Lợi nhuận Văn Phú Invest tăng đột biến trong quý III
Quý III/2018, lợi nhuận sau thuế của Văn Phú Invest đạt 120,6 tỷ đồng gấp 7,7 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 120,5 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (mã : VPI) công bố báo cáo tài chính quý III/2018 với kết quả doanh thu, và đặc biệt là lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
Trong quý III, doanh thu thuần của công ty tăng đột biến đạt 210 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ, trong khi chi phí giá vốn giảm đến 58% nên lợi nhuận gộp thu về gần gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 182,6 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do trong quý III, Văn Phú Invest ghi nhận 9,4 tỷ đồng doanh thu bán hàng và 1,4 tỷ đồng doanh thu hợp đồng xây dựng, trong khi cùng kỳ không phát sinh những khoản này.
Doanh thu từ kinh doanh bất động sản tăng từ 130 tỷ đồng ở cùng kỳ lên 210 tỷ đồng đã góp phần làm tăng đáng kể doanh thu chung. Ngược lại, giá vốn hàng bán đã giảm đến 58%, dẫn đến lợi nhuận gộp cao gấp 2,8 lần cùng kỳ với gần 183 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính gấp 115 lần cùng kỳ, đạt 13.8 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi và tiền cho vay, trong khi cùng kỳ chỉ có 120 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng cao không kém cạnh, ghi nhận 23 tỷ đồng, tức gấp 2, 5 lần cùng kỳ do phát sinh 12 tỷ đồng chi phí tài chính khác mà ở cùng kỳ không có.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 19%, ghi nhận 24 tỷ đồng. Công ty không ghi nhận chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Văn Phú Invest báo lãi sau thuế 120,6 tỷ đồng trong quý III/2018, gấp 7,7 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 120,5 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu đạt 261,3 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ và còn cách rất xa mục tiêu 2.334 tỷ đồng đặt ra cho cả năm; lợi nhuận ròng đạt 128 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ và mới chỉ hoàn thành 21% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 127,5 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2018, tổng tài sản công ty đạt 4.397 tỷ đồng, tăng 660 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó giá trị hàng tồn kho chiếm 1.062 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại một số dự án như KĐT An Hưng (715 tỷ đồng), Dự án Hồ Tây (104 tỷ đồng),…
Trên thị trường chứng khoán, thời gian gần đây, cổ phiếu VPI đang trong giai đoạn tăng giá, hiện đang giao dịch tại mức 43.400 đồng/cp, tăng 2,6% so với trước đó 1 tháng.
Video đang HOT
Mức tay này chưa phải đột biến nhưng trong bối cảnh thời gian gần đây, thị trường chứng khoán nhìn chung rơi vào vùng giảm điểm do tác động từ chính trường quốc tế, nhiều nhóm ngành và mã cổ phiếu theo đó khó lòng tăng trưởng mạnh thì tăng giá đã là một nỗ lực.
Riêng về cổ phiếu bất động sản, mặc dù kết quả kinh doanh khả quan tuy nhiên cần nhiều hơn cho một con sóng mới. Chưa kể, nhóm này đang cho thấy sự phân hóa mạnh, tương xứng với quy mô doanh nghiệp.
Trong một sự kiện của công ty mới đây, Phó Tổng giám đốc Đoàn Châu Phong cho biết, sự kiện Văn Phú chính thức niêm yết trên SGDCK Hà Nội ngày 28/11/2017 đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường mới cho sự phát triển bền vững của hệ thống Văn Phú.
Sự kiện trở thành Công ty đại chúng thể hiện tính đúng đắn trong tầm nhìn của Ban lãnh đạo công ty, mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư và chính thức đưa Văn Phú trở thành một trong những doanh nghiệp tao dưng đươc uy tin, thương hiêu lớn mạnh trên thị trường BĐS tại Việt Nam.
Với mã giao dịch VPI, Văn Phú đã khẳng định vị thế cũng như giá trị khi tại thời điểm năm 2018, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán đã đạt gần 6.800 tỷ đồng và nằm trong top 10 doanh nghiệp BĐS có mức vốn hóa lớn nhất.
Theo thuonggiaonline.vn
VnIndex tăng gần 4 điểm, VPI của ông Tô Như Toàn tăng nhẹ ngày chào sàn
Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, VnIndex đã tăng 3,43 điểm (0,36%) lên 960,78 điểm trong phiên giao dịch ngày 29.6 nhờ những nỗ lực trong nửa cuối phiên của các "cổ phiếu họ Vin" và các cổ phiếu vốn hóa lớn VNM, GAS... Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu VPI của ông Tô Như Toàn cũng tăng nhẹ 0,23% trong ngày chào sàn HOSE.
Bị bán ròng, "cổ phiếu họ Vin" vẫn đứng vững
Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, VnIndex lấy lại sắc xanh trong phiên giao dịch cuối tuần nhờ những nỗ lực trong nửa cuối phiên.
Phiên giao dịch ngày 29.6 trên TTCK Việt Nam khép lại với những diễn biến tái chiều của các chỉ số. Trong khi VnIndex tăng 3,43 điểm (0,36%) lên 960,78 điểm nhờ sự hỗ trợ của một số Bluechips như VHM, VRE, GAS, cũng như một vài cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, HDB, TPB thì Hnx-Index lại giảm 0,52%.
Biến động chỉ số VnIndex trong quý II.2018 (Ảnh: I.T)
Nhóm ngân hàng có giao dịch phân hóa khá mạnh, ngoại trừ một vài cổ phiếu tăng điểm kể trên thì ACB, MBB, VPB, CTG...lại giảm điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn khá thấp với giá trị giao dịch khoảng 4.600 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với giá trị khoảng 270 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, chứng khoán về cuối phiên có diễn biến khả quan hơn đôi chút nhờ sự phục hồi của thị trường. Nhóm dầu khí PVD, PVC, PVB, GAS...đồng loạt tăng điểm trước sự phục hồi của giá dầu.
"Cặp đôi cổ phiếu bầu Đức" là HAG, HNG có phiên giao dịch đáng chú ý khi đồng loạt đóng cửa gần cao nhất phiên. Ngược lại, PNJ tiếp tục gây thất vọng khi giảm sâu xuống 87.000 đồng. YEG cũng không có nhiều cải thiện khi tiếp tục giảm sàn, rơi vào tình trạng trắng bên mua.
Trên HSX, khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với 3,69 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 282,42 tỷ đồng. Trong đó, VIC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 272 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là HPG (33,15 tỷ đồng), MSN (18,61 tỷ đồng), VRE (13,21 tỷ đồng), CTG (12,95 tỷ đồng).
VIC, VRE góp mặt trong danh sách Top 5 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trên HOSE
Dù đóng góp tới 2 trong số 5 mã bị khối ngoại bán ròng trên HSX trong phiên giao dịch ngày 29.6, song các "cổ phiếu họ Vin" cuả tỷ phú Phạm Nhật Vượng là VIC, VHM, VRE vẫn có những sự đóng góp vào đà tăng nhẹ của chỉ số VnIndex, đặc biệt là VHM khi mã này đảo chiều tăng 2,18%, lên 112.400 đồng/cổ phiếu sau khi liên tục ở trong tình trạng "đỏ lửa" khiến thị trường thiếu đi động lực bứt phá trong phiên giao dịch sáng 29.6.
Còn cổ phiếu VIC sau khoảng thời gian dằng co giữa tăng và giảm giá trị giao dịch cũng đã ổn định ở mức giá tham chiếu ở thời điểm đóng cửa phiên. Trong khi cổ phiếu VRE tăng nhẹ 700 đồng/cổ phiếu (1,84%) sau 3 phiên giảm liên tiếp.
Những diễn biến kể trên đã giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vững mốc 77.826,68 tỷ đồng sau khi giảm khoảng 12.800 tỷ đồng do rơi vào ngày ĐKCC trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (VIC) với tỷ lệ 100:21.
Theo đó, Vingroup dự kiến phát hành gần 554 triệu cổ phiếu chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 21%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt hơn 5.500 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế năm 2017, Thời gian thực hiện trong quý II và III.2018.
Vingroup vẫn giữ nguyên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 là 21% nhưng đã thay đổi về cách thức thực hiện. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2018 công bố cuối tháng 5 vừa qua, các cổ đông của Tập đoàn đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2017, trong đó chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế lũy kế tới năm 2017 với tỷ lệ 10%, tương ứng tổng giá trị cổ tức là 2,637 tỷ đồng. Phần còn lại sẽ được chi trả bằng tiền mặt lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế lũy kế đến hết quý I.2018 với tỷ lệ 11%. Song sau đó, Vingroup đã quyết định chi trả cổ tức năm 2017 hoàn toàn bằng cổ phiếu.
Cổ phiếu VPI của ông Tô Như Toàn tăng nhẹ ngày chào sàn
Phiên giao dịch ngày 29.6, TTCK Việt Nam cũng chứng kiến 160 triệu cổ phiếu VPI của CTCP Đầu tư Văn Phú Invest do ông Tô Như Toàn làm Chủ tịch HĐQT chính thức giao dịch trên HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 43.500 đồng/cổ phiếu.
Với biên độ dao động giá trong ngày đầu "chuyển nhà", cổ phiếu VPI có thể tăng trần lên mức 52.200 đồng/cổ phiếu, song trong ngày đầu giao dịch trên HOSE, cổ phiếu VPI có lúc chỉ được giao dịch ở mức giá 42.700 đồng/cổ phiếu, giảm 1,84% so với mức giá chào sàn. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu VPI chỉ tăng nhẹ 100 đồng/cổ phiếu (0,23%).
160 triệu cổ phiếu VPI của CTCP Đầu tư Văn Phú Invest do ông Tô Như Toàn làm Chủ tịch HĐQT chính thức giao dịch trên HOSE hôm nay
Văn Phú Invest được thành lập từ năm 2003 với địa hạt kinh doanh chính là đầu tư bất động sản, đặc biệt là dấu ấn dự án khu đô thị Văn Phú vào năm 2009. Sau đó, VPI dần ghi điểm với hàng loạt dự án như tòa nhà The Văn Phú Victoria, Tổ hợp chung cư cao tầng Home City, trường Đại học Y Tế Công Cộng, dự án BOT cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân...
Hiện nay, Văn Phú đang triển khai xây dựng nhiều dự án lớn như The Terra - Hào Nam, Grandeur Palace - Giảng Võ, Grandeur Palace - Phạm Hùng...
Trong giai đoạn chuyển sàn từ HNX sang HoSE, Văn Phú Invest dồn dập đón nhiều thông tin tích cực liên quan đến tình hình kinh doanh.
Quý I.2018, Văn Phú Invest đạt doanh thu thuần hơn 14,6 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số hơn 813 triệu vào quý I.2017. Lãi sau thuế đạt gần 5,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2018, Văn Phú Invest đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất hơn 2.334 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 604 tỷ đồng, tăng lần lượt 160% và 44,5% so với thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến ở mức 16%.
Mới đây nhất, VPI cũng là 1 trong số ít các doanh nghiệp được Hà Nội trao giấy chứng nhận đầu tư dự án nghìn tỷ, đó là dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng (tại khu đô thị An Hưng) với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng đến từ đâu? Tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn khả quan với không ít nhà băng đạt lợi nhuận 9 tháng tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Vậy, lợi nhuận ngân hàng đến chủ yếu từ đâu? Bức tranh sáng màu Đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh...