Lợi nhuận ngân hàng gần tới đích cả năm
Bức tranh lợi nhuận quý III bắt đầu được các ngân hàng hé lộ. Nhìn chung, các nhà băng đã gần đi đến mục tiêu cả năm, dù phải đối mặt với khó khăn do đại dịch gây ra.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ giảm trong năm nay.
Đích đã rất gần
Quý III/2020, VIB đạt 1.668 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 30% so với quý II/2020 và tăng 52% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu của Ngân hàng đạt 7.854 tỷ đồng, tăng 34%; lợi nhuận trước thuế đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm của VIB là 4.500 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, tính đến hết tháng 9/2020, ngân hàng này đã hoàn thành 90% chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2020. Theo kế hoạch trình Đại hội đồng cổ đông thông qua năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019. Tuy nhiên, dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt được sẽ vượt 20% chỉ tiêu đề ra, tức bằng con số đạt được của năm 2019 (3.200 tỷ đồng).
Theo ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh lõi của ngân hàng này đến cuối tháng 9/2020 đạt 1.200 tỷ đồng, hoàn thành 84% kế hoạch cả năm là 1.435 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau nợ xấu của Eximbank 9 tháng đầu năm đạt 1.100 tỷ đồng, cũng hoàn thành 84% so với kế hoạch cả năm.
Khó khăn còn nhiều
Video đang HOT
Trước tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động cho vay của các ngân hàng gặp khó khăn khi nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là các doanh nghiệp giảm. Không ít ngân hàng đạt mức tăng trưởng tín dụng âm trong nửa đầu năm nay (Eximbank là -9%, Saigonbank là -2,79%…). Nguồn thu từ dịch vụ cũng bị ảnh hưởng do ngân hàng phải giảm phí cho khách hàng. Trong khi đó, nợ xấu có chiều hướng tăng, đòi hỏi các nhà băng tăng trích dự phòng rủi ro.
Năm 2021, khi hoàn thành việc hỗ trợ khách hàng, lợi nhuận của ngân hàng quốc doanh ước tính sẽ tăng 23%, trong khi nhóm ngân hàng TMCP tăng 11,2%.
Những tháng cuối năm 2020, cầu tín dụng sẽ cải thiện trong mùa kinh doanh cao điểm. Tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng đang có chiều hướng tăng, nhất là trong bối cảnh lãi suất huy động giảm, các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.
Mặc dù vậy, áp lực tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đang đè nặng lên lợi nhuận của các nhà băng. Đặc biệt, khi nợ xấu chưa được “che giấu” bởi Thông tư 01/2020/TT-NHNN có xu hướng tăng, ngân hàng buộc phải tăng dự phòng rủi ro.
Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính, lãi trước thuế quý III/2020 của ACB tăng 23%, đạt 2.370 tỷ đồng trong (2 quý đầu năm, ACB báo lãi 3.819 tỷ đồng trước thuế, trong khi mục tiêu cả năm là 7.636 tỷ đồng); VietinBank đạt 3.240 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ; BIDV đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ giảm trong năm nay. Việc phải tăng trích lập dự phòng, áp dụng các biện pháp giãn, hoãn nợ, miễn, giảm lãi vay sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng. Ước tính, lợi nhuận ngân hàng Việt Nam sẽ giảm 20-25% trong năm 2020.
SSI Research từng nhận định, các ngân hàng quốc doanh chịu nhiều áp lực hơn từ Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ đại dịch. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân vẫn có dư địa nhất định để cân đối giữa hỗ trợ khách hàng và đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý.
Lãi trước thuế năm 2020 của các ngân hàng có thể giảm, nhưng theo nhận định từ giới phân tích kinh tế – tài chính, năm 2021, khi hoàn thành việc hỗ trợ khách hàng, lợi nhuận của ngân hàng quốc doanh ước tính sẽ tăng 23%, trong khi nhóm ngân hàng TMCP tăng 11,2%.
Cẩn trọng khi dùng đòn bẩy tài chính đầu tư bất động sản
Đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực và khuyến cáo người mua phải xác định đầu tư dài hạn, không nên mua để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, nếu không sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Đặc biệt, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đầu tư, lướt sóng bất động sản mà không tính đến khả năng trả nợ với tỷ lệ an toàn sẽ giống như con dao hai lưỡi.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư tiềm năng
Nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Hầu hết nhận định của các chuyên gia đều cho rằng, bất động sản là một trong 8 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thực tế cho thấy, nhiều phân khúc bất động sản đang hứng chịu những khó khăn thực sự.
Chuyên gia cho rằng không nên sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao để đầu tư bất động sản. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Tuy nhiên, trong khó khăn, dòng tiền vẫn đổ vào thị trường bất động sản ở một số khu vực và giá cả bất động sản vẫn tăng khá mạnh.
Ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, tình trạng khó khăn của nền kinh tế hiện nay cũng chính là cơ hội để cho thị trường bất động sản bước sang một giai đoạn phát triển mới lành mạnh hơn và vững chắc hơn. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, đây là khoảng lặng để thị trường có cơ hội tái cấu trúc một cách sâu rộng. Những sản phẩm phù hợp hơn sẽ ra đời, nhà đầu tư lành mạnh hơn sẽ tồn tại và phát triển.
Đại diện VARS cho rằng, xét về dài hạn bất động sản Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển lớn và thu hút được rất nhiều dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, bất động sản vẫn được xem là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp.
Thời gian qua, có khá nhiều nhà đầu tư thích lướt sóng và dùng đòn bẩy tài chính khá lớn, thậm chí vay cả tín dụng đen, nhận định về vấn đề này, ông Đính cho rằng, khi thị trường đi xuống, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đầu tư, lướt sóng bất động sản mà không tính đến khả năng trả nợ với tỷ lệ an toàn sẽ giống như con dao hai lưỡi và chắc chắn sẽ phá sản, lỗ vốn.
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Đặng Văn Quang - Giám đốc Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn này, bất động sản không còn dành cho nhà đầu tư ngắn hạn, kiếm tiền không bền vững thì rất nhanh mất cả vốn lẫn lãi.
"Chúng ta cần nhớ rằng, bất động sản là cuộc chơi của trung và dài hạn. Vì vậy, hãy đầu tư vào bất động sản trung và dài hạn, đừng nhìn ngắn hạn, rất nguy hiểm. Trong trung hạn GDP vẫn phát triển tốt, dân số phát triển thì bất kỳ loại nhà ở nào cũng sẽ phát triển" - ông Quang nhấn mạnh.
Không nên sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao
Các chuyên gia cho rằng, đầu tư bất động sản luôn luôn có lời. Có thể thị trường trồi sụt trong một thời gian ngắn rồi lại hồi phục, bởi thị trường bất động sản luôn song hành với sự thăng trầm của kinh tế. Tuy nhiên, có nên dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản không vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Có nên dùng đòn bẩy tài chính đầu tư bất động sản không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư và khách hàng quan tâm trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp, thị trường nhà cho thuê vẫn ảm đạm, nhiều giao dịch mua bán nhà đất tạm hoãn, nhiều sản phẩm chưa được ra hàng và ngân hàng đang hạ lãi suất cho vay.
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, lãi suất đi vay để mua nhà hiện nay tương đối hấp dẫn. Nhiều ngân hàng tung ra các gói cho vay hấp dẫn với kỳ hạn 9 năm trở xuống với lãi suất chỉ từ 7 - 9%/năm.
"Về đòn bẩy tài chính, chúng ta có thể chấp nhận nhưng không nên quá cao. Khoản vay chỉ nên chiếm 30 - 35% giá trị khoản đầu tư là hợp lý" - ông Lực nhấn mạnh.
Ở góc nhìn khác ông Nguyên Văn Đính đưa ra lời khuyên, nếu có ít tiền và phải sử dụng đòn bẩy tài chính thì chưa nên tham gia đầu tư bất động sản, vì chúng ta chưa thể biết tình hình dịch Covid-19 đến khi nào được kiểm soát hoàn toàn./.
Covid-19 tái bùng phát vẽ lại bản kế hoạch lợi nhuận ngân hàng Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến các nhà băng phải tính lại kế hoạch lợi nhuận 2020 của mình. Lợi nhuận giảm rõ nét từ quý II/2020 Kể từ khi dịch bệnh xảy ra trong quý I/2020, các ngân hàng phải nhanh chóng bắt tay đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng để kiểm soát rủi ro nợ xấu...