Lõi trong Trái đất có thể đã ngừng quay và đảo ngược chuyển động, hậu quả thế nào?
Các nhà địa chấn học vừa tiết lộ về những gì họ tin là sự đảo ngược của lõi trong Trái đất, có thể ảnh hưởng đến chuyển động tự quay của hành tinh chứa 8 tỷ người này.
Lõi trong của Trái đất. Ảnh: CCO
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, hai chuyên gia Xi Yang và Xiaodong Song tại Đại học Bắc Kinh tin rằng lõi trong của Trái đất thực sự đã dừng quay, dựa trên dữ liệu đo lường những thay đổi về dạng sóng và thời gian di chuyển của sóng địa chấn kể từ những năm 1960.
Trong quá trình xem xét dữ liệu, họ nhận thấy sóng địa chấn đã ít hoạt động trong khoảng một thập kỷ tính đến năm 2009. Việc những thay đổi về hình dạng dạng sóng biến mất đồng thời và liên tục cho thấy lõi trong của Trái đất đã ngừng quay hoàn toàn.
Video đang HOT
Sau năm 2009, những thay đổi địa chấn tiếp tục cho thấy rằng những mô hình trước khi xảy ra đợt “tạm dừng” đã quay trở lại. Tuy nhiên, các sóng đang đi qua lõi trong,cho thấy nó hiện quay theo hướng ngược lại. Hai chuyên gia Song và Yang tin rằng lõi trong có thể dao động với chu kỳ khoảng 70 năm và đổi chiều quay sau mỗi 35 năm hoặc lâu hơn.
Họ cho rằng những dao động đó có thể giúp giải thích những biến thiên từ 60 đến 70 năm trong độ dài của ngày trên Trái đất.
“Chúng tôi có những trận động đất lặp đi lặp lại xảy ra ở cùng một địa điểm. Giống như chúng ta đang chụp CT cho Trái đất vậy”, ông Yang nói.
Nếu giả thuyết của họ là chính xác, đó không hoàn toàn là điềm xấu đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta. Chẳng hạn, sự đảo ngược không gây nhiều ảnh hưởng đến từ trường của Trái đất đến nỗi lật ngược cực Bắc và cực Nam, song nó có thể rút ngắn độ dài của ngày xuống một phần nghìn giây trong suốt một năm.
“Nó ảnh hưởng đến từ trường và vòng quay của Trái đất, và có lẽ là các quá trình trên bề mặt và khí hậu. Khó nói tốt hay xấu, nhưng chúng ta cần chú ý đến nó như một phần của sự thay đổi toàn cầu”, ông Song nói.
Những nơi đón năm mới 2023 sớm nhất trên thế giới
Vào khoảng 17h ngày 31/12/2022 (theo giờ Hà Nội), một số nơi đã đón năm mới 2023 trước so với phần lớn những quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trên thế giới.
Pháo hoa chào mừng năm mới 2023 ở Tháp Sky, tại Auckland New Zealand. Ảnh: AP
Do sự chênh lệch múi giờ trên Trái Đất, lễ đón năm mới 2023 sẽ không diễn ra cùng lúc ở mọi nơi trên toàn thế giới. Cực Đông của Châu Đại Dương là khu vực đón năm mới đầu tiên trên thế giới. Thời điểm chuyển giao giữa năm 2022 và 2023 đầu tiên diễn ra tại 3 quốc đảo nhỏ bé gồm Tonga, Kiribati và Samoa.
Tonga là nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới vào lúc 10h00 GMT ngày 31/12 (17h cùng ngày theo giờ Hà Nội). Kiribati và Samoa cũng đón năm mới 2023 cùng thời điểm với Tonga.
Cầu cảng ở thành phố Sydney, Australia là một trong những nơi đón Năm mới 2023 sớm nhất thế giới với màn pháo hoa rực rỡ sắc màu, ngày 31/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ chậm hơn 3 quốc đảo trên 15 phút, quần đảo Chatham của New Zealand cũng là một trong những nơi chào đón năm mới sớm nhất. Theo múi giờ Hà Nội, những quốc gia và khu vực đón năm mới sớm còn có New Zealand (18h00); Australia và Papua New Guinea (20h00); Nhật Bản, Hàn Quốc (22h00).
Giới khoa học tìm cách lý giải mối liên quan giữa bão tuyết và biến đổi khí hậu Nhiệt độ của Trái Đất ngày càng nóng hơn, kể cả vào mùa đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ đã trải qua nhiều trận bão tuyết nghiêm trọng. Tuyết phủ trắng tại bang New York, Mỹ ngày 25/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN Hiện tượng Trái Đất nóng lên và các đợt nắng nóng kéo dài có mối liên quan trực tiếp với...