Lợi và hại khi ăn rau muống
Rau muống là giống rau lá xanh phổ biến bậc nhất trong các bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt. Đây là giống rau có nhiều lợi ích nhưng cũng cần lưu ý một số điều trước khi chế biến.
1. Lợi ích từ rau muống
Rau muống rất bổ dưỡng bởi thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Video đang HOT
Người bị say nắng có thể dùng nước ép rau muống với một chút muối hoặc chanh để cơ thể nhanh chóng được tiêu khát, dễ chịu.
Trong rau muống có chứa một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan, threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
2. Mối nguy từ rau muống
Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
3. Sử dụng rau an toàn
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Theo Depplus
Người mang 4 bệnh sau phải nhớ không ăn rau muống
Mùa hè, nhà tôi thường mua rau muống về luộc, xào nhưng mẹ chồng tôi bảo mỗi tuần chỉ nên ăn một lần thôi vì rau muống không tốt cho xương khớp. Có phải như thế không?
(Nguyệt Ánh, Hà Nội)
Chào bạn,
Vào những ngày hè nóng, có được đĩa rau muống cùng bát canh chua trên mâm cơm sẽ thật tuyệt. Nó có chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2... Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 - 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Theo Trí thức trẻ
Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa với rau muống Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả...