Lỗi thường gặp khi lái xe ô tô dưới trời mưa
Lái xe ô tô vào những ngày trời mưa đã vô cùng nguy hiểm do đó nếu tài xế mắc sai lầm trong quá trình lái xe sẽ dễ gây tai nạn.
Chạy xe vào vũng nước lớn
Có thể do cố ý hoặc vô tình mà lái xe buộc phải chạy xe vào phần nước trũng. Nếu đó là đoạn đường quen và lái xe biết rõ địa hình trên đoạn đường thấp trũng đó thì có thể sẽ không sao – nhưng nếu như đó là đoạn đường lạ, xe bạn có thể sẽ có nguy cơ gặp phải những tai nạn khó lường, chẳng hạn: sục bánh, xì/ nổ lốp… Bởi, tại những vùng trũng này, khi trời mưa sẽ nhanh chóng bị tụ nước, mưa lớn khiến nước không thoát hay thấm đất hết được, lâu ngày gây nên các hố sâu, lỗ lún, thậm chí có thể bên dưới là phần cống thoát nước còn hay đã mất nắp, ổ gà, ổ voi vô cùng nguy hiểm. Do đó, nếu như có thể, hãy tránh đi cho an toàn.
Có thể do cố ý hoặc vô tình mà lái xe buộc phải chạy xe vào phần nước trũng
Quên bật đèn hoặc bật đèn không đúng
Mùa đông, bầu trời thường trông tối hơn dù đó là ban ngày; mưa lớn càng khiến tầm nhìn của lái xe bị cản trở rất nhiều mặc dù cần gạt nước đã hoạt động hết công suất. Do đó, cách tốt nhất để tăng tầm nhìn và thông báo sự hiện diện của xe bạn là bật đèn (đèn cốt, đèn chạy ban ngày, đèn sương mù nếu có; không bật bar LED siêu sáng vì sẽ gây phản tác dụng.)
Phanh/thắng gấp
Đây là một trong những nguyên nhân gây tai nạn nhiều nhất cho lái xe khi trời mưa vì phanh gấp gây trượt bánh, mất lái. Ngoài ra, việc phanh gấp cũng khiến xe phía sau không kịp phản ứng dẫn đến những va chạm không mong muốn. Do đó, lái xe cần duy trì tốc độ ổn định trên đường, đi số thấp và đều ga lúc trời mưa. Trường hợp dừng xe trên mặt đường ướt, hãy thực hiện việc đạp phanh khi bánh xe đang ở trạng thái cân bằng.
Video đang HOT
Lái xe cần duy trì tốc độ ổn định trên đường, đi số thấp và đều ga lúc trời mưa
Vượt xe lớn
Trời mưa kéo theo tầm nhìn của lái xe bị hạn chế rất nhiều; do đó, để đảm bảo an toàn, lái xe cần duy trì tốc độ chậm, chạy số thấp và đều ga – hạn chế tối đa việc vượt xe lớn vì rất có thể, trong lúc vượt, một sự cố hy hữu như xe bị tạt nước, xe bị vượt bị lật… gây nên những tai nạn nghiêm trọng không lường trước. Trường hợp vẫn phải vượt để có thể di chuyển nhanh hơn, lái xe cần đảm bảo có tầm nhìn quan sát tốt, lái xe cẩn thận và chắc; đồng thời không quên ra tín hiệu xin việc.
Cố khởi động lại xe khi vừa bị chết máy
Đây là điều cấm kỵ mà lái xe không được thực hiện, vì rất có thể, việc bạn cố khởi động lại khi xe chết máy sẽ khiến nó “nằm” luôn, nhất là do nước vào bên trong động cơ. Khi gặp trường hợp này, hãy bình tĩnh xem xét tình hình, xác định nguyên nhân gây chết máy để có hướng xử lý phù hợp. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là nên xuống xe và gọi cứu hộ.
Những biện pháp để cải thiện tầm nhìn tài xế vào ban đêm
Tầm nhìn vào ban đêm rất quan trọng, ánh sáng yếu có thể làm tài xế cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Khi lái xe ra ngoài thành phố hoặc đi trên những con đường vắng có thể gây mất an toàn.
Những biện pháp để cải thiện tầm nhìn tài xế vào ban đêm
Giảm ánh sáng cụm đồng hồ và hệ thống thông tin giải trí
Trong điều kiện ánh sáng yếu, mắt của bạn thường nhạy cảm hơn với nguồn ánh sáng mạnh hơn. Các nguồn sáng từ bảng đồng hồ và hệ thống thông tin giải trí có thể làm bạn xao nhãng hoặc bị lóa mắt. Điều này khiến tài xế có thể bị mất tập trung.
Bên cạnh đó, những người đeo kính cũng thường bị chói mắt khi quan sát ở góc lệch, việc này sẽ dẫn đến một số điểm bị chói trong tầm nhìn. Bởi vậy, tài xế nên giảm độ sáng của các hệ thống trên để có thể tập trung quan sát đường đi.
Không nhìn "chằm chằm" vào các đèn pha đi ngược chiều
Cũng như việc nhìn thẳng vào mặt trời, việc nhìn thẳng vào đèn pha đang chiếu tới không chỉ gây hại cho mắt mà còn khiến mắt không thể nhìn rõ đoạn đường phía trước. Đặc biệt là trên con đường không có đèn chiếu sáng xung quanh, việc nhìn thẳng vào đèn pha của xe khác sẽ làm căng mắt và mất tập trung.
Điều chỉnh gương chiếu hậu cho phù hợp
Ánh sáng từ đèn pha của xe phía sau phản xạ qua gương, chiếu thẳng vào mắt tài xế. Chói mắt là một trong những nguyên nhân lớn gây mất tập trung vào ban đêm. Ánh sáng cường độ mạnh làm mắt mất khả năng quan sát, thậm chí hiện tượng này còn kéo dài tiếp tục trong vài giây sau khi nguồn sáng biến mất. Khoảng thời gian tích tắc đó đủ để những điều tồi tệ nhất xảy ra.
Người lái cũng cần điều chỉnh gương chiếu hậu để bao quát tầm nhìn đồng thời không bị chói do ánh đèn phản chiếu từ các xe khác. Với gương chiếu hậu hai bên, tùy vào tầm vóc, góc quan sát, người lái nên điều chỉnh sao cho có thể nhìn thấy góc bên trái, phải phía sau xe.
Với gương chiếu hậu bên trong của xe, nếu các xe đi phía sau đi gần và bật đèn pha làm phản chiếu qua gương gây chói mắt, tài xế nên gạt nhỏ lẫy nhỏ phía sau gương để gương chuyển sang chế độ chống chói.
Làm sạch các bề mặt kính
Người lái cũng nên chú ý đến việc làm sạch của hệ thống kính chắn gió trước, sau cũng như kính cửa sổ hai bên để đảm bảo tầm quan sát khi lái xe ban đêm. Khi rửa kính, tài xế cũng nên sử dụng các loại nước chuyên dụng và không để lại những vệt lau kính trên bề mặt.
Bật công tắc cần gạt nước, khi hệ thống này hoạt động nếu phát hiện tình trạng gạt nước gạt không sạch trên không gian nhìn của người lái, nên vệ sinh lưỡi gạt. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa như bột giặt để vệ sinh cần gạt bởi có thể gây biến chất lưỡi gạt cao su. Sau khi cọ rửa xong nếu vẫn thấy các vệt trên kính thì tài xế nên thay cần gạt.
Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng
Trước khi di chuyển mỗi chuyến đi dài, tài xế nên kiểm xe kỹ trước khi di chuyển. Đèn chiếu sáng được coi là thiết bị quan sát thiết yếu trong đêm cũng như khi di chuyển trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Những sự cố như cháy bóng đèn, đèn mờ hay lệch góc sáng... luôn khiến người lái gặp khó khăn khi điều khiển ô tô vào ban đêm. Vì vậy, trước mỗi chuyến đi, lái xe nên dành thời gian kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn chiếu sáng.
Do vậy, tài xế nên chuẩn bị sẵn trong xe bóng đèn dự phòng cũng như dụng cụ tháo mở để thay thế, phòng trường hợp đèn bất ngờ bị cháy khi đang lưu thông. Với những xe không hỗ trợ chức năng tự động điều chỉnh góc chiếu của đèn pha, người lái nên chú ý cân chỉnh lại góc chiếu của đèn để đảm bảo tầm quan sát.
Ngoài ra, nên đạp phanh và nhờ người hỗ trợ quan sát để kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn phanh. Nếu phát hiện hư hỏng hay một trong các đèn phanh không phát sáng, nên mang xe đến gara để thay thế. Bởi nếu đèn phanh không hoạt động, rất dễ dẫn đến va chạm từ phía sau khi lái xe ban đêm.
Những điểm mù nguy hiểm lái xe nên "nằm lòng" Điểm mù là một yếu tố rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra những va chạm hay thậm chí là tai nạn chết người. Điểm mù trên ôtô là khoảng không gian người lái xe không thể quan sát hay nhìn qua gương chiếu hậu bên ngoài khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường hoặc lùi xe, đặc biệt...