Lội suối Mường Hum ở Lào Cai bắt cá sứt mũi mang lên chiên giòn, nấu chua, nhà giàu đi qua cũng thèm ăn
Trở lại Mường Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), tôi được anh bạn là giáo viên ở đây mời thưởng thức món ăn đặc sản từ dòng suối nổi tiếng ấy mà nhớ mãi: Cá suối Mường Hum.
Tôi về vùng đất Mường Hum tươi đẹp giữa mùa thu vàng óng màu lúa chín trên ruộng bậc thang. Chẳng biết suối Mường Hum có từ bao giờ, nhưng dòng suối ấy như là linh hồn của cả một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa.
Trở lại Mường Hum, tôi được anh bạn là giáo viên ở đây mời thưởng thức món ăn đặc sản từ dòng suối nổi tiếng ấy mà nhớ mãi: Cá suối Mường Hum.
Cá suối là đặc sản của vùng đất Mường Hum (Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Người dân Mường Hum vẫn có câu cửa miệng rằng, ai đến Mường Hum chưa được ăn cá suối thì coi như chưa đến đất này.
Ý rằng cá suối Mường Hum thơm ngon lắm, là món ăn đại diện cho ẩm thực của cả vùng đất vốn giàu văn hóa bản địa. Lên Mường Hum, nếu du khách được trải nghiệm theo chân người dân ở đây đi bắt cá suối thì không gì thú vị bằng.
Ở những đoạn suối nhỏ thắt cổ chai, đám thanh niên chỉ cần xếp đá chặn một đoạn suối, tát nước cạn đi rồi lật những tảng đá lên sẽ bắt được nhiều loại cá suối nhỏ, như cá bống, cá bống đuôi đỏ, cá sứt mũi, cá suối trắng…
Đối với đoạn suối sâu, dùng chài hoặc lưới nhỏ có thể bắt được cả cá chép, cá rô, thậm chí có cả cá hoa, có con nặng tới hơn 1 kg. Giờ đây, khi đập thủy điện dâng nước biến đoạn suối qua trung tâm xã thành lòng hồ trong xanh thì một số hộ vẫn đi thuyền nhỏ dùng lưới đánh bắt cá suối ven bờ.
Chị Phượng, cán bộ xã Mường Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) chuyên bán các mặt hàng đặc sản ở đây bảo, cá suối Mường Hum giờ không nhiều, nhưng là cá đặc sản ngon nhất vùng, nên dù bán với giá hơn 200 nghìn đồng/kg nhưng nếu không đặt trước cũng khó mua nổi.
Chợ phiên Mường Hum vào Chủ nhật đông vui như hội và rực rỡ sắc màu thổ cẩm, người người chen vai đi chơi chợ, đi mua sắm, đi giao lưu, gặp gỡ nhau.
Anh bạn làm giáo viên ở đây kéo tôi vào quán nhỏ trong chợ có view nhìn ra dòng suối Mường Hum trong xanh thưởng thức những món ăn ở đây. Cô chủ quán người Giáy nước da trắng hồng, nụ cười tươi như hoa, bỏ ra mớ cá suối tươi rói giới thiệu với khách rồi làm sạch, cho ào vào chảo dầu sôi sùng sục trên bếp than hồng.
Chẳng mấy chốc, đĩa cá suối vàng rộm đã bày ra trên mâm. “Chuẩn cá suối tự nhiên ở Mường Hum thì phải có nhiều loại, con to, con nhỏ, chứ cá đều nhau tăm tắp thì là cá hồ, hoặc cá nuôi ở nơi khác mang về anh ạ”, cô chủ quán “bật mí” với chúng tôi, không quên gắp cá vào từng bát và rót chén rượu thóc thơm nồng mời khách.
Tôi thử một con cá nhỏ cỡ ngón tay. Cá chấm nước mắm ớt thêm gừng, tỏi cay xè, cho vào miệng nhai giòn tan, vị thơm ngọt lan tỏa trong miệng, ngon khó cưỡng. Cùng với cá suối chiên giòn, chủ quán còn khéo tay chế biến cho chúng tôi đĩa cá suối kho tiêu ăn mềm cả xương, đậm đà hương vị và bát cá suối nấu măng chua.
Ôi cái vị cá ngọt quyện với vị chua chua, thanh thanh của măng trúc khiến người ta cứ muốn ăn mãi mà không chán. Anh bạn tôi bảo lần sau lên Mường Hum chơi lâu hơn sẽ đưa đi thưởng thức món cá suối Mường Hum nướng bên bờ suối hoặc cá suối kẹp sấy có vị khói ngon ít nơi có được.
Chỉ con cá suối Mường Hum nhỏ bé thế thôi sao có thể chế biến được nhiều món ăn thơm ngon đến vậy. Tôi chia tay Mường Hum mà vẫn ngẩn ngơ nhớ mãi dòng suối xanh trong và những món ăn từ cá suối vừa tinh túy lại đậm đà hương vị đồng quê nơi vùng đất này.
"Cả nhà ăn Tết xong còn dư bánh kẹo cho mình xin..." - Dòng tin ngắn gọn và dự án đưa những thứ thừa thãi với người này thành món quà ý nghĩa tặng trẻ em vùng cao
Nếu gia đình có bánh kẹo dư sau Tết, bạn sẽ làm gì?
Mùng 4 Tết, chị Nguyễn Hồng Tú, nhân viên công sở, đăng một dòng trạng thái đặc biệt lên trang Facebook cá nhân. "Cả nhà ăn Tết xong còn dư bánh kẹo, nước ngọt, cho mình xin lại để gửi tặng trẻ em nghèo vùng cao nhé". Lời kêu gọi này sau đó được đăng tải trên Fanpage của E2K - "dự án 2.000 đồng, chia sẻ yêu thương" mà chị Tú đã tham gia 3 năm qua.
Sau 5 ngày, các thành viên của E2K liên tục nhận được những cuộc điện thoại, tin nhắn từ những người mong muốn đóng góp bánh kẹo dư sau Tết. Nhóm học sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) cũng hưởng ứng, cùng nhau kêu gọi bánh kẹo, sữa, nước ngọt, gấu bông và một khoản tiền mặt, gửi đến nhóm E2K.
"Đây thực sự là một điểm sáng tích cực mà chương trình có được, khi lan tỏa sự sẻ chia tới thế hệ trẻ. Người ta nói rằng khi tập trung nhìn vào điểm tích cực, các điểm tiêu cực khác sẽ bị lu mờ đi", chị Tú nói.
Video đang HOT
Nhiều em học sinh hưởng ứng chương trình góp bánh kẹo dư sau Tết tặng trẻ em vùng cao
Có những thứ thừa thãi, vô giá trị với người này, nhưng lại cực ý nghĩa với người khác
E2K (Everything from 2K - mọi thứ từ 2.000 đồng) là nhóm thiện nguyện hoạt động vì cộng đồng được thành lập từ tháng 8/2016 với số lượng tình nguyện viên ban đầu khá khiêm tốn. Đến nay, nhóm có khoảng 10 thành viên "cốt cán", hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh xung quanh.
Biểu tượng của E2K là chú voi trắng ngẩng cao đầu trên nền trời xanh, tượng trưng cho sự cần mẫn, hiền lành, thông minh, vững vàng và mạnh mẽ, đồng thời là biểu tượng của sự may mắn, trách nhiệm và chân thành.
Một trong những hoạt động chính của nhóm là chuyển những đồ dùng, vật dụng, quần áo từ "những người có nhưng không dùng đến nữa", cho "những người cần nhưng không có", như người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động thu nhập thấp.
Không giống với cách làm của những nhóm thiện nguyện thông thường, E2K khác biệt ở chỗ sau khi tiếp nhận, phân loại đồ dùng, quần áo cũ, các tình nguyện viên sẽ tặng hoặc bán rất rẻ với giá tượng trưng từ 2.000 đồng. Khoản tiền thu được dành tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, xây trường học, xây nhà lưu trú, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, mua sách truyện, đồ dùng học tập, trồng cây phủ xanh, bảo vệ môi trường...
Những gói bánh, kẹo, nước ngọt được gửi đến 2EK
Đợt đầu tiên, bánh kẹo sẽ được chuyển tới học sinh tại 3 điểm trường mầm non, tiểu học ở Hà Giang
Niềm vui của các em nhỏ vùng cao khi được nhận bánh kẹo
Chương trình gom bánh kẹo dư sau Tết tặng trẻ em vùng cao của E2K xuất phát từ thực trạng sau Tết, rất nhiều bánh kẹo thừa và lãng phí. Trong khi đó, nhiều trẻ em vùng cao cả dịp Tết không được một chiếc bánh, cái kẹo nào.
Bản thân nhóm cũng không muốn dùng tiền hay kêu gọi tiền để mua bánh kẹo cho trẻ em vùng cao. Bởi trên thực tế, đó không phải đồ dùng thiết yếu, đặc biệt là khi những hoàn cảnh thiếu cơm ăn, áo mặc còn rất nhiều. Do đó, E2K đã kêu gọi góp bánh kẹo dư thừa.
2019 là năm đầu tiên chương trình gom bánh kẹo dư sau Tết được E2K phát động. Nhóm rất bất ngờ khi số lượng kẹo, bánh nhận về nhiều "kinh khủng", đến mức chị Tú vừa cảm thấy may mắn, vừa tiếc vì sau Tết tình trạng bánh kẹo quá lãng phí. Tất cả đều được chuyển cho 5 điểm trường ở Hà Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình và Lai Châu.
"Có những thứ thừa thãi, vô giá trị với người này, nhưng lại cực ý nghĩa với người khác", chị Tú nói.
Hai năm 2020-2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chương trình được gói gọn trong khuôn khổ các gia đình thành viên. Đến năm 2022, khi Việt Nam chuyển sang trạng thái "thích ứng an toàn với dịch bệnh", E2K một lần nữa lan rộng chương trình và nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng. Có người đứng ra làm điểm nhận bánh kẹo, có bạn học sinh ngỏ ý muốn gom bánh kẹo trong trường, rồi cũng có bạn ở xa gửi bưu điện.
Hiện tại nhóm có 9 điểm gom/nhận bánh kẹo đến hết tháng 2 và trong đợt đầu tiên sẽ chuyển tới học sinh tại 3 điểm trường mầm non, tiểu học ở xã Giàng Chu Phìn (huyện Mèo Vạc), xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn) và huyện Quản Bạ của tỉnh Hà Giang.
"Với người làm thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn là một niềm vui. Chúng tôi mong muốn được chia sẻ lòng tốt, sự tử tế đến mọi người, giống như một cách "gieo duyên". Đón nhận sự hưởng ứng của các bạn, E2K rất vui và hạnh phúc".
Chị Nguyễn Hồng Tú, thành viên nhóm E2K
Ý nghĩa tên và hình ảnh biểu tượng của E2K
Tiêu từng đồng tiền của người ủng hộ, sẽ phải cân nhắc nhiều hơn là tiêu tiền cá nhân
Chị Nguyễn Hồng Tú gia nhập "gia đình" E2K năm 2018 sau sinh em bé thứ hai, sắp xếp được thời gian giữa công việc và gia đình. Chị phụ trách Quỹ học bổng của E2K, đã hỗ trợ tổng cộng được gần 40 học sinh nghèo vượt khó học khá, giỏi và hiện đang hỗ trợ cho 28 em.
Chị nhớ lại, chương trình đầu tiên tham gia cùng E2K với tư cách thành viên chính thức, là trao quà cho học sinh nghèo ở xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên hồi tháng 9/2018. Nhóm đã chuẩn bị 260 suất quà, kèm một số suất khác để tặng những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Khi đó, căn nhà mái lá dột nát của em Nông Văn Động khiến chị Tú nghẹn ngào và xót xa. Chị không ngờ, chỉ cách Hà Nội 120km, vẫn có những nơi không có điện, không có nước. Cô giáo dẫn nhóm vào một khu gọi là bếp, cạnh chỗ giường ngủ, chỉ có một cái nồi mèn mén (cơm ngô) và nồi canh lõm bõm rau. Động và các thành viên trong gia đình không có cơm ăn. Khi đói, em xúc một thìa mèn mén, chan với nước canh, thế là xong bữa.
Tối hôm đó, chị Tú liên hệ với cô giáo, đề nghị cá nhân sẽ bỏ ra mỗi tháng 300.000 đồng tặng 5 thành viên trong nhà Đậu 20 cân gạo. Ngay sau chuyến thiện nguyện này, Quỹ học bổng của E2K ra đời.
Dự án chính thức bắt đầu từ tháng 10/2018, nhằm tạo điều kiện tốt hơn, khuyến khích, tiếp sức các em học sinh yên tâm đến trường. Số tiền 300.000 đồng/1 tháng/1 học sinh được dùng mua nhu yếu phẩm, sách vở, đồ dùng học tập,... tuỳ theo thực tế.
Các em học sinh ở Lào Cai nhận mì, sữa, thực phẩm, vở, chăn, quần áo... tháng 12/2021
Nhờ quỹ học bổng của E2K, nhiều em nhỏ vùng cao có cơ hội đổi đời, được học con chữ, lên cấp 2, rồi trường nội trú cấp 3. Với những người bình thường, học cấp 3 là câu chuyện quá bình thường. Nhưng với học sinh miền núi, thì đấy là cả một sự nỗ lực và cố gắng vượt bậc.
"Các em sẽ có cơ hội thay đổi cuộc sống, chỉ cần học hết cấp 3 để có thể đi làm công nhân thì cũng đã tốt lắm rồi và nếu lên được Đại học thì còn tuyệt vời hơn nữa. Quỹ học bổng mới chớm bước sang năm thứ 4 và con đường học tập là một hành trình dài hơi. Chúng tôi vẫn đang chờ những điều tuyệt vời trong tương lai", chị Tú nói.
Bên cạnh quỹ học bổng, E2K kết hợp cùng các nhà tài trợ xây trường, nhà lưu trú, các công trình tiện ích cho trẻ em vùng cao tại Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái. Trong tổng số tiền xây dựng, E2K luôn bỏ ra một khoản, sau đó kêu gọi số còn lại. Chị Tú gọi đây là niềm tin mà nhóm muốn nói với cộng đồng, rằng "chúng tôi luôn có sự đóng góp và nỗ lực".
"Hoạt động của nhóm hướng đến đối tượng chính là trẻ em miền núi, tập trung nhiều vào học hành, để các con có kiến thức và có cơ hội thay đổi cuộc đời. Đấy là lý do nhóm dành nhiều tâm huyết xây trường và trao học bổng", chị Tú tâm sự.
Kể cả hoạt động trồng cây của E2K cũng hướng đến hai việc: Bảo vệ môi trường và hỗ trợ các hộ gia đình nghèo bằng cách trao tặng cây cho họ để đảm bảo cây có người chăm sóc và họ có thể gặt chính những thành quả mà họ gieo.
"Những sự thay đổi mà chúng tôi chứng kiến, những hiệu quả của các dự án, đủ lớn để chúng tôi có thêm động lực tiếp tục hành trình này", thành viên E2K cho hay.
Những chiếc chăn ấm được gửi đến học sinh ở Lào Cai
Sau hơn 5 năm hoạt động thiện nguyện, E2K chia sẻ rằng một trong số những khó khăn lớn nhất của nhóm là vấn đề nhân sự. Nhóm chỉ có 10 thành viên cốt cán, độ tuổi 30-40, đều đã có công việc ổn định, chín chắn và trưởng thành. Những "trụ cột" chính hoạt động thường xuyên, tham gia gần như tất cả các hoạt động của nhóm. Số lượng tình nguyện viên biến động theo mỗi dự án, đến rồi đi, khiến không ít dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch do thiếu người.
"Bản thân tôi đã có gia đình, công việc, không thể dành toàn bộ thời gian cho E2K, so với những nhóm chính quy hay những nhóm có người sẵn sàng bỏ toàn bộ thời gian phụ trách. Chúng tôi đã phải nỗ lực hơn rất nhiều để có thể duy trì những hoạt động thường xuyên của nhóm", chị Tú kể.
Công tác vận chuyển cũng là một trở ngại đối với nhóm thiện nguyện, khi mà quãng đường xa, địa hình hiểm trở và chi phí lớn. Nếu kêu gọi được các lái xe hỗ trợ, E2K tin rằng có thêm nhiều cơ hội trao tặng nhiều đồ hơn nữa đến nhiều người, nhiều vùng xa hơn.
Đặc biệt, dịch bệnh là khó khăn khiến nhóm cảm giác "bất lực" khi không thể giúp đỡ cộng đồng được nhiều như mong muốn. Những gì nhóm có thể làm giữa lúc giãn cách toàn xã hội là hỗ trợ nhu yếu phẩm và tiền mặt cho vài chục hoàn cảnh khó khăn. Nhóm cũng tiếp sức cho các trung tâm y tế tại Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, tặng khẩu trang cho học sinh Lào Cai, Hà Giang,...
"Những người ủng hộ nhóm trong thời điểm dịch bệnh không phải vì họ giàu có. Đơn giản họ có lòng tốt, phải co kéo chi tiêu để ủng hộ. Do đó, việc tiêu từng đồng tiền của người ủng hộ, sẽ phải cân nhắc, thậm chí cân nhắc nhiều hơn là tiêu tiền cá nhân".
Dự án chính của E2K là nhận và bán quần áo, đồ dùng,... chỉ từ 2.000 đồng
Người tin sẽ tiếp tục ủng hộ, còn người không tin sẽ ra đi
Dù công việc thường xuyên bị quá tải, nhưng chưa bao giờ, các thành viên của E2K chán nản hay muốn từ bỏ. Khi mệt mỏi, các thành viên chia sẻ bớt công việc với nhau. Mỗi người cùng cố gắng một chút.
"Bản thân tôi thấy mọi người đều đã cố hết sức, nên không có lý do gì để phải chùn bước hay muốn dừng lại", chị Tú khẳng định. Động lực của E2K, đơn giản là khi nhận được bức ảnh hay những tin nhắn yêu thương của các cô giáo vùng cao gửi về, trong đó là những ánh mắt sáng rực của trẻ nhỏ khi được nhận sách vở cũ.
"Đó giống như "nước tăng lực" giúp chúng tôi đứng lên tiếp tục con đường của mình khi mệt rã rời, muốn nghỉ ngơi sau mỗi dự án. May mắn là, ba năm hoạt động thiện nguyện, tôi chưa bao giờ muốn dừng lại, vì làm sao hết được những hoàn cảnh khó khăn ngoài kia", chị Tú nói.
Tất cả sẽ đồng hành với E2K gieo thêm nhiều mầm xanh hạnh phúc!
Trước những lùm xùm từ thiện thời gian vừa qua, E2K cũng từng đặt câu hỏi "nhóm sẽ tiếp tục hoạt động như thế nào?".
"Chúng tôi tiếp tục hoạt động theo đúng pháp luật, vẫn kêu gọi, làm việc và hoạt động dựa trên sự tin tưởng của mọi người. Với một nhóm thiện nguyện, thì tất cả những gì chúng tôi cần ở cộng đồng là sự tin tưởng. Và đến bây giờ, chúng tôi đã có sự tin tưởng đó rồi, đã và đang giúp được nhiều người.
Người tin sẽ tiếp tục ủng hộ, còn người không tin sẽ ra đi. Đó sẽ là mối lương duyên, là quyền quyết định của người ta mà chúng tôi không thể can thiệp được".
Trong năm mới, E2K mong muốn có thêm tình nguyện viên nhiệt huyết hỗ trợ vận chuyển đồ từ thiện đến các vùng xa và đặc biệt, làm đầu mối ở các tỉnh có nhiều người dân nghèo để mở thêm các điểm bán hàng giá rẻ... Tất cả sẽ đồng hành với E2K gieo thêm nhiều mầm xanh hạnh phúc.
Bình Thuận: Giá thanh long tăng trở lại, nông dân mừng ra mặt Sau Tết Nhâm Dần, giá thanh long ở Bình Thuận đã tăng lên 14.000-15.000 đồng/kg khiến nông dân vui mừng nhưng cũng có nhiều người không có thanh long chín để bán... Một vườn thanh long của người dân ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: CTV Nông dân phấn khởi vì thanh long Bình Thuận có giá Sáng 7/2 tức...