Lợi nhuận giật lùi, các ‘đại gia’ phải liệu cơm gắp mắm
Lợi nhuận sụt giảm, Hoà Phát, Coteccons… là những đại gia đầu tiên “ngấm đòn” khó khăn quý đầu năm, buộc phải đặt kế hoạch giật lùi so với năm ngoái.
Dệt may vẫn là điểm sáng nền kinh tế đầu năm ẢNH NGỌC THẮNG
Sắt thép, xây dựng “méo mặt”
Lợi nhuận, doanh thu đầu năm 2019 đang tạo ra bức tranh trái chiều theo thuận lợi, khó khăn của từng ngành.
Tại cuộc họp thường niên 2019 trong tuần qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) thông qua kế hoạch lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu toàn tập đoàn đạt 70.000 tỉ đồng, tăng gần 24% so với thực hiện năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 22%, còn 6.700 tỉ đồng, so với kết quả năm trước hơn 8.600 tỉ đồng.
Kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm, Hoà Phát ước đạt 1.700 tỉ đồng, giảm 500 tỉ đồng so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát, cho biết nguyên nhân sự sụt giảm này do ảnh hưởng chủ yếu từ yếu tố đầu vào là giá quặng sắt có xu hướng tăng và việc điều chỉnh giá điện mới đây từ Bộ Công thương. Bên cạnh đó là áp lực từ chi phí tài chính tăng, lãi vay của dự án Dung Quất hết thời gian vốn hóa nên phải hạch toán vào chi phí. Năm nay, ước tính trên 2.000 tỉ đồng, gần gấp 3 lần so với năm 2018.
Một đại gia khác là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE) cũng vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu tăng 10% lên 5.577 tỉ đồng. Tuy nhiên, REE dự kiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1.465 tỉ đồng, giảm 18% so với kết quả năm 2017.
Trong tài liệu công bố đại hội cổ đông sắp tới, “ông lớn” ngành xây dựng – Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (mã CTD) đặt mục tiêu năm 2019 với doanh thu 27.000 tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất 1.300 tỉ đồng, giảm lần lượt 5,5% và 14% so với kết quả thực hiện năm trước. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận sụt giảm (năm 2018, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận 1.400 tỉ đồng, giảm 15,29%).
Ngành sắt, thép gặp khó khăn ngay từ đầu năm ẢNH NGỌC THẮNG
Xuất khẩu, bán lẻ vẫn còn nhiều cửa sáng
Song với các doanh nghiệp ngành xuất khẩu, quý đầu năm vẫn rất khả quan. Công ty CP Nhựa và môi trường Xanh An Phát (mã AAA) cho biết, trong tháng 1, sản lượng xuất khẩu của AAA đạt mức kỷ lục 9.100 tấn, tăng 137% so với cùng kỳ 2018. Trong tháng 3, AAA dự kiến sẽ xuất khẩu 8.500 tấn bao bì, tăng 120% so với cùng kỳ và con số này sẽ tiếp tục được duy trì (hoặc đạt cao hơn) trong các tháng tiếp theo. Năm 2019, AAA lên kế hoạch đạt doanh thu 10.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 510 tỉ đồng, gấp 2,5 lần năm 2018.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý 1 có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng đầu là điện thoại và linh kiện đạt 12,1 tỉ USD; hàng dệt may đứng thứ 2 đạt 7,3 tỉ USD, tăng 13,3%.
Nhóm ngành dệt may dự báo sẽ tăng trưởng trên 30% tới 45% lợi nhuận quý 1. Ông Trần Như Tùng, thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Dệt may thương mại đầu tư Thành Công (TCM), cho biết Hội đồng quản trị TCM đã thông qua kế hoạch doanh thu năm 2019 khoảng 3.953 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 242 tỉ đồng, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2018. Quý 1, dự báo lợi nhuận sau thuế tăng từ 25 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty CP Đầu Tư và Thương Mại TNG cũng được đánh giá sẽ có được lợi nhuận “khủng”, với mức tăng trưởng khoảng 45%. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết xuất khẩu dù giảm so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên vẫn là điểm sáng của nền kinh tế. Dự kiến, ngành này sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những quý tiếp theo với thuận lợi của CPTPP và EVFTA.
Với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành phân phối, bán lẻ vốn có lợi nhuận tốt trong quý đầu năm theo chu kỳ kinh doanh, kết quả năm 2019 cũng được dự báo tích cực. Số liệu của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (mã MWG) cho biết, doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm đạt 17.396 tỉ đồng và 729 tỉ đồng, tăng lần lượt 5% và 20% so với cùng kỳ năm 2018. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 16% kế hoạch doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận năm mới được đại hội cổ đông 2019 thông qua.
Theo TNO
May Sông Hồng: Lợi nhuận sau thuế quý IV tăng 73%, EPS 2018 đạt 7.800 đồng/cổ phiếu
CTCP May Sông Hồng (MSH) vừa ra BCTC quý IV/2018 với doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 100 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, doanh thu thuần của MSH đạt 1.078,17 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ 2017.
Với giá vốn hàng bán 864,49 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 213,61 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại giảm đi. Cụ thể, chi phí bán hàng giảm 23% xuống còn 40,81 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 14% lên 52,15 tỷ đồng.
Cùng với đó, doanh thu hoạt động tài chính (20 tỷ đồng) cùng bù đắp đáng kể các chi phí tài chính (26 tỷ đồng), giúp Công ty đạt lợi nhuận sau thuế là 98,29 tỷ đồng, tăng trưởng 73% so với cùng kỳ 2017.
Theo giải trình từ MSH, nguyên nhân là do MSH đã chuyển sang mảng FOB nên doanh thu và lợi nhuận tăng cao hơn so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng giảm do chủ trương tiết kiệm và giảm chi phí vận tải, chi phí quảng cáo bán hàng...
Tính chung cả năm, tổng doanh thu thuần đạt 4.063 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 371,45 tỷ đồng, tương đương EPS gần 7.800 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn giao dịch, kết thúc phiên giao dịch này 29/1, giá cổ phiếu của MSH đã tăng 2,55% lên 48.100 đồng/cổ phiếu.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chuẩn bị niêm yết, May Sông Hồng báo lãi 9 tháng 273 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2017 Lũy kế 9 tháng đầu năm, May Sông Hồng ghi nhận doanh thu 2.985 tỷ đồng - tăng 21%; Lợi nhuận sau thuế 273,2 tỷ đồng - tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 8.387 đồng. CTCP May Sông Hồng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2018 với doanh thu...