LỜI RAO LỢI NHUẬN 1%/NGÀY TRÊN SÀN FOREX HAY TRÒ ĐÁNH BẠC?
“Nếu sàn giao dịch hứa hẹn nhà đầu tư luôn thắng, cam kết bảo đảm lợi nhuận hàng trăm, hàng nghìn phần trăm thì hoạt động này mang tính lừa đảo”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
“Lợi nhuận 1%/ngày, 28-32%/tháng, chỉ cần lập tài khoản, nạp tiền, kênh đầu tư an toàn ổn định” là nội dung trên các bài đăng quảng cáo của nhân viên môi giới sàn giao dịch Forex (Foreign Exchange – ngoại hối) trên các nhóm đầu tư với hàng chục nghìn thành viên.
Trước thực trạng nở rộ của các sàn giao dịch Forex thời gian gần đây, Phó thống đốc Đào Minh Tú đã lên tiếng cảnh báo Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ sàn đầu tư giao dịch Forex nào tại Việt Nam. Phó thống đốc khuyến cáo người dân đầu tư vào sàn Forex rất rủi ro và không được pháp luật bảo vệ.
“Cam kết luôn thắng là lừa đảo”
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng hiện tượng các sàn giao dịch Forex lôi kéo nhiều người tham gia thời gian gần đây có thể xuất phát từ thực trạng dịch bệnh khiến nhiều người giảm thu nhập. Do đó, nhiều người muốn tìm đến các sàn giao dịch để kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Đánh trúng tâm lý này, các sàn Forex tung ra những quảng cáo rất hấp dẫn. Lãi suất được các sàn Forex hứa hẹn lên tới vài phần trăm ngay trong ngày và thậm chí hàng trăm phần trăm mỗi năm. Theo chuyên gia tài chính này, đây là những cam kết để lừa nhà đầu tư tham gia.
“Nếu một sàn hứa hẹn nhà đầu tư luôn luôn thắng, cam kết bảo đảm lợi nhuận hàng trăm, hàng nghìn phần trăm thì hoạt động này mang tính lừa đảo. Tôi từng làm việc tại nhiều ngân hàng và kể cả những nhà đầu tư Forex chuyên nghiệp cũng không thể đảm bảo luôn thắng. Đã có nhiều ngân hàng lỗ trong hoạt động Forex”, TS Hiếu nói với Zing.
Những nhà đầu tư Forex chuyên nghiệp cũng không thể cam kết luôn luôn thắng. Ảnh: Reuters.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng Viện Công nghệ Tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho rằng phần lớn hoạt động của các sàn Forex ở Việt Nam hiện tại thiếu minh bạch và mang tính chất núp bóng, lừa đảo nhiều hơn kênh đầu tư chính thống.
Video đang HOT
“Hầu hết người tham gia các sàn Forex không hiểu về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Những nền tảng giao dịch ngoại hối của các định chế tài chính chuyên nghiệp không hoạt động như những sàn Forex đang quảng cáo rầm rộ trên Facebook, sử dụng mạng lưới cộng tác viên như bán hàng đa cấp”, PGS Bảo khẳng định.
Theo ông, lý do càng ngày càng nhiều người tham gia vào các sàn Forex thời gian gần đây là sở thích tham gia trò chơi may rủi của người dân, đặc biệt là những người có công việc không chiếm nhiều thời gian. Đây là điểm yếu bị các sàn Forex khai thác.
“Cá nhân tôi nghĩ đầu tư Forex hiện nay là hình thức cờ bạc. Bản chất cờ bạc là may rủi để có lợi nhuận. Khi tham gia, ai cũng cho rằng mình sẽ gặp may”, PGS Bảo nói với Zing.
Ông phân tích, với các kênh đầu tư như chứng khoán, sản phẩm phái sinh, bất động sản đòi hỏi nhà đầu tư cần thời gian học hỏi, phân tích, nắm tin tức thị trường. Trong khi đó, các sàn Forex cử nhân viên liên hệ trực tiếp, hướng dẫn từng thao tác giao dịch nên người tham gia dễ dàng nhảy vào.
“Đừng liều lĩnh tham gia rồi kêu cứu”
TS Hiếu chia sẻ đã tham khảo một số người chơi Forex nói rằng họ thật sự có lãi. Tuy nhiên, ông cho rằng không có cơ sở bảo đảm đó là lợi nhuận phát sinh thật sự từ giao dịch Forex hay một chiêu lừa của các sàn.
Cụ thể, khi nhà đầu tư đặt lệnh mua bán ngoại tệ, sàn Forex thông báo đã thực hiện giao dịch nhưng người tham gia không thể nắm được cụ thể sàn giao dịch thế nào. TS Hiếu đặt nghi vấn lợi nhuận thời gian đầu sàn trả cho người tham gia có thể là bẫy để kích thích nhà đầu tư tiếp tục đổ thêm nhiều tiền. Sau đó, người tham gia có thể mất hết tiền khi sàn Forex sập, biến mất.
Lời khuyên của chuyên gia tài chính này là nhà đầu tư không nên tham gia các sàn Forex vì rủi ro rất lớn. Nhà đầu tư không có bất kỳ văn bản pháp lý làm cơ sở để được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, lừa đảo.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cảnh báo người dân không nên tham gia các sàn Forex. Ảnh: Đ.Trung.
Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc Điều hành Công ty ASL Law, cũng nhấn mạnh rủi ro khi tham gia các sàn Forex tại Việt Nam. Do hoạt động của các sàn giao dịch này chưa được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận, khi xảy ra tranh chấp pháp lý do tổ chức giao dịch vi phạm nghĩa vụ, người tham gia sẽ không được pháp luật bảo hộ, bảo vệ quyền lợi.
Luật sư Khương nhận định hành vi tham gia sàn Forex của nhà đầu tư không vi phạm các quy định hiện hành do khung pháp lý chưa quy định cụ thể về hoạt động này. Tuy nhiên, khi tham gia các sàn Forex, nhà đầu tư có thể vi phạm quy định về việc chuyển tiền ra nước ngoài. Nhưng trong thực tế, việc truy vết các giao dịch này không dễ dàng.
Ông Khương cho biết Forex là một kênh đầu tư được công nhận tại nhiều nước nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ các sàn không có nguồn gốc rõ ràng, có thể sập bất kỳ lúc nào chiếm tỷ lệ lớn. Do đó, cần phải cảnh báo người chơi về rủi ro của các sàn giao dịch này.
PGS Bảo cho rằng nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa vào hiểu biết của bản thân và tham khảo những người xung quanh trước khi tham gia các kênh đầu tư. Người tham gia không nên liều lĩnh nhảy vào đầu tư rồi kêu cứu với cơ quan quản lý khi thua cuộc, bị lừa đảo.
Bị "tước mất" gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán
CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước - đơn vị quản lý KCN lớn nhất TP.HCM bất ngờ lỗ ròng 788 tỷ đồng năm 2019 sau khi kiểm toán. Trước đó, báo cáo tài chính tự lập của công ty hạch toán lợi nhuận trước thuế tới 188 tỷ đồng.
Chuyển lãi thành lỗ khủng
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (Hiệp Phước Corp) nằm ở huyện Nhà Bè với tổng diện tích 1.686ha. Đây là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất của TP.HCM. Tiền thân của HIPC là dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp tân Thuận (IPC), một doanh nghiệp Nhà nước của TP.HCM.
Khu công nghiệp Hiệp Phước - Nhà Bà (TP.HCM)
Hiện nay, Tân Thuận vẫn là cổ đông lớn nhất chiếm 30,5% cổ phần HIPC, ngoài ra còn có một cổ đông khác là công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc nắm giữ 33,3% cổ phần.
Mới đây, HPIC đã công bố báo cáo tài chính đã soát xét 2019 với kết quả thua lỗ nặng nề. Đáng chú ý, mức lãi sau thuế hơn 180 tỷ đồng của công ty đã trở thành khoản lỗ lên đến gần 788 tỷ đồng sau kiểm toán.
Cụ thể, tổng doanh thu của HPIC tăng nhẹ 3% sau kiểm toán, đạt 716 tỷ đồng nhờ công ty đã trích trước một phần khoản dự thu của doanh thu hoạt động tài chính. Tuy nhiên tổng chi phí của công ty lại cao gấp 3 lần, lên tới hơn 1,503 tỷ đồng khiến HPI ghi nhận khoản lỗ lên đến 788 tỷ đồng, cách xa so với mức lãi 180 tỷ đồng mà công ty đã báo cáo trước đó.
Theo giải trình của HPIC, tổng chi phí tăng cao là do công ty đã cập nhật lại giá vốn cho thuê đất Khu Công Nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 1 và 2 theo đơn giá nộp tiền thuê đất một lần cho nhà nước đã được Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM đệ trình lên Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM ngày 22/8/2019 với số tiền 712 tỷ đồng và ghi nhận khoản dự phòng trị giá 275 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu thuần của công ty, doanh thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng - giai đoạn 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 73%) đạt 463 tỷ đồng, ngoài ra còn có doanh thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng - giai đoạn 1 đạt 116 tỷ đồng.
Với mức lỗ 788 tỷ đồng trong năm 2019, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế trên báo cáo tài chính của HIPC hiện âm 745 tỷ đồng.
HIPC đang phải gánh khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng vào cuối năm 2019, tăng 40% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, nợ ngắn hạn của công ty đạt gần 2.895 tỷ đồng, tiếp tục vượt đến 163% so với tài sản ngắn hạn.
Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ...
Ngoài ra, kiểm toán có nêu ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc chưa ghi nhận khoản lãi chậm thanh toán từ CTCP Hùng Hương theo các hợp đồng thuê đất có liên quan. Tại ngày lập BCTC, công ty vẫn đang trong quá trình làm việc với Hùng Hương để quyết toán giá trị cần ghi nhận.
Dựa trên thông tin hiện có, kiểm toán cho biết không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính đầy đủ của khoản lãi chậm thanh toán được ghi nhận tại ngày 31/12/2019, do đó kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết điều chỉnh khoản mục nói trên hay không.
Cùng với đó, kiểm toán còn nhấn mạnh việc sử dụng đơn giá tiền thuê đất tạm tính là 1,764 triệu đồng/m2 theo hồ sơ thẩm định phương án giá đất được Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã đệ trình lên Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM ngày 22/8/2019, để ghi nhận giá vốn của hoạt động cho thuê lại đất và nghĩa vụ nộp tiền thuê đất cho Nhà nước.
Theo đó, công ty đã ghi nhận thêm một khoản trị giá hơn 712 tỷ đồng vào giá vốn hàng năm do ảnh hưởng của việc cập nhật ghi nhận tăng tiền thuê đất nêu trên so với những năm trước.
Thêm vào đó, công ty cũng ghi nhận khoản dự phòng trị giá 275 tỷ đồng liên quan đến các hợp đồng cho thuê lại đất đã ghi nhận doanh thu hàng năm, phát sinh từ việc điều chỉnh tăng đơn giá tiền thuê đất nêu trên. Vào ngày lập BCTC này, công ty vẫn đang trong quá trình làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của TP.HCM để xác định giá thuê cuối cùng.
Đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam muốn tăng thêm hơn 80 tỷ tiền vốn Savico dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 1:3 để tăng thêm 83 tỷ đồng vốn điều lệ nhằm thực hiện các kế hoạch kinh doanh sau khi hàng loạt quỹ ngoại thoái vốn. Hội đồng Quản trị Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu để...