Lợi nhuận Petrolimex “rơi tự do” theo giá dầu
Giá dầu giảm sâu đã khiến lợi nhuận quý I/2020 của Petrolimex “rơi tự do”. Cơ hội để đại gia số 1 ngành xăng dầu này “gỡ cờ” không phải không có, nhưng khá mong manh.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Petrolimex thua lỗ nặng trong quý I/2020 chính là việc phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn.
Kinh doanh “liêu xiêu”
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX, sàn HoSE) đạt doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.500 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm vậy, nhưng giá vốn hàng bán không giảm tương ứng, với tổng giá trị trong quý I/2020 là 38.000 tỷ đồng, không thấp hơn bao nhiêu so với tổng giá vốn hàng bán quý I/2019, với 38.200 tỷ đồng. Vậy nên, sự “rơi tự do” của lợi nhuận gộp quý I/2020 tại Petrolimex là điều không thể tránh khỏi, khi chỉ đạt 449,8 triệu đồng, giảm 88% so với quý I/2019.
Mức lợi nhuận gộp quá thấp đã không thể gánh nổi cho Petrolimex các khoản chi phí cơ bản trong kỳ. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bị âm tới 1.703,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là dương 1.516,7 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, lợi nhuận sau thuế đã bị âm tới 1.813,2 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với kết quả dương 1.201 tỷ đồng mà doanh nghiệp này đạt được trong quý I/2019.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Petrolimex thua lỗ nặng trong quý I/2020 chính là việc phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn. Nếu con số trích lập tại thời điểm đầu năm 2020 chỉ là hơn 56 tỷ đồng, thì mức trích lập tại ngày 31/3/2020 lên tới 1.658,9 tỷ đồng, lớn gấp 29,6 lần thời điểm đầu năm.
Trong khi đó, một số khoản trích lập khác chưa được đại gia này cải thiện trong quý I, thậm chí còn tăng, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Petrolimex. Chẳng hạn, trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng nhẹ từ 423,8 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 459,6 tỷ đồng vào cuối quý I/2020; trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng từ 109,5 tỷ đồng lên 123,6 tỷ đồng…
Video đang HOT
Chờ “gỡ cờ” khi giá dầu hồi phục
Giá dầu trong giai đoạn đầu tháng 5/2020 đã có tín hiệu phục hồi, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, trong đó có Petrolimex, có thể tìm được cách “gỡ cờ” sau khi “thua trắng ván” trong quý I/2020. Tuy nhiên, cơ hội này chưa thực sự rõ nét, bởi sau một vài nhịp phục hồi của giá dầu giai đoạn đầu tháng 5, thị trường giao dịch dầu mỏ lại có những phiên giảm điểm do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu vẫn ở mức rất thấp.
Khi thị trường biến động rất khó phán đoán, thì việc điều tiết lượng hàng tồn kho sẽ là một bài toán vô cùng hóc búa với các doanh nghiệp và trong cuộc chơi này, họ hiểu khá rõ ý nghĩa của câu thành ngữ “sai một ly, đi một dặm”. Số liệu hàng tồn kho của Petrolimex trong quý I/2020 cho thấy, doanh nghiệp này đang có chiến lược khá thận trọng.
Cụ thể, số dư hàng tồn kho theo nguyên giá tại thời điểm cuối quý I/2020 (chưa trích lập dự phòng) chỉ là 8.418,3 tỷ đồng, giảm 28,8% so với nguyên giá hàng tồn kho đầu năm, bằng khoảng 21,9% so với doanh thu thuần quý I/2020. Đây là lượng hàng gần như chỉ vừa đủ để chủ động nguồn cung ứng xăng dầu theo quy định.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về các hành động cụ thể của Petrolimex trước diễn biến phức tạp của giá xăng dầu, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, Petrolimex đang phải đối mặt với các yếu tố bao gồm cả tác động của giá dầu giảm và nhu cầu xăng dầu bị sụt giảm do ảnh hưởng của Covid-19. Theo đó, Tập đoàn sẽ bám sát diễn biến của dịch bệnh và giải pháp của chính quyền địa phương các cấp để điều hành chính sách bán hàng phù hợp và duy trì mức tồn kho hợp lý, phù hợp với quy định, nhằm giảm thiểu rủi ro khi giá dầu giảm sâu.
Đưa hoạt động kinh doanh trở lại bình thường
Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex
Petrolimex có phương án đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế và người dân trong mọi tình huống, kể cả việc chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sau khi hết dịch để hoạt động kinh doanh trở lại bình thường như giai đoạn trước dịch. Tập đoàn cũng có chủ trương ưu tiên mua các sản phẩm trong nước và thực hiện đồng loạt các giải pháp thu hút thêm lượng khách hàng, nhằm gia tăng sản lượng tại hệ thống bán lẻ.
"Thép mọc cánh bay" gây nợ xấu 13 tỷ đồng cho Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam
Khoản nợ xấu gây ra cho SEAPRODEX từ việc ký gửi hàng tấn thép trị giá 13 tỷ đồng tại kho hàng tại Công ty TNHH Thương mại Tân Tiến năm 2008. Đến nay việc truy tìm dấu vết vẫn chưa có kết quả.
Ảnh minh họa.
Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam - CTCP (SEAPRODEX - mã SEA) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, SEAPRODEX vẫn còn khoản nợ xấu 19,7 tỷ đồng, trong đó tài sản thiếu chờ xử lý 13 tỷ đồng là giá trị lô thép bị chiếm dụng, mua năm 2008, được gửi tại kho của Công ty TNHH Thương mại Tân Tiến, theo Hợp đồng gửi kho hàng hoá số 1806 (ngày 18/6/2008).
CTCP Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Hà Nội (công ty con của SEAPRODEX) mua lô hàng này để bán cho Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Thái Sơn theo Hợp đồng mua bán số 16 (ngày 16/6/2008). Tuy nhiên, lô hàng này đã bị chiếm dụng trước khi chuyển giao hàng hoá và quyền sở hữu.
Hiện tại, sự việc liên quan đến lô hàng này đang được cơ quan công an điều tra làm rõ và đến ngày 31/3/2020 vẫn chưa có kết luận cuối cùng. SEAPRODEX đã trích lập toàn bộ dự phòng tổn thất cho lô thép này.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2020, SEAPRODEX có doanh thuần bán hàng giảm 17%, còn 229 tỷ đồng. Giá hàng bán không đổi nên lợi nhuận gộp giảm tương ứng 17%, còn 25,9 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí lãi vay giảm mạnh 78% còn 1,2 tỷ đồng so với mức 5,5 tỷ đồng cùng kỳ 2019 giúp cho lợi nhuận từ tài chính đạt 5 tỷ đồng.
Lãi từ công ty liên kết đạt 50 tỷ đồng, giảm 4%. Lợi nhuận khác không đóng góp nhiều chỉ đạt 50 triệu đồng, nên lợi nhuận trước thuế của SEAPRODEX giảm nhẹ 1%, đạt 59,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 60,5 tỷ đồng, tăng 5%.
Tại thời điểm 31/03/2020, tổng tài sản của SEAPRODEX ghi nhận hơn 3,234 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm.
Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 20%, lên mức 101 tỷ đồng. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 17% so với đầu năm lên mức 252 tỷ đồng. Tiền mặt nắm giữ giảm 35%, còn 39,4 tỷ đồng.
Trong kỳ, SEAPRODEX vay thêm vốn ngân hàng 31 tỷ đồng so với đầu năm, đưa nợ vay ngắn hạn lên mức 356 tỷ đồng.
Năm 2020, SEAPRODEX dự kiến tổng doanh thu ở mức 214,3 tỷ đồng, tổng chi phí là 154 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 60,3 tỷ đồng. Không chia cổ tức năm 2020.
Hiện SEAPRODEX đang sử dụng tài sản là bất động sản có vị trí đắc địa tại số 2-4-6 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM. Tính đến 31/3, SEAPRODEX đã vay 250 tỷ của CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 để nộp tiền sử dụng đất cho lô đất này với lãi suất 7%/năm, thời hạn vay không quá 12 tháng, được đảm bảo bằng 22 triệu cổ phần tại CTCP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco.
Thuyết minh báo cáo tài chính cũng cho biết, tính theo giá gốc, SEAPRODEX đã đầu tư vào Công ty Việt Sáp Sản xuất Thức ăn gia súc Pronconco gần 547 tỷ đồng.
VDSC: TTCK đang đối diện áp lực điều chỉnh hơn là có yếu tố hỗ trợ VDSC kỳ vọng mức độ bán ròng của khối ngoại có thể giảm bớt khi VFMVN Diamond ETF được niêm yết trên thị trường trong tháng 5. Triển vọng hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế sau dịch bệnh vẫn là yếu tố cần được quan sát nhiều hơn. VDSC dự báo VN-Index sẽ dao động trong khoảng...