Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của ABBank suy giảm, nợ xấu tăng
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của ABBank suy giảm 2,6% về mức 753 tỷ đồng dù quý 3 tăng trưởng nhờ cắt giảm chi phí và dự phòng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng và đi lùi đối lập nhau.
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 612 tỷ đồng, tăng gần 8% so cùng kỳ 2019. Hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh gần 67% lên 72 tỷ đồng. Hay kinh doanh ngoại hối đạt 107 tỷ đồng, tăng 51%.
Ngược lại, nhiều hoạt động đi lùi như mua bán chứng khoán đầu tư giảm gần 55% xuống còn 88 tỷ đồng. Hoạt động khác còn lao dốc mạnh hơn tới 92%. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần cũng giảm mạnh 42% về còn hơn 1 tỷ đồng.
Nhờ cắt giảm 10% chi phí về 399 tỷ đồng và dự phòng rủi ro tín dụng gần 6% về 135 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế của ABBank vẫn tăng trưởng gần 14% lên mức 282 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng không được khả quan như trong quý 3. Cụ thể, thu nhập lãi thuần giảm hơn 8% về còn 1.699 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 945 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch cả năm (1.358 tỷ). Còn lãi sau thuế giảm 2,6% về mức 753 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản có của ABBank suy giảm tới 9.381 tỷ đồng, xuống còn 93.024 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 3,8% lên 58.986 tỷ đồng. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán giảm gần 16% về mức 12.616 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của ABBank tăng 24% lên mức 1.632 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,31% của đầu kỳ lên 2,77%.
Còn về nợ phải trả, tiền gửi của khách hàng tăng 3,8% lên 72.280 tỷ đồng.
ABBANK lãi trước thuế 924 tỷ đồng sau 9 tháng, chuẩn bị lên sàn chứng khoán
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 30/09/2020, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đạt 924 tỷ đồng.
ABBANK lãi trước thuế 924 tỷ đồng sau 9 tháng, chuẩn bị lên sàn chứng khoán.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh đến hết ngày 30/09/2020, ABBANK đạt 924 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng; vốn chủ sở hữu đạt trên 8.348 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 93.076 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 9/2020, dư nợ tín dụng ABBANK đạt 59.139 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2019 và tăng 4% với đầu năm. Trong đó, dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân đạt 27.326 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm và tăng 18% so với cùng kỳ 2019; dư nợ nhóm khách hàng SMEs đạt 14.322 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm 2020 và ghi nhận mức tăng 30% so với cùng kỳ 2019.
Huy động từ khách hàng đến cuối quý III đạt 73.493 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu của ABBANK được kiểm soát ở mức 2,26% tổng dư nợ, tăng 0,54% so với cuối năm 2019. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ABBANK vẫn được giữ ổn định với RoE đạt 15,2%; RoA đạt 1,3%.
Ông Lê Hải - Tổng giám đốc ABBANK cho biết: "ABBANK sẽ kiên trì đẩy mạnh nhiều giải pháp kích cầu, phát triển các sản phẩm chủ lực hướng đến nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng hàng loạt chương trình hỗ trợ khách hàng vay vốn với lãi suất ưu đãi, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang dành nguồn ngân sách lớn nhằm đầu tư cho hạ tầng công nghệ, số hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng để phục vụ nhanh chóng hơn, an toàn hơn cho khách hàng, tiếp cận khách hàng tại các vùng sâu, vùng xa hoặc địa phương mà ABBANK chưa có mặt".
Về công tác quản trị, ABBANK cũng đã chính thức thông báo cho các cổ đông về việc chốt danh sách để thực hiện các thủ tục đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), chuẩn bị cho việc đăng ký giao dịch/niêm yết cổ phiếu trên sàn.
MSB: 9 tháng đầu năm vượt mục tiêu kế hoạch, tổng nợ xấu tăng 31% Tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2.4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2.1 lần) tăng mạnh nhất. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mới đây đã công bố BCTC quý 3/2020. Kết thúc quý III/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 166.500 tỷ...