Lội vô rừng nuôi loài ốc leo cây, chả phải cho ăn, hễ thấy lơn lớn là nông dân Cà Mau bắt bán đắt tiền
Một cây mắm ở rừng phòng hộ ven cửa biển thị trấn Cái ôi Vàm, khu vực xã Tân Hải, Nguyễn Việt Khái…(huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) khi nước lớn ngập bãi, có khi hàng chục, hàng trăm con ốc len đeo kín thân cây, trông rất đã mắt, bắt đã tay và chế biến thành nhiều món ăn ngon đã thèm.
Rừng phòng hộ huyện Phú Tân (Cà Mau) có diện tích 2.637 ha, trải dài trên 37 km thuộc địa phận các xã: Nguyễn Việt Khái, Tân Hải, thị trấn Cái ôi Vàm…
Khu vực này có 65 hộ nuôi ốc len trên diện tích 108 ha, riêng khu vực cửa biển Cái ôi Vàm có 36 hộ nuôi, mỗi năm thu hoạch vài chục tấn ốc len thương phẩm xuất ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Thu hoạch ốc len dưới tán rừng phòng hộ Cái ôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Video đang HOT
Khu nuôi ốc len trong rừng phòng hộ của anh Quách Phi Long, ông Trương Văn Hồng, bà Tạ Kim Hiền ở thị trấn Cái ôi Vàm, anh Nguyễn Văn Thống ở xã Tân Hải…, mỗi hộ đầu tư nuôi từ 2-3 tấn ốc giống trên rừng thuê khoán, lãi trên 80 triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.
Anh Thống cho biết: “Ốc len sống dưới mặt đất, khi nước ròng, chúng ẩn mình dưới các rễ mắm tránh nắng, khi nước lớn thì bò lên thân cây. Gọi là nuôi, nhưng thực tế công chăm sóc rất nhẹ nhàng, chỉ cần bao lưới xung quanh, đừng cho ốc bò đi nơi khác là được.
“Thức ăn của ốc len là các loài tảo do phù sa của biển được thuỷ triều đưa vào dưới tán rừng, nên nuôi ốc len cực kỳ mau lớn, chỉ vài tháng là bán được. Thu hoạch cũng rất đơn giản, khi nước lớn, chúng bò lên bám dày đặc thân cây bắt rất dễ dàng, hốt nhẹ cũng đầy một nắm tay”, anh Thống nói thêm.
Qua hơn 5 năm thực hiện phương án thuê quản lý, bảo vệ rừng kết hợp nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau), người dân cùng với ngành chức năng huyện giữ được rừng phòng hộ, bà con có thu nhập ổn định trên 90 triệu đồng/năm/hộ.
Hiện ốc len thương phẩm thương lái thu mua giá từ 60.000 đồng/kg trở lên; bình quân 1 ha đất rừng nuôi ốc len, người dân thu lãi trên 15 triệu đồng/vụ.
Ốc len sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như ốc len xào dừa, luộc sả…
Điều tra vụ nam sinh lớp 9 nghi bị đuối nước tại điểm du lịch
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang điều tra làm rõ nam sinh học lớp 9 nghi bị đuối nước tại một điểm du lịch ở xã Khánh An, huyện U Minh.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h30 ngày 13/2, một đoàn gồm 10 người có đến điểm du lịch H.R. ở xã Khánh An, huyện U Minh vui chơi. Nhóm này có xuống tắm tại hồ của điểm du lịch.
Đến 12h, một số người trong đoàn sau khi tắm xong đã lên bờ nhưng không thấy em N.G.H. (15 tuổi, ngụ thị trấn U Minh) nên mọi người báo cáo với Ban Quản lý khu du lịch.
Một hồ nước trong một điểm du lịch ở Cà Mau (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải).
Sau đó, Ban quản lý điểm du lịch đã tìm kiếm, sau hơn 30 phút sau phát hiện em H. đã tử vong nghi do bị đuối nước tại hồ. Em H. đang là học sinh lớp 9 của một trường THCS trên địa bàn huyện U Minh.
Sau khi lực lượng chức năng thực hiện các thủ tục cần thiết, thi thể em H. được đưa về gia đình để mai táng.
Một lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết cơ quan công an đang làm rõ nguyên nhân tử vong của em H.
Theo tìm hiểu của phóng viên, điểm du lịch H.R. đưa vào hoạt động tháng 4/2021, chủ yếu là địa điểm tham quan chụp ảnh lưu niệm, ăn uống, hoạt động trải nghiệm. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, điểm này hoạt động được khoảng một tháng phải đóng cửa, đến dịp Tết Nguyên đán năm 2022 mới đưa vào hoạt động trở lại.
ĐBSCL: Dịch cơ bản đã được kiểm soát, người dân từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới Từ việc mỗi ngày ghi nhận hơn 1.000 ca mắc nay một số tỉnh chỉ còn vài chục ca. Nhịp sống người dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang từng bước trở lại bình thường mới. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêm vaccine nên đến nay, dịch bệnh tại...