Lợi nhuận trước thuế quý 3/2020 Nam A Bank tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm 2019
9 tháng đầu năm 2020, Nam A Bank đã chú trọng củng cố hoạt động, tập trung mọi nguồn lực nhằm nâng cao năng lực quản trị, tăng cường tiềm lực tài chính, đổi mới sản phẩm dịch vụ dựa trên yếu tố cốt lõi là công nghệ để cung cấp các giải pháp tài chính an toàn, hiệu quả cho khách hàng.
Khách hàng giao dịch tại Nam A Bank
Kết thúc quý III/2020, các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của Nam A Bank tiếp tục tăng trưởng khả quan, đặc biệt các chỉ tiêu như tổng tài sản, huy động vốn thị trường…đã chạm mốc kế hoạch của toàn năm 2020.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Nam A Bank, quý III/2020, thu nhập lãi thuần đạt 691,029 tỷ đồng (tăng gần 44% so với cùng kỳ năm 2019), cùng đó hoạt động dịch vụ và ngoại hối có mức tăng trưởng khởi sắc như: thu thuần dịch vụ đạt 26,149 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ) và thu thuần kinh doanh ngoại hối đạt 14,119 tỷ đồng (tăng đến 93% so với cùng kỳ). Qua đó đưa tổng thu nhập thuần đạt 732,601 tỷ đồng (tăng đến 51% so với cùng kỳ quý 3 năm trước), đó là nguyên nhân chính yếu giúp lợi nhuận trước thuế quý III/2020 của Nam A Bank đạt đến 186,839 tỷ đồng (tăng 42,64% so với cùng kỳ năm 2019).
Đặc biệt, một số chỉ tiêu quy mô trọng yếu của Nam A Bank đạt mức tăng trưởng rất tốt trong 9 tháng đầu năm, và có mức tăng trưởng vượt bậc so với mức tăng của ngành, qua đó giúp Nam A Bank hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng quy mô cả năm 2020 chỉ sau 9 tháng đầu năm, cụ thể : Tổng tài sản đạt gần 120.000 tỷ đồng (tăng 26,2% so với đầu năm và hoàn thành 103% kế hoạch cả năm), huy động vốn và phát hành giấy tờ có giá đạt gần 100.000 tỷ đồng (tăng 32% so với đầu năm và hoàn thành đến 108% kế hoạch cả năm), dư nợ cho vay đạt hơn 86.000 tỷ đồng (tăng 27,3% so với đầu năm và hoàn thành đến 105% kế hoạch cả năm).
Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, Nam A Bank tiếp tục chú trọng vào củng cố nền tảng hoạt động, định hướng phát triển bền vững và hiệu quả. Chất lượng tín dụng 9 tháng đầu năm của Ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu được duy trì và kiểm soát theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, tổng tài sản liên tục gia tăng về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, Nam A Bank là một trong 10 ngân hàng đã sạch nợ xấu tại VAMC, thể hiện quyết tâm cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng. Từ đâu năm đến nay, Nam A Bank tiếp tục “phủ sóng” thương hiệu khi mở mới 3/5 chi nhánh được Ngân hàng nhà nước phê duyệt, đưa tổng số đơn vị kinh doanh lên 107 điểm. Sắp tới, Ngân hàng sẽ khai trương và hoạt động tại Bạc Liêu và Thừa Thiên Huế…
Video đang HOT
Song song đó, Ngân hàng cũng tăng chi phí dự phòng để sẵn sàng làm nền tảng ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Khách hàng trải nghiệm công nghệ tại Nam A Bank
Bên cạnh tăng cường tiềm lực tài chính, Nam A Bank không ngừng nỗ lực ứng dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ và hệ thống quản trị ngân hàng. Trong năm 2020, Nam A Bank đã triển khai robot OPBA vào giao dịch trên toàn hệ thống và chuẩn bị đưa One bank – hệ thống máy giao dịch tự động đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch ngân hàng vào phục vụ khách hàng. Đồng thời, chuẩn bị triển khai ứng dụng eKYC – định danh khách hàng điện tử vào giao dịch nhằm đơn giản hóa quy trình xác minh khách hàng, giúp khách hàng giảm bớt thời gian, công sức đến quầy giao dịch trực tiếp. Tất cả những hoạt động này sẽ giúp Nam A Bank tiết giảm chi phí vận hành, cải thiện năng suất nhờ tính chuẩn xác cao trong thực hiện giao dịch, khả năng thu thập và xử lý lượng lớn thông tin khách hàng.
Một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới của Nam A Bank trong 28 năm xây dựng phát triển là hơn 389 triệu cổ phiếu NAB đã chính thức lên sàn UPCoM trong đầu tháng 10 này. Chỉ trong ngày đầu tiên lên UPCoM, giá cổ phiếu (CP) NAB của Nam A Bank đã tăng 19% so với mức giá tham chiếu 13.500 đồng/CP, chốt tại mức 16.000 đồng/cp. Vốn hóa của Ngân hàng theo đó đạt hơn 6.224 tỷ đồng, cao hơn các ngân hàng có vốn điều lệ tương đương đang giao dịch trên UPCoM.
Đại diện Nam A Bank cho biết: “T rong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường tài chính ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều thách thức do tác động của dịch Covid-19 nhưng tập thể cán bộ nhân viên Nam A Bank đã nỗ lực vượt qua khó khăn để ổn hoạt động kinh doanh. Những kết quả ấn tượng trong 9 tháng đầu năm như: Gia tăng chất lượng tài sản, đẩy mạnh “số hóa”, niêm yết trên sàn chứng khoán, nhận hàng loạt giải thưởng uy tín… là một trong những bằng chứng rõ nét cho hoạt động bền vững của Nam A Bank”.
Những tháng cuối năm 2020, với việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhu cầu cho vay kinh doanh và tiêu dùng dự kiến sẽ tăng. Theo đó, Nam A Bank tiếp tục tăng cường các hoạt động kinh doanh, triển khai nhiều chương trình ưu đãi đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Những hoạt động này sẽ góp phần tạo bước chuyển dịch mới để Ngân hàng sớm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
Nhận hàng loạt giải thưởng từ các tổ chức uy tín
Với những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, mới đây, Nam A Bank đã vinh dự nhận được hàng loạt các giải thưởng uy tín như: Corporate Excellence Award – Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á và Fast Enterprise Award – Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2020; Giải thưởng Ứng dụng Ngân hàng Bán lẻ Sáng tạo nhất Việt Nam 2020 – Most Innovative Retail Banking App Vietnam 2020 do Tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng; Giải thưởng Ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng năm 2020 – Leading License In Credit Cardmember Base Growth 2020 do Tổ chức thẻ Quốc tế JCB trao tặng.
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi
Hàng loạt ngân hàng thương mại thay đổi biểu lãi suất huy động trong tháng 11, theo hướng giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Xu hướng giảm lãi suất tiền gửi tiếp tục diễn ra ở nhiều ngân hàng, khi biểu lãi suất huy động vừa có sự thay đổi ở các kỳ hạn.
Trong biểu lãi suất tiền gửi mới nhất, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước điều chỉnh giảm thêm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn. Người gửi tiền kỳ hạn 6-9 tháng nhận lãi suất 4%/năm; kỳ hạn 12 tháng còn 6%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm về 5,7%/năm và kỳ hạn 36 tháng chỉ còn 5,4%/năm. Các mức lãi suất mới này đã giảm từ 0,2-0,4 điểm % so với biểu lãi suất hồi tháng 10.
Ghi nhận của Báo Người Lao Động, hàng loạt ngân hàng khác như ACB, VIB, Nam A Bank, LienVietPostBank, ABBANK, SCB, Bản Việt, MB... cũng tiếp tục xu hướng giảm lãi suất huy động trong tháng 11. Mức giảm lãi suất diễn ra ở các kỳ hạn, trong đó tập trung nhiều hơn vào kỳ hạn dài.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm ở nhiều ngân hàng. Ảnh: Lam Giang
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) giảm hàng loạt lãi suất ở các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,1-0,2 điểm % so với trước đó. Hiện lãi suất gửi từ 36-60 tháng giảm về 6,3%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), trong bảng lãi suất áp dụng từ 5-11, ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn 2 tháng xuống 3,4%/năm; kỳ hạn 3 tháng còn 3,6%/năm; gửi 9 tháng còn 5%/năm; từ 15-36 tháng giảm còn 6,3%/năm... Các mức lãi suất này đã giảm thêm từ 0,2-0,3 điểm % so với biểu lãi suất hồi tháng 10.
Đáng lưu ý, một số ngân hàng hiện chỉ huy động tiền gửi đến 36 tháng, thay vì 60 tháng như trước.
Trong biểu lãi suất mới nhất từ đầu tháng 11, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng tiếp tục giảm ở kỳ hạn dài từ 14 tháng trở lên. Cụ thể, khách gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 14-17 tháng còn 6,9%/năm, giảm 0,1 điểm % so với tháng trước. Các kỳ hạn từ 18-29 tháng xuống còn 7%/năm; người gửi từ 30-36 tháng lãi suất về 6,6%/năm, mức giảm mạnh hơn là 0,2 điểm % so với biểu lãi suất trước đó.
Một lãnh đạo Nam A Bank cho biết xu hướng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra trong tháng 11, trong bối cảnh thanh khoản của các ngân hàng vẫn dồi dào. Dù lãi suất giảm nhưng dòng tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng. Các ngân hàng điều chỉnh hạ lãi suất đầu vào là cơ sở để giảm thêm lãi suất cho vay, tăng sức cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng tốt.
Đặc biệt, một số ngân hàng cho biết dòng tiền gửi dài hạn có xu hướng tăng lên và ổn định hơn, phản ánh nhu cầu khách hàng chọn gửi dài hạn để có lãi suất cao hơn.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 10 tháng ở TP HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cho biết, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP đến cuối tháng 10 đạt hơn 2,71 triệu tỉ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm ngoái. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn mới tăng 5,5% so với cuối năm trước.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, tín dụng trên địa bàn TP từ đầu năm đến nay tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, nhưng đã bắt đầu hồi phục từ tháng 9 với mức tăng cao nhất so với các tháng trước đó. Đây là tín hiệu cho thấy các ngành kinh tế đang dần hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhu cầu vay vốn...
Nam A Bank: Lợi nhuận trước thuế quý III/2020 tăng 42% so cùng kỳ Kết thúc quý III/2020, các chỉ tiêu kinh doanh của Nam A Bank tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt các chỉ tiêu như tổng tài sản, huy động vốn thị trường... chạm mốc kế hoạch của toàn năm 2020. Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Nam A Bank, quý III/2020, thu nhập lãi thuần đạt 691,029 tỷ đồng (tăng...