Lợi nhuận nghìn tỷ, cổ phiếu “vua” có trở lại đường đua?
Thống kê 17 mã cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên 2 sàn HSX, HNX và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM trong 6 tháng đầu năm cho thấy, số lượng mã tăng chỉ có 6 trong khi có tới 11 mã giảm. Liệu kết quả kinh doanh quý 2 được công bố với nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận nghìn tỷ, nhóm cổ phiếu “vua” có trở lại đường đua?
Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ( VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 với doanh thu đạt 3.662 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.820 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhiều ngân hàng báo lãi hàng nghìn tỷ đến chục nghìn tỷ sau 6 tháng đầu năm (Ảnh: Quốc Hải)
Ngân hàng đua nhau báo lãi “nghìn tỷ”
Trước đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( TPBank) đã ‘hồ hởi’ công bố kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 1.620 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2018, đạt 50,6% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Theo đại diện TPBank, mức lợi nhuận này được ghi nhận sau khi ngân hàng trích đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định.
Ngoài ra, TPBank còn trích thêm dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC là 224 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu xử lý xong trong năm nay toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC.
Trong khi đó, tại ACB, ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 14,2% nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập lãi thuần và thu nhập từ phí, đặc biệt là từ phí bancassurance với hãng bảo hiểm AIA. Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc ACB cho hay, trong năm nay, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu và sẽ đóng góp khoảng 600 tỷ đồng thu nhập bất thường (khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro) vào mục tiêu lợi nhuận trước thuế 7.279 tỷ đồng mà đại hội đồng cổ đông đề ra.
Một số ngân hàng khác như: Sacombank, HDBank, Techcombank, MB, OCB… cũng cho hay, tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm nay khả quan, song con số lợi nhuận cụ thể chưa được tiết lộ.
Tuy nhiên, ấn tượng nhất về lợi nhuận sau 6 tháng trong khối ngân hàng vẫn là cái tên quen thuộc Vietcombank. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Vietcombank lãi trước thuế hơn 11.700 tỷ đồng, vượt 50% kế hoạch cả năm và là con số “kỷ lục” từ trước tới nay tại kỳ kết toán 6 tháng. Dự kiến cả năm 2019, ngân hàng sẽ hoàn thành tốt mục tiêu 20.000 tỷ đồng mà cổ đông đã giao tại đại hội thường niên hồi cuối tháng 4 vừa qua.
Video đang HOT
Đặc biệt, mới đây nhất, ban lãnh đạo Vietcombank đã có buổi họp về chiến lược, trong đó đặt mục tiêu lợi nhuận 2 tỷ USD vào năm 2025. Đây có lẽ cũng là tham vọng không quá khó khi so sánh trong nhóm Big4 ( BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank), thì Vietcombank dù không có quy mô về mạng lưới so với 3 ngân hàng còn lại, thậm chí tổng tài sản cũng thua cả 3 ngân hàng trên nhưng đây lại là ngân hàng được đánh giá cao nhất khi luôn dẫn đầu về lợi nhuận, khả năng sinh lời tốt nhất, quản trị rủi ro tốt nhất (đạt chuẩn Basel II sớm nhất) và nợ xấu thấp nhất…
Cổ phiếu ngân hàng có thoát cảnh “lẹt đẹt” như 6 tháng đầu năm?
Nhìn vào kết quả giao dịch trên sàn chứng khoán trong 6 tháng đầu năm, có thể thấy, chỉ có 6/17 mã cổ phiếu ngân hàng tăng, còn lại 11 mã cổ phiếu giảm, thậm chí giảm rất mạnh.
Trong nhóm 6 mã cổ phiếu tăng (Gồm Eximbank, Vietcombank, TPBank, MBBank, KienlongBank, Vietinbank), ấn tượng nhất là mã EIB của Eximbank.
Cụ thể, EIB có mức tăng cao nhất trong các mã cổ phiếu “vua” với việc tăng 6,8% trong riêng quý 2 và tăng tới 34,3% trong 6 tháng đầu năm. Đây là một bất ngờ đối với giới đầu tư bởi trong nhóm ngân hàng, nhà băng này vướng phải khá nhiều “lùm xùm” về vấn đề nhân sự cấp cao trong 6 tháng đầu năm (2 lần thay đổi Chủ tịch Hội đồng Quản trị trong vòng hai tháng); kết quả kinh doanh quý I/2019 suy giảm, đại hội cổ đông 2 lần bất thành, lần 3 chưa được tổ chức,… Tuy vậy, bất chấp những yếu tố bất lợi đến từ nội tại nhà băng, EIB vẫn liên tục tăng, thậm chí mức giá hiện tại của EIB đang nằm ở vùng đỉnh lịch sử của cổ phiếu này.
Không những thế, trong những phiên giao dịch của cổ phiếu EIB quý 2/2019, xuất hiện nhiều phiên giao dịch thỏa thuận khối lượng “khủng”, chẳng hạn phiên ngày 3/4, gần 60 triệu cổ phiếu được sang tay với giá trị lên tới 1.071 tỷ đồng.
Trong khi đó, VCB cũng là mã cổ phiếu ngân hàng tăng ấn tượng ở mức 31,5% trong 6 tháng đầu năm. Đây cũng là ngân hàng đứng đầu về thị giá trong nhóm cổ phiếu ngân hàng với mức giá 70.500 đồng/cổ phiếu chốt cuối tháng 6. Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu VCB đang ở mức 73.700 đồng/CP (kết thúc phiên giao dịch ngày 12/7).
TPB và MBB là 2 mã cổ phiếu tiếp theo có mức tăng hơn 10% sau 6 tháng đầu năm. Hiện TPB đang ở mức giá 22.900 đồng/CP và MBB ở mức 21.350 đồng/CP.
Ở chiều giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, mức sụt giảm lớn nhất là cổ phiếu TCB của Techcombank với mức giảm khoảng 20% và LPB của LienVietPostBank với mức giảm hơn 15% trong nửa đầu năm. Một số mã cổ phiếu của các ngân hàng khác trung bình khoảng giảm 5% – 10%.
Vậy cơ hội cho 6 tháng cuối năm với các mã cổ phiếu “vua” có triển vọng thế nào? Theo báo cáo “Ngành Ngân hàng – Triển vọng ổn định khi chính sách thắt chặt tiền tệ” do Khối Phân tích VNDIRECT vừa phát hành đã đưa ra nhiều khuyến nghị cho các nhà đầu tư với nhiều mã cổ phiếu ngân hàng.
Cụ thể, với MBB dù mức thị giá hiện nay chỉ là 21.350 đồng/CP (kết phiên giao dịch ngày 12/7) nhưng VNDIRECT vẫn khuyến nghị với giá mục tiêu 34.000 đồng/CP. Theo phân tích của VNDIRECT, MB đang tích cực mở rộng cho vay bán lẻ và tài chính tiêu dùng, nhờ đó tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) sẽ cải thiện. Chưa kể, dự báo MB sẽ đạt mức tăng trưởng thu nhập phí cao nhờ vào việc số hóa, phân phối bảo hiểm (bancassurance) và bán chéo sản phẩm thông qua mạng lưới của đối tác.
Trong khi đó, ACB lại được khuyến nghị với giá mục tiêu 39.500 đồng/CP. Theo VNDIRECT, lợi thế mà ACB có là khách hàng bán lẻ lớn và kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực bán lẻ. Chưa kể, ACB đã đưa ra nhiều sản phẩm mới để mở rộng tập khách hàng như một phần trong chiến lược tăng thu nhập phí.
Với TCB của techcombank, dù đây là mã đang “bốc hơi” lớn nhất trong nhóm ngân hàng, nhưng VNDIREC vẫn đưa ra khuyến nghị mua TCB với giá mục tiêu 27.400 đồng.
Riêng với “ông lớn” VCB của Vietcombank, VNDIRECT khuyến nghị từ mua sang nắm giữ, với giá mục tiêu 73.800 đồng. Hiện thị giá của VCB đã đạt giá mục tiêu của VNDIRECT.
“Chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam đã đạt đỉnh trong năm 2017 – 2018 và ngành ngân hàng đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định. Do đó, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của các nhà băng có vị thế tốt hơn để mở rộng mảng cho vay bán lẻ và thu nhập ngoài lãi trong khi định giá hấp dẫn hơn so với các ngân hàng trong khu vực”, báo cáo của VNDIRECT nêu.
Theo danviet.vn
Kết quả kinh doanh bán niên 2019: Điểm sáng lợi nhuận ngân hàng?
Lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 đang ghi nhận những tín hiệu khả quan ban đầu.
Kết quả kinh doanh bán niên 2019: Điểm sáng lợi nhuận ngân hàng?
Ngay khi kết thúc tháng 6/2019, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã "hồ hởi" công bố kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 1.620 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2018, đạt 50,6% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra.
"Mức lợi nhuận này được ghi nhận sau khi ngân hàng trích đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định. Ngoài ra, TPBank còn trích thêm dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC là 224 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu xử lý xong toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm nay", phía TPBank thông tin thêm.
Riêng mảng dịch vụ đem về thu nhập lãi thuần lên đến 605 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng huy động vốn của ngân hàng này đạt gần 130.000 tỷ đồng, tăng hơn 11.300 tỷ đồng so với đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 95.400 tỷ đồng, tăng 11.100 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của TPBank ở mức khoảng 1,47%.
TPBank là trường hợp tăng trưởng nhanh tiêu biểu trong nhóm ngân hàng cỡ vừa và nhỏ. Ở nhóm ngân hàng cỡ lớn, Vietcombank tiếp tục là "cánh chim đầu đàn" với lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.300 tỷ đồng, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2018.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) - đơn vị đưa ra thông tin ước tính trên - cho biết tăng trưởng tín dụng của Vietcombank trong 6 tháng đầu năm 2019 ở mức khá, cùng với đó, việc chuyển sang tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ giúp ngân hàng này có kết quả kinh doanh tích cực. Ngoài ra, thu nhập từ phí, đặc biệt là bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Với trường hợp của ngân hàng MB, Agriseco ước tính lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 4.670 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018. Công ty chứng khoán này đánh giá, MB còn khá nhiều dư địa để tăng trưởng đến từ việc cải thiện lợi suất tín dụng và các công ty con có tốc độ tăng trưởng cao.
Trong khi đó, ACB được ước tính đạt lợi nhuận trước thuế 3.600 tỷ đồng, tăng 14,2% nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập lãi thuần và thu nhập từ phí, đặc biệt là từ phí bancassurance với hãng bảo hiểm AIA.
Một ngân hàng khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong 6 tháng đầu năm 2019 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Mặc dù lợi nhuận trước thuế vẫn ở mức thấp, chỉ 93 tỷ đồng nhưng điểm sáng nằm ở mảng kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là mảng dịch vụ đem về thu nhập lãi thuần với thu nhập lãi thuần đem về lần lượt 290 tỷ đồng và 503 tỷ đồng, tăng trưởng 22% và 58% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng tài sản đến cuối tháng 6/2019 của SCB đạt 537.616 tỷ đồng, tăng 29.466 tỷ đồng, tương đương tăng 5,8% so với đầu năm. Huy động vốn trên thị trường 1 của SCB đạt 457.717 tỷ đồng, tăng 38.671 tỷ đồng, tương đương tăng 9,2%; dư nợ cho vay đạt 329.763 tỷ đồng, tăng trưởng 17.871 tỷ đồng, tương đương tăng 5,92% so với đầu năm.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
VN-Index tăng hơn ba điểm Phiên giao dịch ngày 14-6, áp lực bán gia tăng mạnh ở phiên chiều đã khiến VN-Index rung lắc. Tuy nhiên, nhờ vào lực đỡ của của các cổ phiếu ngân hàng như: VCB, VPB, BID, CTG, TCB, MBB... cùng một số cổ phiếu lớn như: GAS, ROS, VNM, VJC... nên VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh. Chốt phiên, VN-Index tăng 3,53...