Lối về thênh thang…
“Thời trẻ, chúng ta sẽ đứng trước không chỉ ngã ba, mà đến tận ngã năm, ngã sáu… đường. Trong đó, không phải con đường nào cũng có ánh sáng, hào quang.
Có những con đường tăm tối, dẫn lối ta đến ngõ cụt xuất phát từ những ý nghĩ, hành động lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát, nhận ra điều sai trái đúng lúc thì cộng đồng, xã hội vẫn luôn cho ta một lối về…”. Anh Lê Văn Phước (1970, trú P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) mở đầu câu chuyện với tôi như vậy khi đồng ý chia sẻ về thời tuổi trẻ nông nổi và con đường hoàn lương của mình.
Anh Phước bên cửa hàng tạp hóa của gia đình mình.
Anh Phước từng có cái tên giang hồ là cu Trắng. Chừng 20 năm về trước, nhắc đến cu Trắng ai cũng lắc đầu ngao ngán. Anh chính là giang hồ thứ thiệt, khét tiếng ở khu Mỹ Thị (P. Khuê Mỹ). Dù đã có vợ con nhưng cu Trắng không tu chí làm ăn mà suốt ngày la cà, nhậu nhẹt gây mất an ninh trật tự. Cái tên này cũng nằm trong “danh sách đen” của cơ quan chức năng phường. Những lần anh bị lực lượng Công an phường mời lên làm việc không đếm xuể. Không chỉ ăn chơi, anh còn quậy phá để “lấy uy”, nhiều đàn em dù muốn dù không cũng phải nể phục anh nếu không muốn bị “ăn đòn”. Với bản tính này, năm 1996 anh đã lún sâu vào vòng pháp luật và phải trả giá bằng những tháng ngày ngồi sau song sắt. “Tôi đi tù vì tội trộm cắp. Thật tình thì lúc đó cạn nghĩ quá. Bây giờ nhớ lại cũng xấu hổ với vợ con, bạn bè, lối xóm. Sau hành vi trộm cắp tôi bị tuyên án một năm tù giam và chấp hành án tại trại giam Hòa Sơn (Đà Nẵng) sau đó chuyển ra Bình Điền (TT – Huế)”, anh Phước cho hay.
Ngày anh đi, có lẽ anh vẫn chưa nhận ra lỗi lầm, bởi làm gì một giang hồ có máu mặt như cu Trắng lại dễ dàng chịu buông. Nhưng anh không biết rằng, chứng kiến người chồng bị còng tay dắt đi, vợ anh – chị Thảo đã khóc cạn nước mắt. Đớn đau hơn, vợ vừa sinh cho anh đứa con đầu lòng còn đỏ hỏn trong nôi. Gạt nước mắt, chị Thảo vẫn cố gắng vượt qua, một mình nuôi con, thường xuyên bắt xe đi thăm chồng nhằm động viên anh cải tạo tốt để hoàn lương. Vậy mà, một năm sau, ngày anh ra tù, chị Thảo thêm một lần khổ đau, tủi nhục. Anh Phước vẫn không tu tâm dưỡng tính, vẫn bước đi trên con đường giang hồ đầy tội lỗi.
Video đang HOT
Đến năm 2009, anh Phước lại thêm một lần vào tù, cũng vì tội trộm cắp. Lần này anh bị giam xa hơn, tận trại giam Nghĩa An (Quảng Trị). Lúc anh đi, hai vợ chồng đã có với nhau hai mặt con. Đứa con trai đầu đã lớn và một con gái nhỏ. Tiễn anh, ánh mắt con trai hiểu chuyện, như dỗi hờn, trách móc bố. Thế là, ánh mắt ấy cứ mãi ám ảnh anh. “Tôi cảm thấy thật sự có lỗi. Vợ con là người cần tôi kề cận quan tâm, chăm sóc, vỗ về nhưng tôi đã quá vô tâm. Tôi sai lầm và quyết định vứt bỏ quá khứ để làm lại từ đầu”, anh Phước bộc bạch.
Với lòng quyết tâm, anh Phước chịu khó cải tạo để sớm có ngày về. Biết được sự hối hận của anh Phước, lãnh đạo trại giam Nghĩa An hết sức tạo điều kiện. Để rồi thay vì 18 tháng thì 15 tháng anh Phước đã được về nhà. “Ngày tôi về anh Mai Phúc Anh – Giám đốc trại giam Nghĩa An thời điểm đó nhét vào túi áo tôi vài chục nghìn và nói: “Lấy tiền mà về xe”. Dù đấy không phải là số tiền quá lớn, nhưng trong hoàn cảnh ấy tôi thật sự xúc động đến rơi nước mắt. Số tiền ấy không chỉ là lộ phí về xe, mà là động lực to lớn để tôi mạnh mẽ đứng lên làm lại từ đầu”, anh Phước bộc bạch.
Năm 2011, trở về địa phương, anh Phước không còn là cu Trắng nữa. Anh bảo Trắng đã chết rồi. Tôi là Phước! “Nhờ chí thú làm ăn, cộng với sự chịu thương chịu khó của hai vợ chồng nên ông trời cũng ủng hộ”, chị Thảo nói. Thời điểm đó, hai vợ chồng anh Phước mở tiệm tạp hóa tại khu Nam Việt Á để buôn bán. Sau đó, khu này được giải tỏa, vợ chồng anh Phước được đền bù, cộng với số vốn tích góp vợ chồng anh mua mảnh đất rộng, ngay ngã tư đường Bùi Tá Hán tiếp tục buôn bán. Như diều gặp gió, vợ chồng anh phất lên với cơ ngơi đáng ngưỡng mộ. Ngoài phụ vợ kiểm kê, giao hàng, anh Phước còn mở quán cà-phê trước hiên nhà để bán thêm. Tất bật từ sáng sớm đến tối, anh Phước không còn thời gian rảnh để nghĩ đến chuyện ăn chơi. Anh Phước kể, nhiều thanh niên hư hỏng cũng hay tụ tập đến quán anh uống cà-phê. Mỗi lần gặp, anh thường xuyên khuyên nhủ, lấy tấm gương bản thân mình ra dẫn chứng để các em noi theo. Nhiều trường hợp cũng đã nhận ra điều nào nên, không nên làm để tránh đi vào vết xe đổ của anh. “Mấy anh cán bộ, Công an phường cũng thường hay mời tôi lên dự những buổi nói chuyện với các thanh niên hư hỏng. Tôi gật đầu liền. Tôi không giỏi ăn nói nhưng bản thân mình đã trải qua những gì thì mình cứ kể thật thà, thẳng thắn. Tôi cứ hay đùa rằng: “Chúng mày thích ăn chơi, phá phách thì cứ việc theo đuổi, rồi chuẩn bị tâm lý ăn cơm tù. Còn nếu thích cơ ngơi tiền tỷ thì cứ học theo anh mà làm ăn”. Ấy thế mà nhiều thanh niên đã dần quay về nẻo thiện đấy”, anh Phước chia sẻ.
Câu chuyện giữa tôi với anh Phước hôm ấy cứ bị đứt quãng vì khách vào ra liên tục. Nhìn khuôn mặt hiền, giọng nói chất phác, từ tốn của anh Phước có thể cảm nhận được bây giờ anh đang thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ vì gia đình anh đã sum vầy, ăn nên làm ra, con cái ngoan hiền, mà hơn cả, anh hạnh phúc vì lối về của mình thật sự thênh thang…
THÀNH DANH
Theo cadn.com.vn
Đừng lãng phí những ngày thanh xuân
Thanh xuân này ngắn lắm, chớp mắt trôi qua đã hết nửa quãng thanh xuân.
Thời gian để đấy sống cho bản thân và gia đình đã, hơi đâu đi làm tròn nghĩa vụ với tất cả mọi người.
Câu chuyện hai người phụ nữ dưới vực sâu: Một người không sợ miệng đời mà chấp nhận bỏ hết áo quần làm thành sợi dây vượt lên miệng hang cũng như vượt qua thị phi. Người thứ 2 thì chỉ biết ngồi khóc vì sợ miệng đời sợ nhục nhã nên suốt đời họ sẽ chết dần chết mòn trong cái hố sâu mang tên miệng đời.
Hai bên bức tường của con đường cuộc đời mỗi chúng ta đi luôn khắc chi chít từng lời phỉ báng, chế nhạo, chỉ trích. Chúng ta không thể vừa đi vừa lần mò, đọc hết từng câu chữ vô tâm vô tình ấy rồi ôm lấy ức chế, khổ đau mãi.
Cuộc đời này ngắn lắm, chớp mắt trôi qua đã hết nửa quãng thanh xuân. Có bao nhiêu chuyện khác phải lo để tồn tại, cớ gì phải vơ hết chuyện thiên hạ về mình.
Ai chửi, ai phán xét, ai chỉ trích cứ kệ, nhói một tí, thương tổn một tí có chết được đâu. Thời gian để đấy sống cho bản thân và gia đình đã, hơi đâu đi làm tròn nghĩa vụ với tất cả mọi người.
Chẳng bao giờ người ta cần có lý do để ghét bỏ ai đó. Yêu hay ghét là cảm giác của mỗi người, mà con người luôn là tạo vật đầy rẫy mâu thuẫn, thế nên, có bới móc tìm ra lý do cũng chẳng để làm gì.
Hãy luôn tâm niệm: Miệng là của người khác, còn tai là của mình. Thay vì nghe những lời chê bai đau lòng, hãy chọn lọc những điều tốt đẹp để mà lắng nghe và hành động.
H.A
Theo phapluatnet.vn
Tâm sự đàn ông yêu một người mẹ đơn thân: Tôi thương cả 2 mẹ con cô ấy Tôi là một người đàn ông bình thường, chẳng giàu có nhưng tôi mong muốn bù đắp lại quá khứ đầy những nỗi buồn và mất mát của cô ấy. Một người mẹ đơn thân như cô ấy xứng đáng được hạnh phúc, xứng đáng được bình yên. Khi lựa chọn đối tượng để yêu và kết hôn, người đàn ông nào cũng...