Lời sám hối sau song sắt của “siêu lừa” trăm tỷ
Ngồi sau song sắt, nghĩ về cái giá phải trả cho cú lừa hàng trăm tỷ tiền bảo hiểm, Bùi Thị Thu Hằng ân hận, day dứt…
Cú lừa ngoạn mục hàng trăm tỷ
Có lẽ chỉ khi ngồi sau song sắt, Bùi Thị Thu Hằng (SN 1984, quê Quảng Ninh) mới có giây phút nghe được tiếng nói tự đáy lòng mình.
Nhận mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người đàn bà 32 tuổi này mới cảm thấy tiếc nuối, day dứt. Chỉ vì tính hiếu thắng của tuổi trẻ, Hằng gần như tự khép lại tương lai mình.
Năm 2011, Quảng Ninh rúng động bởi vụ lừa đảo tiền bảo hiểm lên đến 230 tỷ đồng. Chủ mưu của vụ án là Bùi Thị Thu Hằng – khi đó mới 26 tuổi.
Theo bản án, Hằng giả mạo là giám đốc văn phòng phát triển kinh doanh của Prudential khu vực Quảng Ninh lôi kéo chồng là Nguyễn Văn Hùng và các đồng phạm và một số đối tượng khác ngoài xã hội tham gia vào việc lừa bán các loại bảo hiểm nhân thọ, giả mạo danh nghĩa của Công ty Prudential.
Hằng tại phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo rúng động Quảng Ninh.
Cụ thể, loại bảo hiểm ngắn ngày có lãi suất cao đến hạn được thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 50 – 53%. Bảo hiểm hưu trí đóng một lần hưởng lương hàng tháng từ 4 – 5,5 triệu đồng, thời hạn 20 năm được trả lại toàn bộ số tiền đã nộp.
Video đang HOT
Quá trình bán các loại bảo hiểm giả mạo trên, Hằng và các nhân viên đã sử dụng phiếu thu giả, biểu tượng đặc trưng của Prudential.
Với thủ đoạn trên, Hằng và các đồng phạm đã chiếm đoạt của 59 bị hại với tổng số tiền trên 232 tỷ đồng.
Sau khi sự việc bị vỡ lở, các bị hại tố cáo, biết không thể thoát khỏi lưới pháp luật, Hằng đã cùng chồng ôm tiền của bỏ trốn. Cuối tháng 9.2011, Hằng và chồng bị bắt giữ tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã làm rõ và khởi tố Hằng cùng 16 đồng phạm với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, Hằng nhận mức án tù chung thân.
Nặng trĩu nỗi ân hận
3 năm cải tạo, trong lòng “ siêu lừa” nặng trĩu nỗi ân hận. Trong bức thư gửi người thân, Hằng viết: “Thời gian trong tù là thời gian trôi qua chậm nhất. Mỗi giây phút trôi qua đối với con thật nặng nề vì cảm giác ân hận. Chỉ vì những giây phút nông nổi hiếu thắng của tuổi trẻ mà con đã bất chấp tất cả để dấn thân vào con đường tội lỗi. Để rồi con đã đánh mất tương lai, hạnh phúc gia đình sự nghiệp và đánh mất cả quyền được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ”.
Cái giá phải trả cho lỗi lầm của Hằng là quá lớn, đấy là một bản án dài dằng dặc, nhưng hơn tất cả, đấy là một cảm giác tội lỗi, niềm day dứt khôn nguôi đối với đấng sinh thành.
Hằng trằn trọc suy tư: “Con muốn xin lỗi bố mẹ hàng nghìn lần vì những sai lầm con đã gây ra cho gia đình mình. Tuy rằng đã muộn màng nhưng con biết rằng đối với bố mẹ, những đứa con lúc nào cũng là những đứa trẻ, sẽ luôn được tha thứ sau những lần vấp ngã. Bố mẹ đã nói với con: Điều quan trọng là con phải tự mình đứng dậy, gia đình luôn là chỗ dựa để con quay về”.
Hằng cho hay, được sự giáo dục, cảm hóa của các cán bộ trại giam Tân Lập, cùng với sự đồng cảm, động viên của các chị em phạm nhân, chị ta đã dần lấy lại sự lạc quan và nghị lực sống. Hằng vẫn luôn cố gắng nỗ lực cải tạo thật tốt để mong nhận được sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Trong bức thư của mình Hằng vẫn không nguôi ngoai hy vọng ngày có thể đoàn tụ cùng gia đình.
Về những người con của mình, Hằng muốn các cháu biết sự thật. “Có thể các cháu sẽ rất buồn tủi nhưng các cháu sẽ biết nhìn vào cái gương của mẹ mình mà sống tốt hơn”, Hằng tâm tư.
Theo Việt Đức (VOV)
Thuê chặt tay chân lấy bảo hiểm: Từng có vụ "cái cẳng chân 1 tỷ"
Một vụ kiện hy hữu "cái cẳng chân 1 tỷ đồng" xảy ra giữa khách hàng là nạn nhân vụ thương tích phải cưa chân với công ty bảo hiểm từng xảy ra gây tranh cãi gay gắt.
Các nhà báo theo dõi vụ việc kiện tụng "cái cẳng chân 1 tỷ đồng" độc nhất vô nhị này vẫn nhớ thời điểm 2004, vụ việc gây xôn xao dư luận khi nạn nhân là một công chức về hưu kiện công ty bảo hiểm Prudential vì không chi trả tiền bồi thường cho cho nạn nhân "bị tai nạn giao thông" phải cưa chân.
Vụ việc này đến phút chót vẫn gây tranh cãi và bản thân công ty bảo hiểm không "tâm phục khẩu phục" sau đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ vụ án này theo trình tự giám đốc thẩm và cân nhắc việc gửi đơn đến Bộ Công an đề nghị khởi tố hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền bảo hiểm của khách hàng này.
Vụ việc một phụ nữ tự thuê người chặt tay chân nhằm lấy tiền bồi thường từ bảo hiểm gây chấn động dư luận. Ảnh: TD
Theo diễn biến vụ việc, ông X có tiền sử bệnh giun chỉ ở chân trái, và có con trai làm đại lý của Công ty Prudential.
Trước khi bị nạn, ông X đã mua bảo hiểm nhân thọ của 3 công ty bảo hiểm, với tổng số tiền bảo hiểm được chi trả lên tới 3,6 tỉ đồng nếu bị chết. Riêng với Prudential, con trai ông X khi đó đã mua cho bố mình mua 4 hợp đồng. Nếu bị tai nạn phải cắt một chân hoặc tay thì khách hàng sẽ được Prudential bồi thường 750 triệu đồng.
Lý lẽ gia đình ông X đưa ra để bảo vệ quan điểm mua 4 hợp đồng bảo hiểm một lúc tại Prudential không nhằm trục lợi là "mua bảo hiểm với mục đích tiết kiệm. Đáng lẽ mua dồn thành 1 hợp đồng nhưng mua làm 4 hợp đồng vì muốn mang lại thành tích cho con trai - khi ấy là đại lý của Công ty Prudential"".
Câu chuyện tại sao một người mua tới 4 hợp đồng bảo hiểm còn được người trong cuộc lý giải là chính công ty bảo hiểm đã truyền dạy cho các đại lý phương pháp tìm khách hàng rằng nên bắt đầu từ mối quan hệ cá nhân, những người đã quen biết từ trước như họ hàng, họ hàng bên chồng/vợ, những người bạn thân là những đối tượng dễ dàng tiếp cận nhất...
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương xác nhận việc ông X bị gãy chân được các nhân chứng phát hiện trên đường, sau đó trong quá trình chạy chữa, ông X phải mổ cắt cụt 1/3 trên cẳng chân trái.
Tuy nhiên, công an không xác nhận đó là tai nạn giao thông hay không. Và đây là mấu chốt gây tranh cãi khi nạn nhân một mực khẳng định bị tai nạn giao thông còn công ty bảo hiểm không tin, cho rằng có dấu hiệu lừa đảo khi lời khai tiền hậu bất nhất và nhân chứng thì mỗi người nói một kiểu.
Trong khi bảo hiểm Prudential bảo vệ quan điểm không chỉ trả tiền bảo hiểm vì cho rằng vụ án khách hàng khởi kiện Prudential "có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm" đồng thời cho rằng hiện trường tai nạn là hiện trường giả vì khách hàng (ông X) nói bị tai nạn nhưng chỉ gãy chân mà lại không kèm theo vết sây sát gì và cũng không ai trực tiếp chứng kiến vị khách hàng bị tai nạn. Và sau khi tai nạn, đến các bệnh viện, khách hàng luôn đề nghị xin cưa chân.
Tuy vậy, mặc dù không tâm phục khẩu phục kết luận của bản án và nhất mực bảo vệ quan điểm đây là "vụ án có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm rất rõ ràng", nhưng Prudential Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo phán quyết của Tòa, chuyển vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương của Phòng Thi hành án tỉnh Hải Dương 23 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm và 750 triệu đồng - số tiền mà tòa phúc thẩm phán quyết buộc Prudential phải bồi thường cho ông X.
Vụ việc sau đó lắng xuống dù Prudential cho biết đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ vụ án này theo trình tự giám đốc thẩm. Đồng thời, Prudential cũng cân nhắc gửi đơn đến Bộ Công an đề nghị khởi tố hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền bảo hiểm của khách hàng X.
Nhắc lại một vụ việc từng gây sóng về "cái cẳng chân 1 tỷ đồng" mà đến phút chót cả nguyên đơn và bị đơn đều nhận lẽ phải về mình, song vẫn phải tôn trọng thực hiện phán quyết của tòa án, cho thấy giữa vấn đề lợi ích vật chất sau những hợp đồng bồi thường tiền tỷ đã và sẽ còn những thứ rất khó rạch ròi, thậm chí có những sự thật mà chỉ có người trong cuộc mới rõ.
Thời điểm này, dư luận sửng sốt trước thông tin một phụ nữ tự thuê người chặt tay chân nhằm lấy tiền bồi thường từ bảo hiểm.
Trao đổi với PV Infonet, một cán bộ công ty bảo hiểm liên quan đến sự việc này tại thời điểm đó nói rằng, việc khách hàng trục lợi nhằm đòi bồi thường tại Việt Nam xảy ra do chưa có các quy định pháp lý xử nghiêm trường hợp trục lợi nên một số khách hàng có tâm lý "được ăn cả ngã về không", nếu qua mặt được công ty bảo hiểm thì có lợi ích lớn, mà không được bồi thường cũng chẳng sao, không bị pháp luật xử lý. Không như ở nước ngoài, vụ việc trục lợi bảo hiểm sẽ bị xử lý nghiêm, khiến những người có ý đồ phải chùn tay.
Theo_Kiến Thức
Gần 1.000 người mất tiền cho nhóm 'siêu lừa' qua mạng Bằng việc nhắn tin lừa trúng thưởng hoặc bán hàng qua mạng, 10 thanh niên ở 'thủ phủ lừa đảo' đã khiến gần 1.000 người mắc bẫy, giao cho chúng gần 2 tỷ đồng. Ngày 14/7, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm xét xử 10 thanh niên trong đường dây lừa đảo qua mạng do Trần Hữu Phước cầm đầu. Các...