Lợi và hại khi ăn tỏi
Không ai có thể phủ nhận lợi ích phi thường của tỏi tới sức khỏe, nhưng việc sử dụng bất cứ thứ gì cũng nên có chừng mực, nếu không sẽ dẫn tới rủi ro không đáng có.
1. Lợi ích tuyệt vời của tỏi
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tỏi là một trong những thực phẩm tuyệt vời giúp bạn chống lại vi khuẩn, virut gây bệnh. Có thể một số người không ưa mùi vị của tỏi, nhưng bạn có thể chế biến chúng để ăn với salad, bỏ vào nước sốt, hoặc nấu cùng các món yêu thích.
- Phòng chống ung thư: Tỏi rất tốt cho hệ miễn dịch cũng như mang tính chất chống ung thư tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tỏi có khả năng ngăn chặn nhiều loại ung thư khác như như ung thư dạ dày, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, ung thư vú…Tỏi cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể.
- Trị mụn: Tỏi chứa chất kháng khuẩn và vitamin có tác dụng chống viêm nhiễm, hiệu quả trong việc điều khị các vết sưng phồng do mụn. Nghiền tỏi với một chút nước rồi đắp lên vùng da mụn trong khoảng 15 phút, thực hiện 1 tuần 2-3 lần là bạn đã có thể thấy sự “giảm nhiệt” đáng kể của làn da.
- Điều chỉnh đường huyết: Những người mắc bệnh tiểu đường rất nên dùng tỏi bở tỏi có tác dụng tăng lượng insulin trong máu. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tỏi là thực phẩm hỗ trợ chỉ không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa bệnh.
- Cải thiện bệnh tim mạch: Tỏi giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp, ngừa đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Tỏi cũng giúp làm sạch động mạch, tĩnh mạch và thúc đẩy lưu thông máu.
2. Lưu ý đặc biệt khi dùng tỏi
- Ngộ độc: Tỏi có thể lên mầm dù đã bảo quản trong điều kiện thoáng mát, khi tỏi đã lên mầm, chúng không còn tác dụng cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc. Ngộ độc tỏi có thể nhận dạng bằng những dấu hiệu khó chịu trong dạ dày, biến chứng nặng có thể gây tử vong.
- Ảnh hưởng tới tiêu hóa: Ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt là tỏi sống có thể gây kích ứng và tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
- Loét dạ dày: Ản tỏi khi đói hoặc ít dùng kèm các thực phẩm khác có thể gây loét dạ dày bởi chất allicin có trong tỏi có thể khiến tính kháng sinh trong tỏi phát giác, sinh nhiệt làm nóng dạ dày.
- Kích ứng da: Allicin cũng có thể gây kích ứng da mạnh, khiến da đỏ ửng, đau nhức…
Video đang HOT
- Gây dị ứng: Một số người có thể có kích ứng nhẹ khi dùng tỏi như ợ nóng, đầy hơi. Tuy nhiên cơ địa một số người không phù hợp, những triệu chứng này có thể rất nặng, ảnh hưởng tới tính mạng.
Theo DepPlus.vn/MASK
Dinh dưỡng dồi dào từ 'quyền lực đen'
Nếu cam, quýt... là những loại trái cây với sắc cam giàu vitamin thì có một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác lại sở hữu một màu đen huyền bí.
Nho đen
Từ lâu, hạt nho được biết đến với nhiều công dụng vì chứa a-xít béo và vitamin E giúp bảo vệ da, mạch máu và tế bào thần kinh. Rất nhiều loại mỹ phẩm hiện nay có chứa chiết xuất hạt nho đen. Nho có các màu khác nhau đại diện cho nhiều loại dưỡng chất chống ô-xy hóa. Vỏ nho đen lại gây ấn tượng vô cùng vì chúng chứa nhiều resveratrol. Nho có màu càng sậm, hàm lượng resveratrol càng cao.
Lợi ích của chất resveratrol:
Chống lão hóa: Resveratrol là chất chống ô-xy hóa tự nhiên. Trong các công thức của mỹ phẩm dòng chống lão hóa hầu như đều có chất này.
Chống viêm: Resveratrol giàu đặc tính kháng khuẩn và nấm.
Chống ung thư: Resveratrol hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về da và ung thư đường ruột. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn chặn khối u xuất hiện ở phổi, ngực, tuyến tiền liệt, tuyến tụy.
Kiểm soát đường máu: Resveratrol giúp kích hoạt gen SIRT 1, loại gen giúp tăng cường sự tiết insulin.
Giảm huyết áp: Resveratrol ngăn chặn hormone angiotensin làm co thắt majchmasu và giúp tăng cường sản xuất ô-xít nitric giúp dãn nở mạch máu. Với hai chức năng này, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ được điều hòa, giảm huyết áp.
Giảm cholesterol: Resveratrol giúp điều hòa quá trình trao đổi chất béo, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và sự tập hợp của tiểu cầu (gây vón máu cục).
Tận dụng nguồn dinh dưỡng từ nho đen:
Uống 1-2 ly rượu vang làm từ nho đen mỗi ngày giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư vú, béo phì.
Tiêu đen
Trong các loại tiêu thì tiêu đen được gọi là "chúa tể của gia vị" bởi hương vị nồng nàn và công dụng của nó.
Tiêu đen có nhiều hoạt chất giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. Từ thời xưa, con người đã biết dùng tiêu để chống viêm, chống đầy hơi.
Tiêu đen có thể giúp cơ thể tăng cường và kích thích tiêu hóa bằng cách bài tiết enzyme tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể hấp thụ lưu huỳnh, vitamin B, beta-carotene (tiền sinh tố của vitamin A) và các dưỡng chất khác trong thức ăn.
Tiêu đen giàu các khoáng chất như: ka-li, can-xi, kẽm, man-gan, ma-giê và sắt. Ka-li giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Ma-giê là thành tố trong enzyme chống lão hóa. Sắt lại rất cần thiết cho việc sản sinh tế bào máu và hô hấp.
Ngoài ra, loại gia vị này còn chứa nhiều vitamin chống lão hóa như vitamin C, A hoặc các loại chất như carotenes, cryptoxanthin, zea-xanthin và lycopene giúp cơ thể tăng cường bảo vệ trước tia phóng xạ, phòng tránh bệnh ung thư.
Tận dụng nguồn dinh dưỡng từ tiêu đen : Khi mua tiêu, nên chọn loại nguyên hạt, bởi loại xay sẵn thường bị trộn tạp chất. Để tránh tiêu bị bốc hơi, mất dưỡng chất, nên trữ chúng trong tủ lạnh hoặc những nơi mát mẻ, thoáng khí.
Mè đen
Ngoài việc ứng dụng trong nấu nướng, mè còn được áp dụng trong y học. Dầu mè chứa nhiều a-xít béo omega-6, chất chống ô-xy hóa, vitamin, chất xơ giúp chống lại bệnh ung thư. Trong đó, mè đen cho hàm lượng dinh dưỡng và có giá trị xuất khẩu cao nhất.
Lợi ích của mè đen:
Mè đen giàu chất béo không bão hòa đơn, a-xít oleic (giúp làm giảm lượng LDL (cholesterol xấu) và tăng lượng HDL (cholesterol tốt) trong máu).
Là nguồn giàu chất đạm. 100g mè đen cung cấp khoảng 18g đạm (32% hàm lượng cần thiết mỗi ngày).
Chứa nhiều sesamol và sesamol, những hoạt chất chống ô-xy hóa, giúp đẩy lùi các gốc tự do có hại.
Dồi dào vitamin B phức như niacin, a-xít folic, thiamin (vitamin B1), pyridoxine (vitamin B6), riboflavin. 100g mè đen, cung cấp khoảng 4,5g niacin. Niacin giúp giảm cholesterol xấu LDL trong máu, giúp giảm mệt mỏi và rối loạn thần kinh.
Tận dụng nguồn dinh dưỡng từ mè đen:
Mè đen chứa nhiều chất béo không bão hòa, do đó, nên trữ chúng ở trong những hũ thủy tinh kín hơi. Để bảo quản tốt mè đen, bạn nên đặt chúng ở những nơi mát, không ánh sáng để có thể giúp đảm bảo chất lượng cho mè đen trong thời gian dài.
Dù giàu dinh dưỡng, nhưng có một số người bị dị ứng với mè gây ngứa, viêm da, phát ban. Một số trường hợp nặng có thể bị đau bụng, sưng miệng, nôn mửa ... Do đó, chỉ nên dùng khi bạn không bị dị ứng.
Đậu đen
Cũng như những loại đậu khác như đậu trắng, đậu xanh ... đậu đen rất giàu dinh dưỡng, chất đạm, xơ, folate, vitamin B và các chất chống ô-xy hóa.
Lợi ích của đậu đen:
Các nghiên cứu gần đây tại Mỹ chỉ ra rằng, đậu đen là nguồn hỗ trợ đặc biệt cho đường tiêu hóa. Nghiên cứu cũng cho rằng đậu đen giúp vi khuẩn trong đường ruột sản sinh a-xít butyric, tế bào nằm trong đường ruột có thể sử dụng a-xít này để kích hoạt và giúp ruột già hoạt động bình thường.
Đậu đen giàu chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc giúp tránh rủi ro bệnh lý tim mạch. 1 ly nước đậu đen chứa 2/3 hàm lượng folate cần thiết cho mỗi ngày, cũng tham gia giảm bệnh tim mạch.
Đậu đen cũng có tính năng kháng viêm và chống lão hóa. Chúng chứa nhiều folate, ka-li và các khoáng chất khác giúp cơ thể đẩy lùi tình trạng ô-xy hóa. Ngoài ra, 1 ly nước đậu đen cung cấp 180mg a-xít béo omega-3, tốt cho tim mạch và thần kinh.
Tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đậu đen:
Dùng đậu đen để nấu chè, cháo hoặc nấu nước uống đều tốt cho cơ thể.
Có thể trữ đậu đen đến 12 tháng nếu bảo quản kín, tránh ánh sang trực tiếp. Đậu đen khi đã qua chế biến, có thể đậy kín, trữ trong tủ lạnh 3 ngày.
Theo Gia đình và xã hội
Củ cải đường: 'Thần dược' trị ung thư ít ai biết Củ cải đường được liệt kê là một trong những siêu thực phẩm vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giúp làn da khỏe đẹp, giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật... Củ cải đường cắt thành miếng nhỏ làm nước ép sẽ tốt hơn so với nấu chín vì các chất dinh dưỡng có thể mất đi trong quá trình...