Lợi nhuận Toyota giảm 42%
Chi phí sản xuất tăng cao, sản lượng ô tô bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu linh kiện, chip bán dẫn… góp phần khiến lợi nhuận của Toyota giảm đáng kể.
Báo cáo tài chính mới nhất vừa được Toyota công bố khiến không ít chuyên gia phân tích bất ngờ đồng thời kéo giá trị cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới sụt giảm.
Trong quý I vừa qua (tính theo năm tài chính vừa kết thúc ngày 30.6) lợi nhuận của Toyota chỉ đạt 578,66 tỉ yen (tương đương 4,35 tỉ USD) CARSCOOP
Cụ thể, trong quý I vừa qua (tính theo năm tài chính vừa kết thúc ngày 30.6) lợi nhuận của Toyota chỉ đạt 578,66 tỉ yen (tương đương 4,35 tỉ USD). Trước đó, vào cùng kỳ năm ngoái hãng xe Nhật kiếm được 997,4 tỉ yen (tương đương 7,5 tỉ USD).
Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận của Toyota – nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã sụt giảm tới 42%. Con số này hoàn toàn nằm ngoài các dự báo trước đó được đưa ra. Cụ thể, căn cứ vào tình trạng gián đoạn sản xuất của Toyota trong thời gian qua, các chuyên gia trong ngành từng đưa ra dự báo lợi nhuận của hãng xe Nhật sẽ giảm nhưng mức giảm được dự đoán chỉ khoảng 15%.
Video đang HOT
Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt linh kiện, chip bán dẫn… ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của Toyota CARSCOOP
Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ lợi nhuận của Toyota đã giảm gần gấp 3 lần so với dự báo của các chuyên gia. Điều này kéo giá cổ phiếu của Toyota giảm 3% ngay sau khi hãng công bố báo cáo tài chính.
Tương tự các nhà sản xuất ô tô khác trên thế giới, Toyota đã gặp phải một số vấn đề về sản xuất khiến sản lượng sụt giảm và không thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong 3 tháng đầu tiên của năm tài chính Toyota đã 3 lần cắt giảm sản lượng do ảnh hưởng từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt linh kiện, chip bán dẫn… Điều này khiến sản lượng của Toyota giảm 10% trong quý I của năm tài chính.
Nhiều mẫu xe Toyota sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường CARSCOOP
Phát ngôn viên của Toyota cho biết: “Chúng tôi không thể sản xuất đủ lượng xe như kế hoạch đã đề ra, nhiều khách hàng đặt mua xe Toyota trên toàn cầu đang chờ giao xe”.
Với việc các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 tại Trung Quốc đang dần được dỡ bỏ, các vấn đề về nhân sự tại các nhà máy sản xuất dự kiến sẽ được giải quyết, hãng xe Nhật kỳ vọng sản lượng sản xuất sẽ tăng trong nửa cuối năm nay.
Toyota vẫn hướng đến việc hoàn thành mục tiêu sản xuất 9,7 triệu xe trong năm tài chính này CARSCOOP
Tuy nhiên, giống như phần còn lại của thế giới, Toyota cũng đang tính toán để đối phó với nguy cơ lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Nhà sản xuất ô tô dự kiến chi phí nguyên liệu trong cả năm sẽ tăng 17% so với ước tính trước đó, lên 1,7 nghìn tỉ yen (khoảng 12,7 tỉ USD).
Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Toyota vẫn giữ nguyên dự báo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cả năm. Toyota vẫn hướng đến việc hoàn thành mục tiêu sản xuất 9,7 triệu xe trong năm tài chính này và kỳ vọng doanh số ô tô mới sẽ gia tăng trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022.
Volvo, Toyota và GM tạm dừng sản xuất do thiếu linh kiện
Các hãng xe Volvo, Toyota và GM đã thông báo tạm dừng sản xuất đều do vấn đề thiếu hụt linh kiện để lắp ráp ô tô trên toàn cầu.
Mới đây, tình trạng thiếu hụt linh kiện vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến ngành ô tô trên toàn cầu do dại dịch COVID-19 cũng như cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo đó, Volvo vừa buộc phải cắt giảm 8 ca làm việc tại nhà máy lớn nhất của mình tại nhà máy Torslanda (Thụy Điển) từ ngày 27/3 đến ngày 1/4 do nguồn cung chip bán dẫn không ổn định; dù cũng thông báo việc dừng sản xuất chỉ là tạm thời nhưng Volvo cho biết tình trạng này có thể kéo dài đến giữa năm nay.
Volvo phải giảm ca sản xuất tại nhà máy ở Thụy Điển.
Volvo cũng lưu ý hãng đang cải thiện dần vấn đề nguồn cung nhưng hiện vẫn lệch so với sản lượng ô tô xuất xưởng nên nhà sản xuất Thụy Điển đã tạm dừng sản xuất để lượng linh kiện bắt kịp. Ngoài ra, Volvo cũng điều chỉnh lại mục tiêu cho năm 2022, kỳ vọng đạt doanh số gần tương đương với năm 2021.
Ngoài ra, Toyota cũng mới thông báo tạm ngừng hoạt động của các nhà máy tại Nhật Bản do động đất xảy ra ở vùng Tohoko vào ngày 16/3 ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của hãng.
Theo đó, Toyota đã tạm dừng sản xuất tại 18 dây chuyền của 11 nhà máy trong số tổng cộng 28 dây chuyền của 14 nhà máy tại Nhật Bản từ ngày 21/3 đến hết 26/3. Những dòng xe bị ảnh hưởng bởi vấn đề này gồm: Toyota GR Yaris , Mirai, Yaris Cross, RAV4, RAV4 HEV và tất cả các mẫu Lexus.
Mới đây, Genera Motors (GM) cũng mới thông báo tạm đóng cửa nhà máy của hãng ở Fort Wayne (bang Indiana, Mỹ) do gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến chip bán dẫn. Đây là cơ sở chuyên lắp ráp dòng xe bán tải Chevrolet Silverado và GMW Sierra 1500.
Nhà máy chuyên sản xuất Chevrolet Silverado tạm thời dừng hoạt đông.
Nhà sản xuất Mỹ cho biết đây là lần gián đoạn đầu tiên đối với xe bán tải cỡ lớn liên quan đến chip bán dẫn từ tháng 8/2021 nhưng thông báo nguồn cung của loại linh kiện này đã ổn định hơn so với năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu Nga tiếp tục xung đột với Ukraine thì nguồn cung chip bán dẫn càng bị ảnh hưởng. 2 quốc gia này hiện cung cấp đến 70% khí Neon trên toàn cầu, chuyên sử dụng trong việc sản xuất chip. Do đó, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng nếu cuộc xung đột kéo dài đủ lâu có thể dẫn đến làn sóng thiếu hụt chip bán dẫn thứ hai.
Toyota hạ sản lượng toàn cầu vì thiếu hụt một thứ từ Việt Nam Toyota vừa công bố hạ 15% sản lượng toàn cầu trong tháng 11 vì thiếu chip bán dẫn nhưng sẽ tăng bù lại trong tháng 12 và quý I năm sau để đạt mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm tài khóa. Theo Paultan, việc Toyota thiếu linh kiện trong giai đoạn tháng 9 tới 11 năm nay là do COVID-19...