Lợi và hại khi tiêu thụ nước ép lô hội
Ngoài những lợi ích, nước ép lô hội cũng chứa những tác hại đối với sức khỏe.
Trong thời gian gần đây, uống nước ép lô hội đang là xu hướng giải khát được nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ, do tác dụng được cho là tuyệt vời trong việc làm đẹp da, giải nhiệt, kháng viêm và chữa lành vết thương. Nhiều gia đình mua nước giải khát lô hội để sẵn trong tủ lạnh, và có khi còn dùng uống thay nước hàng ngày.
Trên thực tế, ngoài những lợi ích, nước ép lô hội cũng chứa những tác hại đối với sức khỏe. Tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Janet Brill (Philadelphia) cho biết: “Lô hội được biết đến như một chất có khả năng giúp làm dịu làn da, chống lại các kích ứng và viêm. Một số nghiên cứu còn cho thấy nó có hiệu ứng khá tốt ngay cả đối với các cơ quan bên trong cơ thể, giúp chống lại các chứng viêm và sưng ở các mô có thể dẫn đến bệnh tật và nhiễm trùng”.
Ngoài những lợi ích, nước ép lô hội cũng chứa những tác hại đối với sức khỏe. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trái lại, ở một số người, do cơ địa, nước lô hội lại làm trầm trọng hơn chứng suy tiêu hóa, gây ra chuột rút và tiêu chảy. Nhiều khi những tác dụng phụ này lại không biểu hiện ngay mà tiềm ẩn lâu dài, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là ở trẻ dưới 15 tuổi. Nếu trẻ nhỏ dùng nó để uống thay nước lọc thì rất tai hại, nhất là với những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
Vì vậy, mặc dù rất giàu vitamin và khoáng dưỡng chất, quan điểm của Tiến sĩ Bill không nghiêng về loại đồ uống này: “Bạn có thể nhận được hàm lượng các chất dinh dưỡng tương tự trong một suất salad xanh”, Tiến sĩ Bill cho biết.
Video đang HOT
Đó là chưa kể đến một thực tế là, để tăng lợi nhuận thương mại, một số loại nước ép lô hội còn thêm đường vào để giúp cho người uống cảm thấy ngon miệng hơn. Tiêu thụ nhiều sẽ làm cơ thể nạp vào một lượng đường lớn, dễ gây ra các bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Điểm mấu chốt là nước lô hội khá đắt tiền và có lẽ sẽ là đồ uống tốt nếu bạn thực sự thích nó và không dị ứng với nó; nhưng để chắc chắn hãy tìm hiểu kỹ trước khi dùng, và đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu không tốt từ bên trong cơ thể.
Theo Trí Thức Trẻ
Da trẻ không hồng hào là dấu hiệu của bệnh gì?
Mắc bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu, chức năng phổi trục trặc là 3 yếu tố bệnh lý có thể khiến da trẻ luôn trong tình trạng xanh tím.
Trẻ không nhận được đủ oxy
Một làn da mịn màng, sáng khỏe là làn da được nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ oxy và nước. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng oxy và nước là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với "sự sống" của làn da.
Lượng oxy dự trữ đủ trong phổi có chức năng tái tạo hồng cầu và tế bào máu khiến làn da trẻ luôn hồng hào, khỏe mạnh. Thiếu oxy, da trẻ dễ trở nên xanh tím.
Bạn có thể kiểm tra việc thiếu oxy trong máu bằng cách xem xét màu sắc da trên toàn cơ thể của bé. Nếu có màu hơi xanh ở khắp nơi (nhất là vùng có nhiều mạch máu chảy tới như môi, lưỡi, vùng kín) thì có thể bé mắc vấn đề về tim hoặc phổi. Nếu vùng da xanh phổ biến hơn, xuất hiện ở chân, tay, vùng quanh miệng bé thì có thể do quá trình tuần hoàn của bé còn non nớt. Trường hợp này bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm cách điều trị.
Trẻ thiếu máu
Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh thường không có triệu chứng nào rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh vẫn ó các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.
Tốc độ lưu thông máu trong cơ thế trẻ quá chậm; kết quả là máu và oxy không được tuần hoàn tốt và khiến da trẻ xanh xao. Trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung viên săt cho trẻ trong một khoảng thời gian.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được bổ sung viên sắt thường lười ăn và ăn kém ngon miệng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng viên sắt cho trẻ.
Trẻ bị tim bẩm sinh, da sẽ bị tím tái. Ảnh minh họa.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật ở tim của trẻ (có thể tại vách tim hay van tim và các mạch máu lớn) đã xảy ra trong thời kỳ bào thai, trước khi trẻ được sinh ra (thường xảy ra trong tám tuần lễ đầu tiên của quá trình phát triển bào thai).
Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim.
Có đến 50% trường hợp bệnh tim bẩm sinh không xác định được nguyên nhân; số còn lại do 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do di truyền, do đột biến gene hay đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình mang thai, hoặc di truyền từ thế hệ trước. Thứ hai làdo tác động của môi trường: Do lúc mang thai, người mẹ mắc bệnh, bị nhiễm trùng, nhiễm virus (đặc biệt là cúm và Rubeole), uống rượu quá nhiều, ngộ độc hóa chất và các thuốc chữa bệnh hoặc bị ảnh hưởng của tia phóng xạ.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, làn da của trẻ lý tưởng nhất là luôn hồng hào. Mặc dù trẻ khó thở, làn da toàn thân có biến đổi chút ít nhưng da trẻ sẽ trở lại bình thường ngay sau đó.
Trường hợp môi, da đầu ngón tay, ngón chân trẻ luôn trong tình trạng xanh tím, có khả năng trẻ mắc bệnh tim. Khi trẻ mắc bệnh, tuần hoàn máu trong tim trẻ thường bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ thiếu oxy, khiến trẻ bị tím môi và tím đầu ngón chân, tay.
Ngoài ra, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường khá yếu, kém hoạt động. Khi trẻ bú hoặc quấy khóc, làn da của trẻ tở nên tím tái. Trẻ tăng cân chậm, đổ mồ hôi, sức đề kháng kém nên dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Trẻ cũng có hiện tượng thở co rút lồng ngực mỗi lần hoạt động nhiều.
Tốt nhát, bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và có biện pháp điều trị thích hợp.
Theo Vnmedia
Người mẹ cầu xin "ông trời" đừng cướp nốt đứa con cuối cùng Nằm trong vòng tay mẹ, đứa bé khò khè thở từng hơi yếu ớt. Thi thoảng lại nhăn mặt lại vì đau đớn. Người mẹ trẻ rớt nước mắt, bởi chị bất lực nhìn con bị hành hạ. Vì hoàn cảnh quá nghèo không đủ tiền phẫu thuật căn bệnh tim bẩm sinh cho con. Trong chuyến đi công tác, tôi nhận được...