xuyên nhắc nhở, nhưng không đủ sức răn đe. Mặc dù biết đây là nghề giúp nhiều lao động có thêm việc làm, nhưng bất cứ nghề gì cũng cần nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật…
Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội thời gian qua đã triển khai nhiều kế hoạch tuần tra, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ùn tắc giao thông; chủ động tuyên truyền về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ với người tham gia giao thông, trong đó có các shipper, nhất là các hành vi chở hàng hóa cồng kềnh, cơi nới, sử dụng phương tiện không đạt yêu cầu trong quá trình vận chuyển, sử dụng điện thoại khi lái xe… Những tháng đầu năm 2022, Phòng đã tiến hành kiểm tra, xử lý hàng trăm trường hợp shipper vi phạm, nhưng sau đó tình trạng này lại tái diễn.
Các shipper của nhiều doanh nghiệp giao hàng khác nhau, tụ tập dừng đỗ trên vỉa hè trước tòa nhà PVcomBank phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm)…
Các shipper dừng đỗ, dỡ hàng hóa bày tran lan trên vỉa hè, dưới lòng đường trước tòa nhà Hàn Việt trên phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng).
Shipper dừng xe, dỡ hàng bày trên vỉa hè và ngồi gọi khách ra nhận hàng trước tòa nhà BIDV trên phố Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy).
Các shipper dỡ hàng bày luôn xuống lòng đường để đợi giao cho khách trước tòa nhà Liễu Giai Tower trên phố Liễu Giai (quận Ba Đình).
Qua tìm hiểu, các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm công nghệ vào hoạt động giao nhận hàng hóa hiện nay đều có thể quản lý shipper trực tuyến qua hình ảnh, thông tin nhân viên giao hàng tự gửi về. Do đó, cần gắn trách nhiệm đối với các doanh nghiệp này trong quản lý shipper vào nề nếp, cam kết chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về giao thông và khuyến cáo khách hàng phản ánh ngay khi nhận thấy các shipper không thực hiện đầy đủ quy định, điều kiện cam kết để làm căn cứ yêu cầu người vi phạm phải dừng hoạt động.
Trước thực tế trên, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế và Công an Thành phố đang nghiên cứu cơ chế liên ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động vận chuyển mô tô, xe hai bánh ứng dụng công nghệ qua phần mềm kết nối, nhằm hạn chế thực tế nêu trên.
Thưởng thức & chia sẻ: Những bài học từ mùa dịch
Người ta cần nhờ cậy có khi chị hàng xóm chia cho mớ rau, quả trứng trong lúc chợ búa ngặt nghèo; anh nhân viên giao hàng không quản nắng mưa hay nhân viên y tế không máu mủ ruột rà nhưng nhiệt tình chăm sóc người bệnh.
Hai sinh viên Nguyễn Nguyễn Tài Đức và Hồ Hà Văn Sơn của Học viện Cán bộ TP.HCM làm "shipper" giao bình ô xy đến tận nhà bệnh nhân. Ảnh L.N
Vì thế, hãy tử tế, chan hòa với bất cứ ai có thể, bởi ta chẳng biết được một ngày nào đó ai sẽ là ân nhân của mình trong mùa dịch.
Có những người vừa nói cười, vui vẻ với niềm vui sum họp bên những người thân yêu, vậy mà phút chốc chẳng may trở thành nạn nhân của cơn dịch quái ác, phải chịu cảnh cô độc hay vĩnh viễn từ bỏ sự sống trong những khu cách ly.
Có người bảo ít khi ôm mẹ để biểu lộ tình cảm, để rồi nhận ra lần ôm mẹ lâu nhất, chặt nhất lại là lúc mẹ sắp mất, trên giường bệnh. Dẫu vậy, bạn vẫn may mắn hơn rất nhiều người không được ở cạnh người thân trong những phút cuối đời.
Giàu hay nghèo đôi khi chỉ hơn nhau ở cách sống, cách chia sẻ với những ai khốn khó hơn mình. Tôi chỉ biết chị bán cá nọ giàu có đến thế nào khi nhìn chị trong bộ dạng "nhà quê" nhưng dám gom hết mớ tiết kiệm ít ỏi của mình làm quà cho những người về quê trong những ngày cao điểm dịch, hay anh thanh niên bỏ tiền túi mua nước uống và xăng tặng những người con xa quê trở về ngang nhà mình. Họ không thể hiện sự giàu có qua hình thức phô trương, khoe mẽ mà qua sự hào sảng, tinh thần lá lành đùm lá rách dành cho đồng bào.
Có những người giàu có trong cơn nguy cấp không mua được máy thở, không chọn được bệnh viện tốt mà phải chấp nhận ở cùng trung tâm y tế với những người nghèo khó hơn mình. Hóa ra dịch bệnh đã san bằng mọi thứ: đẳng cấp, sang hèn, tuổi tác, quyền lực... mọi thứ đều bình đẳng trước hiểm họa, tai ương.
Dịch bệnh đã lấy đi rất nhiều thứ: sinh mạng, tiền của, công sức, thời gian, bao người đã hao tâm tổn trí vì những đau thương, mất mát, những đổi thay không dễ trở lại trong một sớm một chiều. Nhưng dịch bệnh cũng dạy ta nhiều bài học: có gì ý nghĩa hơn trên đời này ngoài sự sống, mọi buồn phiền, tranh đua, hơn thiệt rồi cũng dẫn đến kết cục như nhau thôi.
'Tối hậu thư' xử lý xe quá tải Tình trạng xe cơi nới thùng chở quá tải, phá hoại hạ tầng giao thông đang tái bùng phát tại nhiều địa phương. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Thanh tra Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Các Cục chuyên ngành và các Sở GTVT triển khai ngay kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát...