Lợn khoẻ, thịt ngon, đặc biệt không sợ bão giá nhờ kiểu cho ăn này
Lãnh đạo Hội ND xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cho biết, từ thành công của các mô hình thí điểm, Hội ND xã sẽ tiếp tục khuyến khích hội viên ND nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm BiOWiSH trong chăn nuôi và trồng trọt.
Trao đổi về tình hình địa phương, ông Phạm Ngọc Tân – Chủ tịch Hội ND xã Văn Xá cho hay: Nhiều năm nay, lợn vẫn là vật nuôi chủ lực của ND xã Văn Xá. Duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng chăn nuôi lợn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi giá thịt lợn bấp bênh.
Cơn “bão giá thịt lợn” kéo dài trong nhiều tháng liền cho thấy sự cần thiết phải đổi mới phương thức chăn nuôi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho con vật nuôi chủ lực này. Theo đó, một số hộ chăn nuôi lợn ở xã Văn Xá đã thay đổi phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn bằng việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật làm thức ăn chăn nuôi, cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn chất lượng.
Nông dân học cách sử dụng chế phẩm BiOWiSH (ảnh minh họa). Ảnh: H.N.D
Nhằm hỗ trợ hội viên ND chăn nuôi hiệu quả hơn, từ tháng 9.2018, Hội ND xã đã phối hợp Hội ND huyện và tỉnh thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại xã Văn Xá, theo hướng an toàn sinh học” với 14 hộ tham gia.
Tham gia mô hình, các hộ ND xã Văn Xá dự án được hỗ trợ 140 con lợn giống và được cung cấp 30% thức ăn cám, chế phẩm sinh vi sinh vật BiOWiSH nên rất phấn khởi.
Theo lãnh đạo Hội ND xã Văn Xá, sau hơn 3 tháng triển khai mô hình, các hộ dân xã Văn Xá đã xuất bán đàn lợn, mỗi con đạt 100 – 130kg. Qua thực tế triển khai mô hình dùng chế phẩm BiOWiSH, đàn lợn được tăng cường hệ tiêu hóa, giảm các bệnh đường ruột, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm chi phí thức ăn.
Video đang HOT
Đặc biệt, môi trường nuôi đã sạch hơn, gần như không có mùi, giúp đàn lợn khỏe mạnh, lượng kháng sinh sử dụng cho toàn bộ chu kỳ chăn nuôi đã giảm tối đa. Dư lượng kháng sinh cũng như các loại vi khuẩn có hại trong thịt không còn, từ đó giúp tăng lãi trung bình từ 250.000 – 260.000 đồng/con; chất lượng thịt đủ tiêu chuẩn tiêu thụ ở những thị trường khó tính nhất.
Từ thành công của các mô hình thí điểm, Hội ND tỉnh Hà Nam tiếp tục khuyến khích các địa phương nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm BiOWiSH trong chăn nuôi và trồng trọt.
Theo Danviet
Lợn lớn nhanh, thịt thơm ngon, giảm chi phí nhờ chế phẩm BiOWiSH
Thay vì cách chăn nuôi cũ thường pha trộn thêm kháng sinh vào khẩu phần ăn để trị bệnh cho vật nuôi, hàng chục hộ nông dân (ND) tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, giờ đã chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học an toàn BiOWiSH để tiết kiệm chi phí đầu vào và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Nông dân phấn khởi
Tháng 9.2018, T.Ư Hội ND Việt Nam đã có quyết định phê duyệt dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam theo hướng an toàn sinh học".
Theo đó, 14 hộ ND xã Văn Xá tham gia dự án được hỗ trợ 140 con lợn giống và được cung cấp 30% thức ăn cám và chế phẩm vi sinh vật BiOWiSH.
Mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học an toàn ngày càng được nông dân áp dụng nhiều. Ảnh minh họa
Ngay sau khi tiếp nhận dự án, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Hà Nam đã có văn bản yêu cầu Hội ND huyện Kim Bảng, Hội ND xã Văn Xá nhanh chóng vào cuộc, tổ chức các hoạt động tuyên truyền hoặc lồng ghép nội dung dự án vào sinh hoạt chi, tổ, hội, câu lạc bộ, mô hình... để phổ biến đến cán bộ, hội viên, ND, nhất là 14 hộ tham gia mô hình.
Đồng thời, các cấp Hội thường xuyên bám sát, kiểm tra việc triển khai, thực hiện; tư vấn hỗ trợ các hộ ND xây dựng mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Hà Nam cho biết: Nhờ công tác tuyên truyền phổ biến triển khai tốt, nên ngay từ những bước đầu thực hiện dự án, Hội gặp rất nhiều thuận lợi. Được hỗ trợ con giống, cám, chế phẩm vi sinh, hầu hết ND đều hào hứng phấn khởi tham gia.
Đặc biệt, trước khi đưa con giống về cấp cho ND, đơn vị thực hiện dự án đã có bước khảo sát rất chi tiết, ưu tiên các hộ có sẵn chuồng trại và kinh nghiệm chăn nuôi lợn.
Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật tại các trang trại ở xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, Hà Nam, đang cho kết quả tích cực. Ảnh: Nhật Minh
Lợn lớn nhanh, chuồng trại không mùi hôi
Mô hình chăn nuôi trang trại của hộ anh Chu Văn Quang ở xã Văn Xá được Hội ND tỉnh chọn thí điểm triển khai sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH cho chăn nuôi lợn.
Anh Quang phấn khởi nói: Với quy mô của trang trại khá lớn nên lượng phân thải ra hàng ngày lớn, mùi phân hôi gây ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình và khu vực xung quanh.
Từ khi sử dụng chế phẩm BiOWiSH, lợn lớn nhanh hơn, lượng thức ăn nuôi lợn giảm, chất lượng thịt đảm bảo, dư lượng kháng sinh cũng như các loại vi khuẩn có hại không còn. Đặc biệt, môi trường, chuồng trại đã trở nên sạch hơn.
Cùng chung niềm vui như anh Quang là hàng chục hộ chăn nuôi khác tại xã Văn Xá. Từ tháng 9.2018 tham gia mô hình, gia đình anh Bùi Chung Thủy đã mạnh dạn đưa chế phẩm vi sinh vật BiOWiSH vào nuôi lợn. Vốn là người chăn nuôi lâu năm, nhưng bản thân anh Thủy cũng không thể nghĩ, chế phẩm sinh học này lại có hiệu quả nhanh tới vậy.
Chỉ vào đàn lợn béo tốt đang đợi xuất chuồng, nhiều ND xã Văn Xá không giấu nổi niềm vui sướng. Anh Thủy cho biết, sau 3 tháng sử dụng BiOWiSH, trọng lượng lợn thử nghiệm đã đạt tới hơn 100kg, vượt từ 25-30kg so với lợn đối chứng.
Theo anh Thủy, chế phẩm sinh học BiOWiSH cung cấp enzym giúp đàn lợn tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp nhất tỷ lệ tiêu tốn thức ăn. Bên cạnh đó, BiOWiSH cũng kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nâng cao khả năng hấp thụ thức ăn.
Thử nghiệm tại trang trại của anh Thủy cũng cho thấy, khi sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH, lượng thức ăn hàng ngày của lợn giảm từ 2,2kg xuống còn 1,9kg, giúp hộ nuôi giảm khoảng 1.500 đồng/ngày/con.
Đại diện một hộ chăn nuôi ở xã Văn Xá thậm chí còn tính chi li "thiệt hơn" khi sử dụng chế phẩm sinh học: Trung bình cứ 1 đầu lợn sẽ mất 60.000 đồng tiền mua chế phẩm. Sau khi sử dụng, trọng lượng bình quân tăng 5kg/con (220.000 đồng). Do chế phẩm kích thích các vi sinh vật có lợi nên vật nuôi tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Do đó, gần như không phải sử dụng kháng sinh, chi phí nhờ đó giảm trừ.
Theo Danviet
Độc đáo mô hình trồng táo + nuôi dê, táo ngọt mát nhờ "ăn" phân dê Để cung cấp thức ăn cho đàn dê, hàng ngày ông Võ Văn Nhu đã tận dụng lá của cây táo. Ở chiều ngược lại, ông lấy phân dê bón vườn táo. Nhờ vậy, mỗi năm, ông Nhu tiết kiệm được 50% chi phí phân bón và táo bón phân dê cho trái to, đẹp, ăn ngọt, giòn... Bỏ nuôi tôm chăm dê,...