Lợi nhuận quý I/2019 của TTC Land tăng mạnh
ông ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín- TTC Land (SCR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019. Theo đó, doanh thu thuần TTC Land đạt 172 tỷ đồng, lợi nhuận tăng mạnh, đạt gần 89 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín-TTC Land khen thưởng các cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018. Ảnh TTC
Kết quả là lãi của TTC Land đạt gần 89 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 8,3 tỷ đồng quý I/2018. Tuy nhiên, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của SCR quý 1 vẫn bị âm. Tại 31/3/2019, TTC Land đang có khoảng 1.438 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn đến chủ yếu từ 2 dự án Jamona City và Jamona Home Resort, chiếm 13% tổng nguồn vốn.
Năm 2019, TTC Land đặt mục tiêu doanh thu thuần 2.969 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 340 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 6% so với kết quả năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến không thấp hơn 7%. Năm này, TTC Land đặt mục tiêu bán trên 3.500 sản phẩm bất động sản dân dụng và kinh doanh cho thuê trên 3.200m2 sàn thương mại. Công ty cũng sẽ thực hiện M&A, tạo quỹ đất cho các năm tới, tối thiểu cần phát triển 3 dự án mới trong năm.
Quý I luôn là thời gian thấp điểm trong việc bàn giao các dự án để ghi nhận nguồn thu vì vậy Doanh thu thuần (DTT) hợp nhất quý I chỉ đạt 172 tỷ đồng. Cơ cấu DT quý I có sự thay đổi đáng kể so với cùng kỳ khi tỷ trọng DT mảng chuyển nhượng BĐS là 34%, Dịch vụ môi giới, cho thuê, quản lý và khác lần lượt chiếm 40%, 7% và 19%.
Trong Quý này, TTC Land bàn giao các sản phẩm chủ yếu từ 2 Dự án Charmington La Pointe (Quận 10) và Jamona Golden Silk (Quận 7). Đặc biệt, với Biên Lợi nhuận gộp của 2 Dự án này lần lượt là 39% và 37% cũng như sự kiểm soát tốt giá vốn hàng bán giảm 91% so với cùng kỳ, đã đóng góp đáng kể trong Biên Lợi nhuận gộp của toàn Công ty với xấp xỉ 64%, cao vượt trội so với trung bình Ngành chỉ vào khoảng 28%.
Ngoài việc triển khai các hoạt động xây dựng dự án để bàn giao theo cam kết với khách hàng nhằm gia tăng ghi nhận doanh thu từ hoạt động lõi; trong 3 tháng đầu 2019, TTC Land ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính gần 49 tỷ đồng, tăng 89% cùng kỳ, trong đó chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng. Chi phí bán hàng trong quý I giảm mạnh 95% do hoạt động môi giới cho thuê khu công nghiệp không phát sinh giá vốn hàng bán đáng kể. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh theo đó đạt 85 tỷ đồng, tăng 227% và Biên Lợi nhuận hoạt động đạt ấn tượng 50% so với 3% của cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế quý I/2019 đạt lần lượt 87 tỷ đồng và 90 tỷ đồng, tăng vượt trội 384% và 842% cùng kỳ. Riêng lơi nhuận trước thuế đã đạt 26% kế hoạch năm. Biên Lợi nhuận ròng trong quý I theo đó cũng đạt xấp xỉ 52%, cao vượt bậc so với trung bình Ngành là 21%.
Đến ngày 31/03/2019, Tổng tài sản (TTS) của TTC Land tăng nhẹ 2% so với đầu năm, đạt 11.029 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối quý I đạt 217 tỷ đồng, giảm khoảng 124 tỷ đồng so với đầu năm, đồng thời Hàng tồn kho (HTK) tăng nhẹ 7%; chủ yếu do Công ty tập trung đầu tư phát triển 2 Dự án trung cấp Carillon 7 (Tân Phú) và Thương mại TTC Plaza (Bình Thạnh) để đảm bảo tiến độ bàn giao trong năm cho khách hàng, đồng thời ghi nhận Doanh thu. Lượng HTK của Công ty sẽ được giảm đáng kể trong những tháng cuối năm 2019 khi một số dự án đi vào bàn giao như Jamona City, Jamona Home Resort (Quận 7), Carillon 7…
Cuối quý I, TTC Land đang có khoảng 1.438 tỷ đồng Người mua trả tiền trước ngắn hạn đến chủ yếu từ 2 Dự án Jamona City và Jamona Home Resort, chiếm 13% tổng nguồn vốn. Đây là các khoản tiền trả trước hay đặt cọc của khách hàng theo các hợp đồng chuyển nhượng BĐS để bán từ các Dự án của Công ty.Hiện tại, TTC Land đang giới thiệu ra thị trường 7 Dự án và ghi nhận tỷ lệ hấp thụ khả quan với trung bình 90%.
Video đang HOT
Tổng số lượng hàng tiêu thụ từ đầu năm là 417 sản phẩm, tăng 42% so với cùng kỳ. Doanh số tương ứng với lượng sản phẩm này khoảng 1.180 tỷ đồng chủ yếu đến từ các dự án được công bố trong Quý 1 là Charmington Dragonic (Quận 5) và Jamona Eco (Quận Bình Chánh). 2 Dự án này dự kiến sẽ được ghi nhận DT vào trong giai đoạn 2020-2021 khi TTC Land hoàn thành và bàn giao sản phẩm hoàn thiện cho khách hàng.
Cuối quý, TTC Land có khoảng 1.438 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn, đến chủ yếu từ 2 dự án Jamona City và Jamona Home Resort, chiếm 13% tổng nguồn vốn. Đây là các khoản tiền trả trước hay đặt cọc của khách hàng theo các hợp đồng chuyển nhượng BĐS để bán từ các dự án.
TTC Land cho biết đang giới thiệu ra thị trường 7 dự án và ghi nhận tỷ lệ hấp thụ trung bình 90%. Tổng số lượng hàng tiêu thụ từ đầu năm là 417 sản phẩm, tăng 42% so với cùng kỳ.
Doanh số tương ứng với lượng sản phẩm này khoảng 1.180 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các dự án Charmington Dragonic (quận 5) và Jamona Eco (quận Bình Chánh). Hai dự án này dự kiến sẽ được ghi nhận doanh thu vào giai đoạn 2020 – 2021 khi TTC Land hoàn thành và bàn giao sản phẩm hoàn thiện.
Tận dụng tốt nguồn vốn huy động từ khách hàng, TTC Land vừa có thể tiếp tục triển khai xây dựng 17 Dự án đang phát triển, vừa hạn chế các chi phí trả lãi vay. Hiện nay cơ cấu vốn trung bình của các Dự án chiếm khoảng 20% là Vốn tự có, 35% Trả trước từ khách hàng và 45% Vốn vay; đảm bảo cơ cấu vốn của TTC Land luôn trong mức an toàn với các công ty cùng Ngành.
Cơ cấu Nợ vay/VCSH và Nợ vay/TTS lần lượt là 0,54 lần và 0,23 lần, không biến động nhiều so với đầu năm, tương đương bình quân Ngành và thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp BĐS có quy mô lớn trên thị trường.
Thanh Sơn
Theo tapchitaichinh.vn
Điều gì khiến cổ phiếu nhóm bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp "dậy sóng"?
Trước khi có "gợi ý" của Tổng thống Mỹ, cổ phiếu nhóm bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp đã "rục rịch" tăng trong nhiều tháng trở lại đây.
Ảnh minh họa.
Cổ phiếu "dậy sóng"
Phiên giao dịch ngày 14/05 chứng kiến giao dịch khởi sắc của hầu hết cổ phiếu nhóm bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp trong đó nổi bật có NTC và SZL tăng trên 4% so với giá tham chiếu sau tweet của Tổng thống Mỹ D.Trump về việc dòng vốn FDI sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc về các quốc gia như Việt Nam.
"Thuế nhập khẩu hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua hàng từ một nước không chịu thuế quan hoặc nếu bạn mua hàng bên trong nước Mỹ. Sẽ chẳng có thuế đâu. Nhiều công ty phải chịu thuế nhập khẩu sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và một số nước khác tương tự tại châu Á. Chính vì vậy Trung Quốc cực kỳ muốn chốt được thỏa thuận với Mỹ", dòng Twitter của ông Trump nêu.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi có "gợi ý" của Tổng thống Mỹ, cổ phiếu nhóm ngành này đã "rục rịch" tăng trong vài tháng trở lại đây. Nhiều cổ phiếu đã tăng vài chục phần trăm, thậm chí gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2019.
Với mức tăng 87% so với đầu năm 2019, cổ phiếu D2D của CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 trở thành cổ phiếu tăng nhanh nhất trong nhóm. Xu hướng tăng của D2D gần như được duy trì trong suốt hơn 5 tháng đầu năm, cổ phiếu này lập đỉnh 132.000 đồng/cổ phiếu trong phiên 07/05 vừa qua trước khi điều chỉnh về mức 129.200 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Trong khi đó, một cái tên khác cũng tăng mạnh so với đầu năm là cổ phiếu NTC của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên. Đà tăng của NTC đã bắt đầu từ cuối quý III/2018, sau khi đạt đỉnh 120.050 đồng/cổ phiếu hồi tháng 3, NTC điều chỉnh về mức 113.700 đồng/cổ phiếu trong phiên 04/05, ghi nhận mức tăng gần 46% so với thời điểm đầu năm.
Dấu hiệu khả quan đến từ yếu tố cơ bản
Kết quả kinh doanh khởi sắc vẫn là động lực chính giúp nhóm cổ phiếu bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp "dậy sóng" trong thời gian qua. Hầu hết các cố phiếu có mức tăng mạnh từ đầu năm đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong quý I/2019.
2 doanh nghiệp có cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm là D2D và NTC đều báo lãi quý I/2019 tăng đột biến. Cụ thể, D2D thu về 39,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý I, tăng 78% so với cùng kỳ trong khi NTC cũng báo lãi tăng gấp 2 lần quý I/2018 lên mức 69,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dòng vốn FDI gia tăng mạnh mẽ cũng là một phần động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm, tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trên cả nước đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Triển vọng ngành tích cực trong trung dài hạn
Báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đánh giá ngành bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) trong trung dài hạn là rất tích cực về cả diện tích cho thuê và giá cho thuê đều có xu hướng tăng.
Ngành BĐS KCN đang bắt đầu bước vào giai đoạn rất khả quan với động lực chính từ nhu cầu thuê đất công nghiệp để sản xuất của nhóm doanh nghiệp FDI, đặc biệt là làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro từ Chiến tranh thương mại Mỹ Trung.
Nhu cầu tăng cao trong khi khả năng mở rộng bị hạn chế do quỹ đất có hạn và thủ tục xin cấp phép lâu sẽ giúp cải thiện giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy của các KCN. Các doanh nghiệp có quỹ đất lớn và khả năng vận hành hiệu quả KCN sẽ có lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
Về khả năng mở rộng dự án: (1) quỹ đất lớn như: KBC, IDC, (2) vị trí đắc địa sẽ có động lực tăng trưởng trong dài hạn do có khả năng tăng trưởng về doanh thu, trong khi những doanh nghiệp không có quỹ đất để mở rộng sẽ không thể tăng trưởng doanh thu khi đã lấp đầy các dự án cũ.
Về hiệu quả: giá vốn thấp do chi phí giải phóng mặt bằng thấp giúp biên lợi nhuận gộp cao (như NTC), hay khả năng quản lý dòng tiền: đặc thù của các doanh nghiệp BĐS KCN là tiền nhận một lần nên dòng tiền phải dồi dào, những doanh nghiệp nợ vay cao có thể đã không hiệu quả (như VGC, KBC).
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
TTC Land: Cựu sếp Sacombank chính thức là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, mục tiêu tái cấu trúc và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, ông Nguyên Đăng Thanh, vưa đươc bô nhiêm giư chưc vu Chu tich HĐQT kiêm Tông Giam đôc TTC Land. Ngay 23/4/2019, CTCP Đia ôc Sai Gon Thương Tin (TTC Land, SCR) đa công bô va trao quyêt đinh bô nhiêm Chu tich HĐQT. Ngay 3/5/2019, TTC Land...