Lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng mạnh trong quý 3/2020
Bất chấp dịch bênh COVID-19, nhiều nhà băng ước tính kết quả kinh doanh tăng trưởng trong 9 tháng.
Tới thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) là nhà băng đầu tiên công bố BCTC quý 3/2020 với lợi nhuận tăng trưởng.
Theo đó, luỹ kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của MBB vẫn tăng hơn 10% lên 14.484 tỷ đồng. Các hoạt động khác cũng đều khả quan. Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn tăng hơn 14% khi chiếm 4.193 tỷ đồng.
Dù vậy, sau cùng nhà băng này vẫn đạt 8.134 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 6.596 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 7% so cùng kỳ.
Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm là 10.036 tỷ đồng thì trong 9 tháng, MBB đã thực hiện được 81% chỉ tiêu đề ra.
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản có của MBB tăng nhẹ gần 4% lên mức 427.175 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng chiếm 268.642 tỷ đồng, tăng 7,3% so đầu kỳ.
Ngược lại, tiền gửi khách hàng ghi nhận tăng trưởng âm 1,29% về mốc 269.189 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của MBB tại thời điểm cuối kỳ tăng mạnh 39% lên 4.035 tỷ đồng. Trong đó, điều quan ngại nhất là nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất tới 221% khi chiếm 1.982 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của MBB tăng lên 1,5% trong khi đầu kỳ chỉ 1,16%.
Ngoài ra, một số nhà băng khác cũng đã đưa ra ước tính ban đầu về kết quả kinh doanh, nhìn chung các ngân hàng đều báo lãi tăng trưởng cho dù bị ảnh hưởng COVID-19.
Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB), lũy kế 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động đạt 7.103 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động chỉ tăng 19,6%, thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của ngân hàng và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cũng giảm đáng kể.
Ngân hàng báo lãi trước thuế 3.024 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74% kế hoạch năm được ĐHĐCĐ phê duyệt.
Tổng tài sản tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 193.000 tỷ đồng. Tổng huy động tăng 25,24%, đạt 173.445 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu TPBank, đến cuối tháng 9 tiếp tục được kiểm soát dưới 2%.
Kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng được dự báo khả quan.
Video đang HOT
Còn tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank, LPB), lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt hơn 1.740 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2020, cao hơn 6% so với cùng kỳ 2019. Như vậy quý 3, ngân hàng lãi 736 tỷ đồng, tăng 42%.
Với dự báo nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhu cầu vay kinh doanh, vay tiêu dùng sẽ tăng trở lại, ban lãnh đạo LienVietPostBank tin tưởng lợi nhuận trước thuế 2020 sẽ vượt năm trước và đạt mức cao nhất trong 12 năm hoạt động.
Tính đến 30/9, vốn điều lệ của ngân hàng đạt 9.769 tỷ đồng, tổng tài sản 214.000 tỷ đồng. Trong đó, huy động thị trường 1 đạt 175.000 tỷ đồng. Cho vay thị trường 1 đạt 160.000 tỷ đồng.
Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có quyết định chấp thuận niêm yết gần 977 triệu cổ phiếu LBP. Như vậy, LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên có cổ phiếu được chấp thuận niêm yết trên sàn HoSE năm nay, hoàn thành sớm mục tiêu chuyển cổ phiếu LPB từ hệ thống giao dịch UPCoM lên HoSE theo kế hoạch đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 tổ chức hồi tháng 6.
Tại báo cáo ước tính lợi nhuận của các nhà băng trong 9 tháng, Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) cũng đưa ra nhận định về kết quả khả quan.
Theo SSI Research, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) ước đạt lợi nhuận tăng 60% trong quý 3/2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng 14-15% so với đầu năm và thu nhập phí ròng tăng mạnh. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của VIB ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2019.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ước đạt lợi nhuận trước thuế trong quý 3/2020 là 2.370 tỷ đồng, tăng 23% nhờ duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 9% so với đầu năm và chi phí hoạt động giảm do ngân hàng đã trích lập một phần chi phí nhân viên của nửa cuối năm vào nửa đầu 2020.
SSI Research tin rằng chất lượng tài sản của ACB vẫn được kiểm soát tốt với tỷ lệ nợ xấu khoảng 1% theo mục tiêu của ngân hàng đề ra. Dù vậy, nợ xấu nhóm 2 ước tính tăng.
Một nhà băng khác là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank, CTG) được dự báo lợi nhuận trước thuế quý 3 là 3.240 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập hoạt động trước dự phòng (PPOP) ước đạt 7.740 tỷ đồng, tăng 17% và được thúc đẩy nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 2,5% và 2% so với đầu năm.
Cũng ghi nhận tăng trưởng là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank, TCB) có lợi nhuận quý 3/2020 ước đạt 3.260 tỉ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019, nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt tăng 5,5% và 10% so với đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng của TCB chủ yếu đến từ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay từ khách hàng doanh nghiệp lớn.
ĐHCĐ ACB: Có khả năng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 7.636 tỷ đồng, sẽ chuyển sàn HOSE trong quý IV
Sáng ngày 16/6, Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020. ACB đặt kế hoạch lãi trước thuế 2020 khoảng 7.636 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và muốn chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE.
Chia cổ tức 30% và chuyển sàn quý IV4/2020
Trả lời cổ đông kế hoạch chuyển sàn từ HNX sang HOSE khi nào hoàn tất, HĐQT ACB cho biết, về việc chuyển sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2020.
Ngân hàng sẽ chia thành 2 giai đoạn, cụ thể: chia cổ tức bằng cổ phiếu và chuyển sàn trong tháng 11, 12/2020.
Theo HĐQT ACB, Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, dự kiến thị trường cổ phiếu sẽ chuyển về sàn HOSE quản lý, sàn HNX sẽ quản lý thị trường trái phiếu và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Do đó, việc ACB chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE chỉ là vấn đề thời gian.
Còn với thắc mắc của cổ đông tại đại hội vì sao không chia cổ tức bằng tiền mặt, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cho hay, theo kế hoạch ban đầu ACB dự kiến 2019 chia cổ tức bằng cổ phiếu 20% và tiền 10%, nhưng do tình hình dịch bệnh NHNN yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để dành nguồn lực giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vì vậy, HĐQT ACB đã trình NHNN chia cổ tức 2019 cho cổ đông ở mức 30% bằng cổ phiếu.
Cũng theo ông Toàn, khi thực hiện chủ trương của NHNN hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ACB đã dành 35.000 tỷ đồng hỗ trợ, cho vay mới và hạ lãi suất so với khoản vay trước 1%.
Các khoản vay mới giải ngân thấp hơn 1% so với mặt bằng cho vay chung để giữ mối quan hệ với khách hàng. Các tháng vừa qua, tín dụng của ACB đã tăng trưởng.
Tính đến đầu tháng 6/2020, tín dụng ACB tăng 4% so với đầu năm. Còn mục tiêu tín dụng cả năm nay của ACB là 11%.
Theo Tổng giám đốc ACB, tín dụng của Ngân hàng sẽ cơ cấu lại danh mục cho vay để đảm bảo mảng cá nhân hỗ trợ lại mảng doanh nghiệp, tập trung phát triển tín dụng bán lẻ.
"ACB đi theo chiến lược bán lẻ, năm 2019, mảng cho vay bán lẻ khách hàng cá nhân tăng 21%. Tất cả hoạt động bán buôn của ACB cũng thuộc về bán lẻ, tập trung khai thác khách hàng cá nhân để phục vụ cho bán lẻ", ông Toàn nói.
Có khả năng để hoàn tất mục tiêu lợi nhuận 7.636 tỷ đồng
ĐHCĐ thường niên ACB đã thông qua mục tiêu kinh doanh năm 2020. Theo đó, năm 2020, ACB lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng 12%, tiền gửi khách hàng tăng 12%, tín dụng tăng 11,75% (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ACB được NHNN giao tối đa là 11,75%). Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 kiểm soát dưới 2%. Chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%.
Theo ông Đỗ Minh Toàn, tính đến 31/05/2020, lợi nhuận là 3.500 tỷ đồng, riêng ngân hàng là 3.450 tỷ đồng. Trong 5/2020 tháng vừa qua, ACB hoạt động tốt trong Bancassurance và thẻ.
Đến hết tháng 6/2020, ACB có khả năng thực hiện được tối thiểu 50% kế hoạch. Chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng có khả năng hoàn thành kế hoạch với tiến độ như hiện tại.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên theo lãnh đạo ACB tăng trưởng tín dụng năm nay chậm hơn mọi năm, tổng thu nhập từ hoạt động của ACB giảm hơn 30 điểm phần trăm. Đồng thời, ACB hy sinh thu nhập từ cho vay chia sẻ với người vay là một phần để giữ khách hàng.
ACB cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch đến ngày 30/06 và sau đó đến 30/09. Tổng quy mô cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những khoản này chỉ là chậm thu, trong quý IV/2020 hoặc quý I/2021 sẽ thu nhập trở lại. Đây chỉ là dự báo trước mắt, và còn phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế.
Mục tiêu của ACB trong năm nay là kiểm soát nợ xấu 1-2%. Theo lãnh đạo ACB, hiện đang có dịch bệnh, Ban điều hành đưa ra dự kiến nếu xấu nhất, Ngân hàng vẫn kiểm soát được.
"Hy vọng đến cuối năm 2020, nợ xấu sẽ về dưới 1%. Khách hàng không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng bị gián tiếp, ACB chưa dự báo được những tác động tiêu cực mà khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Tình hình rõ nét nhất phải đến cuối quý III mới thấy. Do vậy, HĐQT đưa ra mức 2% nợ xấu tối đa", ông Toàn nói.
Tuy nhiên, hiện nợ tại ACB của nhóm 6 công ty là 806 tỷ đồng gồm trái phiếu, khoản phải thu, nợ gốc và hơn 1.000 tỷ đồng lãi. Tài sản đảm bảo 806 tỷ đồng có khả năng thu hồi nợ trong thời gian tới và đã trích lập dự phòng 100%. Nếu thu hồi được, lợi nhuận ACB sẽ tăng thêm 806 tỷ đồng.
Nếu muốn bán tài sản này phải có người mua phù hợp, mất nhiều thời gian và còn phụ thuộc sự hợp tác của các bên liên quan. Vì thế, có thể mất 2 năm để ACB thu hồi các khoản nợ này trong năm 2020 và 2021.
Phát hành trái phiếu quốc tế
ACB có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế, nhằm đa dạng hóa nguồn vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Huy động vốn quốc tế sẽ có chi phí rẻ hơn so với huy động trong nước.
Đồng thời, theo ông Toàn, với tình hình hiện nay, ACB hoàn toàn đủ điều kiện phát triển tín dụng cho 2 năm 2020 và 2021. Kế hoạch tăng vốn trong năm 2020 chưa bị áp lực. Tùy vào điều kiện phục hồi kinh tế sau dịch, ACB khó thể tiên lược được, do đó năm 2020 chưa có kế hoạch tăng vốn cấp 2.
ACB dự kiến tăng vốn điều lệ năm 2020 từ việc chia cổ tức bằng cổ phần phổ thông cho cổ đông với tỷ lệ 30%.
Theo đó, gần 1,7 triệu cổ phiếu phổ thông sẽ được chia cổ tức năm 2019 từ 6.270 tỷ đồng lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi trích lập đầy đủ các quỹ của năm 2019.
Vốn điều lệ tối đa dự kiến tăng thêm hơn 4.988 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ từ mức 16.627 tỷ đồng lên gần 21.616 tỷ đồng. Việc tăng vốn dự kiến hoàn thành trong quý IV/2020.
Mục đích của đợt tăng vốn này nhằm gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng, đầu tư vào các dự án chiến lược 2019-2024...
Về vấn đề nới room ngoại từ 30% lên 49%, theo ông Toàn, đây là cơ hội cho tổ chức niêm yết, kể cả ACB, làm sao để tối đa hóa hiệu quả cổ đông bằng cách mời thêm cổ đông nước ngoài. ACB sẽ bàn khi cơ hội xảy ra. Chốt lời trái phiếu Chính phủ cũng là cơ hội cho ACB.
MBBank đạt 2.196 tỷ lợi nhuận hợp nhất trong quý I Giữa bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do dịch bệnh, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) công bố đạt mức lợi nhuận hợp nhất 2.196 tỷ đồng trong quý I. Trong quý I, MBBank đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ theo nghị quyết ĐHĐCĐ 2019 và bán cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo được...