Lợi nhuận Sabeco suy giảm sau 1 năm về tay người Thái
Chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với năm trước là hai nguyên nhân chính.
Reuters
Tổng công ty Bia – Rượi – Nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco, HoSE: SAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV.2018 và cả năm 2018.
Cụ thể, năm 2018, Sabeco đạt doanh thu thuần 35.948 tỷ đồng, chỉ tăng 5,1% so với năm 2017. Về chi phí, lớn nhất vẫn là chi phí bán hàng với 2.768 tỷ đồng (giảm 1,5%); kế đến là chi phí quản lý doanh nghiệp với 913 tỷ đồng (giảm 2,4%) và chi phí lãi vay với 35,2 tỷ đồng (giảm 16,4%).
Trích báo cáo tài chính SAB.
Lợi nhuận gộp của SAB giảm 8,8% xuống còn 8.084 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm từ 26% trong năm 2017 xuống còn 22,5% trong năm 2018.
Mặc dù tiết giảm chi phí nhưng kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Sabeco vẫn giảm 11,4% xuống còn 5.387 tỷ đồng, dù vẫn vượt 10% so với kế hoạch đề ra. Phía Sabeco cho biết, sở dĩ tỷ lệ giá vốn tăng là do chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với năm trước.
Video đang HOT
Đây là điều mà giới phân tích đã nhận định từ trước. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018 của các doanh nghiệp ngành bia, cho thấy sự sụt giảm trong biên lợi nhuận. Nguyên nhân khiến tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bia suy giảm trong năm 2018 chủ yếu đến từ chi phí đầu vào tăng. Cụ thể, giá thóc đại mạch đều tăng trong năm 2018. Ngoài ra, một yếu tố tác động tiêu cực lên các doanh nghiệp ngành bia là việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 60% lên 65%, và các doanh nghiệp khó có chuyển khoản thuế này sang cho người tiêu dùng, do sự cạnh tranh ngày một gay gắt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn tiếp tục là nỗi đau đầu với các doanh nghiệp ngành bia trong năm 2019 này và như SSI Retail Research lưu ý hồi tháng 6 năm 2018 thì khả năng cao thuế TTĐB sẽ tăng do mức thuế này tại Việt Nam đối với đồ uống có cồn vẫn thấp hơn so với các nước khác.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đang thực hiện nhiều chính sách nhằm hạn chế tiêu thụ bia và đồ uống có cồn khác: Bộ Y tế đang soạn thảo đề xuất trình Quốc hội liên quan đến việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn. Theo đề xuất, các công ty bia và nước giải khát có cồn sẽ bị cấm quảng cáo dưới mọi hình thức đối với sản phẩm nào có nồng độ cồn quá 15%.
Bộ Công Thương cho rằng xu hướng tiêu thụ bia đang tiếp tục giảm. Tốc độ CAGR giai đoạn 2021-2025 cho ngành bia là 5%, thấp hơn so với giai đoạn hiện tại 2015-2020 là 7%.
Ngoài ra vào hồi cuối năm 2018 – đầu năm 2019 SAB còn gặp rắc rối về việc bị truy thu tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trong quá trình thanh tra từ năm 2010 đến 2014 và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế của công ty. Cụ thể, ngày 28.12.2018, Sabeco bị Cục Thuế TP ban hành quyết định cưỡng chế thuế số tiền lên đến 3.140 tỉ đồng. Tuy nhiên vào ngày 1.1.2019, Cục Thuế TP.HCM chia sẻ với báo giới rằng Cục Thuế vẫn chưa truy thu được số tiền này vì tài khoản công ty không còn tiền.
Trong báo cáo tài chính vừa công bố, SAB cũng thuyết minh rằng quan điểm của công ty là luôn rõ ràng và nhất quán kể từ năm 2015 khi Kiểm toán nhà nước ban hành kết luân kiểm toán: Sabeco không có bất kì hành vi nào trong việc kê khai, tính và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Công ty cũng cho biết thêm là “vào ngày 2.1.2019, Sabeco đã nhận được quyết định dừng thi hành các quyết định cưỡng chế nêu trên từ Cục thuế TP.HCM”.
Theo nhipcaudautu.vn
Cổ phiếu Sabeco nằm sàn, tỷ phú Thái mất hơn 6.400 tỷ đồng
Mã SAB của Sabeco sau nhiều phiên tăng điểm liên tục đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong ngày giao dịch 2/1, sau thông tin cưỡng chế thuế hơn 3.100 tỷ đồng.
Chốt ngày giao dịch 2/1, chỉ số VN-Index giảm 0,79 điểm (tương ứng 0,09%) còn 891,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 111,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2.721 tỷ đồng.
Sắc đỏ cũng bao trùm HNX - Index khi sàn này đóng cửa mức 102,67 điểm, giảm 1,56 điểm (1,5%). Khối lượng giao dịch đạt trên 20,6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 313,4 tỷ đồng.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn như SAB, BID, HDB, VJC, CTG giảm mạnh là nguyên nhân kéo thị trường đi xuống. Trong đó, SAB, VCS và HDB là những mã giảm kịch sàn.
Kết thúc ngày giao dịch, mã SAB của Tổng công ty cổ phần Bia rượi nước giải khát Sài Gòn - Sabeco giảm 7%, tương ứng mất 18.700 đồng/cổ phiếu. Với số lượng hơn 641 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Sabeco bị thổi bay gần 12.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu Sabeco giảm 18.700 đồng khiến tỷ phú Thái mất hơn 6.400 tỷ đồng.
Công ty TNHH Vietnam Beverage, doanh nghiệp liên quan đến tập đoàn ThaiBev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, bị mất hơn 6.400 tỷ đồng do sở hữu hơn 343 triệu cổ phần, tương ứng 53,59% vốn Sabeco.
Cục Thuế TP.HCM mới đây đã ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích từ tài khoản ngân hàng của Sabeco số tiền thuế và phạt chậm trả là hơn 3.140 tỷ đồng.
Lý do Sabeco bị cưỡng chế thuế vì không chấp hành thông báo tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hôm 24/12 về số tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo Cục Thuế TP.HCM, số tiền cưỡng chế gồm tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trong quá trình thanh tra từ năm 2010 đến 2014 và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế của công ty này. Trong đó, số chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 2.645 tỷ đồng, tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 494 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan thuế chưa thể cưỡng chế 3.100 tỷ vì tài khoản Sabeco không có tiền.
Cũng trong ngày 2/1, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, yêu cầu Bộ Tài chính, UBND TP.HCM chỉ đạo Cục thuế TP.HCM chưa cưỡng chế hơn 3.100 tỷ đồng thuế của Sabeco.
Theo báo cáo tài chính quý 3 của Sabeco, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần 8.563 tỷ đồng, trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 9/2018, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng khá cao do giá malt và lon nhôm tăng, khiến lợi nhuận gộp giảm gần 12% xuống 1.859,6 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, Sabeco đạt doanh thu thuần 25.543 tỷ đồng, tăng 8%. Trong đó, doanh thu bia chiếm 85%, theo sau là thu từ bao bì, vật tư 13%. Doanh thu tài chính tăng 30% nhờ lãi tiền gửi, cho vay tăng. Doanh thu cao nhưng giá vốn và chi phí doanh nghiệp tăng lần lượt 14% và 3%, khiến lãi ròng của Sabeco giảm 6% xuống 3.311 tỷ đồng.
Hiện, tổng tài sản của Sabeco tăng 4% lên hơn 23.000 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 66%, chủ yếu là tiền, tương đương tiền và tiền gửi hơn 12.000 tỷ đồng chiếm 52% cơ cấu. Tài sản dài hạn chủ yếu là đầu tư tài chính với 2.159 tỷ đồng vào các công ty con, liên kết và các đơn vị khác.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Khống chế chi phí lãi vay: Chưa hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp Một trong các mục tiêu của quy định khống chế lãi vay là nhằm chống chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI, nhưng mục tiêu này gần như không đạt được trong khi lại gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nội. Ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong nước Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20 quy định về...