Lời tâm sự thầm kín của những nữ tiếp viên hàng không
Cũng mệt mỏi với tình trạng trễ chuyến, không thể đáp ứng các nhu cầu ăn uống của khách, nghe lời cảm ơn rất có ý nghĩa… là những suy nghĩ của nữ tiếp viên nhưng không nói ra với hành khách.
Công việc tiếp viên hàng không có nhiều khó khăn mà không phải lúc nào hành khách cũng biết. Ảnh: Cosmopolitan
Tiếp viên hàng không là một công việc căng thẳng, không đơn giản, thoải mái. Bài viết dưới đây trích đăng suy nghĩ thật nhất của các tiếp viên hàng không ở khắp thế giới về những điều khiến họ khó chịu, dẫn đến cách hành xử đôi lúc cộc cằn:
Chúng tôi yêu cầu tuân thủ nguyên tắc, vì sự an toàn của bạn
Bảo đảm hành khách đến nơi an toàn là ưu tiên hàng đầu của tiếp viên hàng không. Sara Keagle, người theo nghề tiếp viên từ năm 18 tuổi, cho biết: “Nhiều người nhìn nhận các quy định đưa ra gây khó chịu, nhưng họ không hiểu rằng luôn có lý do đằng sau những nguyên tắc đó, chính là giữ bạn được an toàn”.
Ellen, một cựu tiếp viên hàng không cho hãng United Airlines, ước rằng các hành khách hiểu được họ cần tuân thủ các quy tắc an toàn mọi lúc được đề ra bởi FAA (Cơ quan hàng không liên bang). “Chúng tôi nhìn thấy điều gì có thể xảy ra khi máy bay gặp chấn động bất ngờ, nên chúng tôi cần hành khách ngồi xuống để không bị thương”, Ellen nói.
Tiếp viên cũng không hào hứng khi chuyến bay bị trì hoãn
Ngồi trên đường băng luôn gây căng thẳng cho cả tiếp viên hàng không lẫn hành khách. Các tiếp viên thường phải có mặt trên máy bay trước một tiếng để chuẩn bị chuyến bay mới, cộng với việc có mặt ở sân bay trước đó vài tiếng. Do đó, nếu bạn thấy mệt, hãy thử nhân sự mệt đó lên làm 3 lần để hiểu tiếp viên hàng không kiệt sức ra sao. “Chúng tôi mệt mỏi và cũng muốn về với gia đình mình”, Fanny Delaunay, cựu tiếp viên hàng không của hãng Air France cho biết.
Phụ nhau một tay khi cất cánh và hạ cánh
Theo Teresa, cựu tiếp viên hàng không của hãng Delta Air Lines, cho rằng phần khó khăn nhất trong hành trình bay chính là quá trình cất cánh và hạ cánh. “Nếu hành khách cùng nhau giúp đỡ và không chỉ nghĩ đến bản thân mình thì có thể làm cho công việc tiếp viên nhẹ nhàng hơn, cũng như chuyến bay khởi hành đúng giờ”, Teresa nói. Vì vậy, hành khách nên thể hiện sự ân cần hơn bằng cách để vali trên cabin thật ngay ngắn, nhường không gian cho những người khác sử dụng.
Máy bay là một phương tiện vận chuyển, không phải nhà hàng bay
Chức năng chính của máy bay là vận chuyển khách, không phải nơi để tận hưởng bữa ăn ngon lành. “Chúng tôi thường không lặp lại 100% bất kỳ phần thức ăn nào, nên hành khách cần chuẩn bị tinh thần sẽ không có món ưa thích của họ”, cựu tiếp viên Ellen cho biết.
Tiếp viên Gary của hãng bay United Airlines cũng đồng tình: “Bạn đang trên chuyến bay 747, không phải cửa hàng tiện dụng 7Eleven. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để khách cảm thấy vui vẻ khi bay, nhưng đôi khi cũng không thể đáp ứng hết điều yêu cầu của khách”.
Video đang HOT
Cách hành khách cư xử sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, cũng như làm giảm đi áp lực công việc của tiếp viên hàng không. Ảnh: Cosmopolitan
Từ ‘Vui lòng’ và ‘Cảm ơn’ có tác dụng rất tốt
Việc cư xử tử tế rất có giá trị với những tiếp viên hàng không. “Nó có ý nghĩa rất nhiều với tôi khi một vị khách lên máy bay, đáp lại câu chào của tôi bằng câu chào buổi sáng”, tiếp viên Lisa Lent cho biết. Một số người thậm chí còn mang theo các món quà nhỏ, hoặc những viên kẹo…
Nhiều hành khách không biết họ say xỉn ra sao ở độ cao hơn 10.000 m
Chất cồn có tác dụng mạnh hơn đối với người uống khi bạn bay trên bầu trời ở độ cao hơn 10.000 m. Nếu bạn say xỉn và gây rối trên máy bay, nhiệm vụ của tiếp viên là kiểm soát tình huống đó. “Thi thoảng, khi thấy khách hơi ngà ngà say, chúng tôi vẫn tiếp tục phục vụ nhưng không đổ hết cả chai rượu mini. Chúng tôi có thể nhúng miệng ly với rượu vodka hoặc gin, nhưng phần còn lại sẽ là rượu pha”, Ellen thú nhận.
Theo VnExpress
Tiếp viên hàng không cắn răng phục vụ khách khiếm nhã
Nữ tiếp viên Mandy Smith của Virgin Atlantic đã thẳng thắn chia sẻ những vấn đề về khủng bố, hành khách dị thường hay các vấn đề xảy ra trên máy bay.
Nguy cơ khủng bố, hành khách phân biệt chủng tộc hay những vấn đề với sức khỏe của phi công ... là những điều mà các tiếp viên hàng không luôn phải đối mặt khi sống "trên trời".
Mandy Smith - người đã từng phục vụ cho Virgin Atlantic trong vòng 12 năm nói với Dailymail rằng, cô đã gặp phải nhiều trường hợp khá bất ngờ như: bị khách hàng la ó, ném thức ăn vào người và chăm sóc hành khách bị đau tim.
Cuộc sống "trên trời" của các tiếp viên hàng không không hề dễ dàng
Các tiếp viên được học phản ứng nhanh với các trường hợp bất ngờ nào?
Khi được hỏi về vấn đề này, Mandy Smith cho biết: "Về cơ bản, chúng tôi được học cách xử lý các trường hợp như phi hành đoàn mất khả năng bay khi đang vận hành, các tình huống liên quan đến hạ cánh/ cất cánh, dập lửa, chăm sóc y tế hay sơ tán bất thình lình".
Ngoài ra, một số kỹ năng khác mà người tiếp viên hàng không cần phải sở hữu, đó là phát hiện sớm kẻ khủng bố qua các hành động bất thường.
"Thực tế thì những kẻ khủng bố luôn có những hành động khá bất thường và có thể phát hiện được. Điều quan trọng là chúng tôi được học những kỹ năng nhất định ngăn chặn kịp thời" - Mandy Smith cho biết.
Các trường hợp khẩn cấp luôn xảy ra khiến tiếp viên phải vất vả xử lý
Nâng cao hơn, theo cô Smith, đó là kỹ năng sống sót trong các trường hợp máy bay phải hạ cánh xuống sa mạc, xuống khu vực lạnh giá hay cả trong rừng rậm.
"Chúng tôi còn được huấn luyện khả năng chiến đấu với các loại cá mập hung tợn. Mặc dù đây là một trường hợp khó xảy ra nhưng chúng tôi cần phải chuẩn bị mọi khả năng" - Mandy nói.
Phi công mất khả năng điều khiển thì phải làm sao?
Trong quãng thời gian làm việc ở độ cao hơn 10.000m của mình, Mandy Smith đã gặp rất nhiều trường hợp bất ngờ với sức khỏe của phi công.
Lần đáng nhớ nhất mà Mandy Smith phải đối mắt là phi công chính bị bất tỉnh do đau tim và ngay lập tức cơ phó phải điều khiển tạm thời chiếc máy bay trong khi những người khác nhanh chóng tìm nơi hạ cánh khẩn cấp.
"Chúng tôi sau đó đã phải chăm sóc cho cơ trưởng với toàn bộ những gì chúng tôi có trên chuyến bay" - Smith nói. "Thật may là Virgin Atlantic luôn có 2 người lái máy bay".
Trong trường hợp này, sau khi phi công chính bất tỉnh, cơ phó cầm lái, một tiếp viên được phép vào buồng lái để tìm kiếm nơi hạ cánh qua điện đàm còn một người khác thì thông báo tới hành khách cũng như chuẩn bị checklist cho việc hạnh cánh khẩn cấp.
Đâu là trường hợp khiến tiếp viên bối rối nhất?
"Đó là việc phục vụ các hành khách đến từ các nền văn hóa khác nhau" - Mandy Smith cho biết. "Nhiều nền văn hóa có các quan niệm khá lạ và chúng tôi phải chiều lòng họ".
Những bệnh nhân trên máy bay khiến các tiếp viên phải đau đầu
"Đặc biệt có những hành khách không thích được phục vụ bởi những người phụ nữ trong thời kỳ "đèn đỏ", họ coi điều này là một sự sỉ nhục và chúng tôi sẽ nhận được những câu hỏi khá khiếm nhã từ những người này". - cô nói.
Ngoài ra, các tiếp viên còn phải đối mặt với rất nhiều hành vi khiếm nhã khác từ hành khách và họ luôn phải tìm cách khôn khéo nhất để tránh việc này.
"Chúng tôi không bao giờ nhân nhượng trước những hành vi khiếm nhã của hành khách" - cô khẳng định.
Các trường hợp cần chăm sóc y tế thì sao?
Theo Mandy Smith, việc gặp phải các bệnh nhân trên các chuyến bay không phải là hiếm nhưng khó khăn nhất vẫn là những cơn đau tim.
"Đau tim là cơn ác mộng không chỉ của riêng người bệnh mà còn là điều khiến chúng tôi vô cùng bối rối và sợ hãi" - cô nói. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng luôn có đầy đủ các phương tiện cấp cứu trên máy bay và những cơn đau tim bình thường có thể được khắc phục".
Còn các trường hợp khủng bố?
Trước khi thảm họa khủng bố 11/09/2001 xảy ra, các hãng hàng không thường không quá quan tâm tới tình hình an ninh. Tuy nhiên, sau đó, các điều luật đã được viết lại và sự chú ý tới các hành vi bất thường được đặt dưới con mắt sát sao hơn.
Năm 2002, Mandy Smith nói rằng cô đã gặp phải một trường hợp bất ngờ khi phi hành đoàn phát hiện 2 đối tượng khả nghi. "Chúng trông khá gian xảo, giật mình và hay cáu kỉnh" - cô cho biết.
"Một tên ngồi gần cửa sổ và một tên ngồi ở hàng ghế giữa. Chúng nhìn chằm chằm vào các hành khách khác và tôi đã phải báo động với các nhân viên an ninh" - Mandy Smith kể.
Sau khi các nhân viên an ninh vào cuộc thì hóa ra một trong 2 tên này đang nằm trong danh sách truy nã đặc biệt của FBI.
"Rất may là chúng tôi luôn có nhân viên an ninh và các cảnh sát luôn sẵn sàng vào cuộc hỗ trợ khi cần thiết để tranh những trường hợp xấu nhất" - theo Mandy Smith.
Theo_VietNamNet
Hành khách đòi ăn bánh, đấm tiếp viên hàng không - Một chuyến bay của hãng EasyJet đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Rome (Ý) khi một hành khách vì "đợi phục vụ bánh sandwich quá lâu" mà giận dữ đấm nữ tiếp viên hàng không. Các nhân chứng kể lại, vị khách này hét lên giận dữ: "Tôi đợi nhiều giờ rồi. Tôi đói lắm" trước khi tấn công thành viên...