Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của VIB đạt 2.356 tỷ đồng
Tại ngày 30/06/2020, tổng tài sản của VIB đạt trên 202 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 140 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm, trong đó cho vay bán lẻ tăng 8%.
Theo báo cáo tài chính quý II/2020 vừa công bố, kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) báo cáo tổng doanh thu đạt 4.815 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.356 tỷ đồng, đạt trên 52% kế hoạch năm. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 1.022 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng doanh thu.
Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động ở mức 2.037 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu duy trì 42%. Kết quả trên có được nhờ việc VIB xác định chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp, thích ứng với thị trường biến động và nhanh chóng khôi phục trạng thái hoạt động ngay khi hoạt động kinh tế – xã hội trở lại bình thường.
Tại ngày 30/06/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 202 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 140 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm, trong đó cho vay bán lẻ tăng 8%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 1,96%.
Với việc quản trị rủi ro chặt chẽ, linh hoạt, ngân hàng đã duy trì các chỉ số rủi ro và các hệ số an toàn ở mức thận trọng, tỷ lệ an toàn vốn Basel II ở mức 10,0%, so với mức tối thiểu 8% do NHNN quy định, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ở mức 74,6% so với mức trần 85% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 34,4% so với trần 40%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ quý 1 năm 2020, VIB đã chủ động hỗ trợ giảm lãi suất từ 0,5% đến 2,0%/năm cho các khách hàng có nguy cơ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tính tới 30/06/2020, có khoảng 8.800 khách hàng với trên 9.200 tỷ đồng dư nợ được hưởng hỗ trợ này trong nỗ lực của VIB nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Được biết, nhằm đáp ứng tối đa và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu của người dùng đối với thanh toán không tiền mặt trong điều kiện mới, VIB đã tăng cường đẩy mạnh đầu tư và đặt rất nhiều tâm huyết vào việc ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ học máy, trí tuệ nhân tạo (AI) để 100% số hóa quy trình phê duyệt hạn mức tín dụng và phát hành thẻ cho khách hàng
Eximbank thông tin chính thức về lùm xùm nhân sự cấp cao
Ông Yasuhiro Saitoh đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay ông Cao Xuân Ninh.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank - mã EIB) vừa phát đi thông cáo báo chí về tình hình nhân sự cấp cao của ngân hàng này.
Theo Eximbank, vừa qua, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội có đăng tải và lan truyền nhiều thông tin khác nhau về nhân sự cấp cao có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu của Eximbank.
Để rộng đường thông tin, Eximbank thông tin như sau:
- Nhìn một cách tổng thể, thời gian qua, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Eximbank đã tổ chức các phiên họp để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT phục vụ cho các hoạt động quản trị điều hành hàng ngày của ngân hàng. Trong đó, có một số phiên họp phát sinh những ý kiến khác nhau liên quan đến các thủ tục, trình tự và hiệu lực pháp lý của các Biên bản và Nghị quyết liên quan. Thực trạng này cũng phản ánh đúng những khác biệt từ những góc nhìn khác nhau của các thành viên HĐQT.
- Dù vậy, cho đến nay Eximbank đang hoạt động ổn định, hiệu quả và kiểm soát tốt các hoạt động hàng ngày. Điều này khẳng định HĐQT Eximbank hiện nay với sự dẫn dắt của ông Cao Xuân Ninh - Chủ tịch HĐQT đã điều hành có trách nhiệm và hiệu quả trong công tác chỉ đạo, quản trị Eximbank. Việc này được thể hiện thông qua tổ chức hàng loạt các cuộc họp và ban hành nhiều Nghị quyết để thể hiện chức trách giao phó, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Điều hành.
- Về việc từ nhiệm của ông Cao Xuân Ninh như báo chí đã thông tin, ngày 25/6/2020, HĐQT đã tổ chức phiên họp HĐQT theo đúng các quy định của pháp luật và điều lệ Eximbank. Theo đó, HĐQT đã chấp thuận cho ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, HĐQT đã thông qua với tỉ lệ đồng thuận cao bầu Ông Yasuhiro Saitoh - hiện đang giữa vị trí Phó Chủ tịch HĐQT sẽ đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ngân hàng thay Ông Cao Xuân Ninh.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2020, Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế tăng 31% so với cùng kỳ, chi phí hoạt động của Eximbank giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
Hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II là 11,53% (so với quy định tối thiểu là 8%); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn là 30% (so với quy định tối đa 40%), tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) hiện đang tuân thủ ở mức 81,42% (quy định tối đa là 85%) và các chỉ số an toàn thanh khoản khác đều được đảm bảo trong ngưỡng an toàn cao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 30/6/2020 tới đây, Eximbank sẽ tiến hành đồng thời 2 đại hội: Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2020 và Đại hội Đồng cổ đông bất thường tại White Palace. Như chương trình đại hội dự kiến Eximbank đã công bố, trong đó có những nội dung mà các cổ đông quan tâm sẽ được đưa ra giải quyết một cách minh bạch và công khai tại Đại hội.
Được biết, mới đây Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn kiến nghị của Công ty Cổ phần Thắng Phương và nhóm các cổ đông Eximbank gửi Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới Ngân hàng Nhà nước để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; đề nghị có văn bản trả lời các doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/9/2020.
Năm 2020, Techcombank phấn đấu lợi nhuận 13.000 tỷ đồng Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 13.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 431.483 tỷ đồng, huy động vốn đạt 268.820 tỷ đồng, dự nợ tín dụng 291.586...