Lối thoát ly hôn
Ly hôn thật sự là lối thoát để vợ/chồng giải thoát cho nhau, để mỗi người có thể làm lại cuộc đời.
Tôi đang trong thời gian chờ chồng nộp đơn ra toà án để ly hôn sau hai năm kết hôn và mười năm quen nhau. Để chấp nhận lời đề nghị ly hôn của chồng một cách thanh thản như hiện nay, tôi đã phải trải qua một thời gian dài ngụp lặn trong đau khổ, cũng như đã nỗ lực rất nhiều để cứu vãn cuộc hôn nhân.
Nhưng, do mọi nỗ lực, chỉ xuất phát từ một phía nên cuối cùng tôi đành buông tay chấp nhận giải thoát. Nói như vậy để các bạn trẻ thấy rằng, ly hôn không bao giờ là “mốt”, cũng không phải cứ mâu thuẫn là lấy chuyện ly hôn ra để hù doạ nhau – nhất là khi bạn và vợ/chồng mình đến với nhau bằng tình yêu thật sự. Như chị Hạnh Dung vẫn nói, phải xem ly hôn là giải pháp sau cùng.
Với tôi, hai năm vợ chồng cũng là hai năm đầy đau khổ. Chồng tôi làm tại Cần Thơ, cách nhà khoảng 60km nhưng có tuần cũng không về nhà chỉ vì anh bận ngủ hay đi nhậu với bạn, hoặc đơn giản là không muốn về. Một ngày, hai ngày…, nếu tôi không gọi điện thì anh cũng chẳng nhắn tin hay gọi điện thoại về nhà. Sợ xa mặt cách lòng, tôi đăng ký đi học ở Cần Thơ để được gần anh nhưng cũng vì vậy mà tôi càng thấy rõ bản chất của chồng mình: có gia đình nhưng vẫn mải mê với những thú vui riêng. Anh còn yêu cầu tôi không được hỏi han hay can dự vào công việc của anh. Cứ mỗi lần cơ quan anh có người đến thực tập là chúng tôi lại xảy ra sóng gió vì anh “say nắng” hết cô này đến cô khác.
Tôi mệt mỏi, đau khổ và mâu thuẫn lên đỉnh điểm khi tôi phát hiện anh có tình cảm sâu đậm với một cô gái đến thực tập. Thời điểm đó, anh đi từ sáng sớm cho đến 22, 23 giờ mới về phòng trọ, không ăn cơm nhà, tôi bệnh nặng cũng bỏ mặc… Sau khi khoá học một năm kết thúc, tôi trở về mà như người mất trí, quên trước quên sau khi giảng bài, nhiều lúc đang nhắc nhở học sinh tôi chợt im bặt vì không nhớ mình sẽ nói gì tiếp theo. Tôi ăn nhiều, cáu gắt, gương mặt xám xịt thiếu sinh khí, có lúc còn nghĩ quẫn.
Video đang HOT
Tôi vẫn còn buồn nhưng không đau khổ như trước (Ảnh minh họa)
Cho đến một ngày, tôi chợt nhận ra trong khi tôi đau khổ, tàn tạ thì anh vẫn vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp, với việc chạy theo những cô gái. Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi. Tôi năng tham gia họp mặt bạn bè cũ, đăng ký dạy kèm học sinh yếu… để làm mình bận rộn hơn. Thậm chí, tôi còn đăng ký hiến máu nhân đạo – việc mà trước đây tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới vì tôi vốn sợ đau, sợ máu. Cùng lúc, tôi viết thư cho chị Hạnh Dung để được chị tư vấn; đồng thời nghĩ nhiều về công ơn cha mẹ, nghĩ đến sự quan tâm lo lắng của những người yêu mến tôi…Tôi tự động viên mình, nhắc mình một khi đã làm hết tất cả những gì có thể mà vẫn không giữ được cuộc hôn nhân thì cũng không nênnuối tiếc. Và rồi tôi cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản hơn rất nhiều.
Lần cuối cùng nói chuyện với anh trên mạng, khi anh đề nghị kết thúc, tôi bình thản chấp nhận vì biết đó là giải pháp đúng nhất sau những tháng ngày mệt mỏi vì nhau. Tôi cũng nhẹ nhàng nói lên những gì tôi chưa làm được cho anh, nói lời xin lỗi anh nhưng cũng kiên quyết nói ra những bất công, những lỗi lầm mà anh đã gây ra.
Giờ đã nửa tháng rồi, cuộc sống của tôi dần trở lại bình thường, như một mặt hồ lặng sóng sau cơn giông bão. Tôi vẫn còn buồn nhưng không đau khổ như trước. Đọc những bài viết nói về chuyện ly hôn, hơn ai hết, tôi thấm thía được sự đau khổ của người trong cuộc. Tôi nghĩ, không ai muốn như vậy, nhưng nếu tình yêu đã hết; hoặc những thói xấu của vợ/chồng đã thuộc về bản chất, hay chỉ cần người bạn đời thiếu sự san sẻ, lẩn tránh trách nhiệm, không muốn chung tay “góp lửa”, “giữ lửa” thì cuộc hôn nhân ấy sớm muộn cũng lụi tàn. Lúc ấy, ly hôn thật sự là lối thoát để vợ/chồng giải thoát cho nhau, để mỗi người có thể làm lại cuộc đời.
Theo 24h
Chúc Anil mãi hạnh phúc
Tôi không sao làm quen được với ý nghĩ Anil của tôi sắp lấy vợ. Từ Ấn Độ, Anil gọi điện báo tin lễ đính hôn của anh đã được ấn định. Tôi không sao diễn tả được cảm giác mình khi ấy. Một chút bối rối, hụt hẫng, nhói đau chạy dọc cơ thể trước khi tôi kịp nhẹ nhàng mà hờ hững "chúc mừng anh" rồi cúp máy.
Suốt mấy tuần sau đó, tôi rơi vào trạng thái mà tôi chưa từng bao giờ trải qua. Tôi không khóc, không thể khóc như những ngày đầu với cảm giác bị bỏ rơi khi chị gái tôi có người yêu. Tôi cũng không trở nên im lặng một cách đáng sợ. Nhưng rõ ràng là tôi có những dấu hiệu bất thường. Tôi không sao làm quen được với ý nghĩ Anil của tôi sắp lấy vợ. Có những lúc bất chợt tôi thẫn thờ. Cũng có khi tôi ước giá như chúng tôi không gặp nhau. Hay ít ra cũng đừng trở nên thân thiết dường ấy.
Anil để lại trong tôi ấn tượng rất đặc biệt. Thấp thoáng trong anh một điều gì thật kỳ lạ, đầy thu hút. Chúng tôi nhanh chóng hiểu và quý mến nhau. Từ ngày quen tôi, anh như gắn bó hơn với con người Việt Nam. Cũng như, không biết từ bao giờ, với tôi, hai tiếng "Ấn Độ" đã trở nên quá đỗi gần gũi, thân quen. Anil kể tôi nghe về những lễ hội độc đáo, những điệu múa, những món ăn truyền thống ở quê hương anh. Về Kerala xanh thẳm một màu của cây lá, của những hàng dừa thẳng tắp dài vô tận - nơi anh sinh ra và lớn lên. Về Appa và Amma nuôi dạy anh thành người. Về những trò nghịch ngợm của cô cháu gái Kalyani kháu khỉnh. Về Kishore - người bạn thân thiết nhất...
Tôi vẫn sẽ "chúc mừng anh" nhưng vẻ hững hờ trong giọng điệu sẽ được thay thế bằng sự chân thành của một người em gái (Ảnh minh họa)
Chúng tôi cứ vô tư, trong sáng nhiều năm liền như vậy cho đến khi tôi cảm nhận được ánh mắt Anil nhìn tôi trìu mến hơn, sự quan tâm sâu sắc hơn, lo lắng nhiều hơn mỗi lần tôi đau ốm, ngọng nghịu mấy chữ tiếng Việt "Anh rất mến em" đầy âu yếm, chia sẻ với tôi ý định định cư lâu dài của anh ở California. Bằng sự nhạy cảm con gái, tôi biết đó là một "bước tiến" trong mối quan hệ của chúng tôi. Anil đã không còn coi tôi đơn giản là "người bạn bé nhỏ" hay "cô em út". Còn tôi? Tôi bắt đầu nghe nhạc Ấn thường xuyên hơn; tìm hiểu, đọc sách về Ấn Độ nhiều hơn; chăm chỉ vào bếp hơn vì: "Con gái nên biết nấu ăn ngon" và chưa khi nào cái tên Anil lại được nhắc đến nhiều đến vậy. Tình yêu?
Ngay lúc chính chúng tôi còn chưa chắn chắn về tình cảm của mình, ba mẹ Anil muốn anh về Ấn Độ. Họ đã chọn cho anh một người con gái tốt. Lại rất hợp với cái gọi là "lá số tử vi" - một niềm tin tôi không bao giờ có thể hiểu được. Anil nhìn vào mắt tôi, nghiêm túc hỏi: " Em có thật sự muốn anh lấy vợ không?". "Thật sự", tôi trả lời dứt khoát "Em muốn anh cũng lấy vợ, có con bình thường như bao người đàn ông khác". Hơn ai hết, tôi hiểu rằng tình yêu giữa chúng tôi, nếu có, không đủ lớn để chúng tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, sự khác biệt quá rõ rệt về phong tục tập quán, thói quen, nếp nghĩ, lối sống... Một phụ nữ Kerala sẽ hiểu, chăm sóc, mang lại hạnh phúc cho Anil tốt hơn tôi.
Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần, tôi không khỏi sốc khi nghe chính Anil thông báo về lễ đính hôn của anh với Mini. Chấp nhận và làm quen với sự thật này khó hơn tôi nghĩ. Nhưng tôi vững tin rằng thời gian là phương thuốc nhiệm màu xoa dịu mọi niềm đau. Nhất định, vào ngày cưới của Anil, tôi vẫn sẽ "chúc mừng anh" nhưng vẻ hững hờ trong giọng điệu sẽ được thay thế bằng sự chân thành của một người em gái.
Theo 24h
Gửi người em đã từng yêu! Em cũng không nhớ là em đã khóc vì nhớ anh biết bao nhiêu lần nữa. Tình cờ vào facebook của một người bạn, em đã thấy hình của anh và người anh yêu. Cảm giác lúc đó trong em hơi ngỡ ngàng nhưng rồi em chợt nhận ra rằng tất cả nên kết thúc. Vậy là chúng ta cũng đã chia tay...