Lợi nhuận doanh nghiệp thủy điện: Người lãi lớn, kẻ lỗ nặng
Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thuỷ điện đã công bố kết quả kinh doanh quý III với kết quả khả quan.
Lãi tăng bằng lần
Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sông Ba (mã SBA) cho thấy quý III doanh nghiệp đạt doanh thu thuần 73,3 tỷ đồng tăng 142% và lãi ròng hơn 32 tỷ đồng tăng 525% (tức gấp hơn 6 lần) so cùng kỳ 2019.
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5. (Ảnh: TV1)
Nguyên nhân tăng trưởng mạnh mẽ được SBA giải trình do thời tiết thuận lợi, số ngày mưa trong quý nhiều hơn so với quý cùng kỳ nên sản lượng điện phát cũng tăng 163,98% so với cùng kỳ năm 2019. Do đó, doanh thu cũng tăng tương ứng 43,05 tỷ đồng.
SBA tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba, thành lập ngày 2/1/2003 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp lên sàn từ 6/2010, hiện cổ phiếu đang giao dịch mức 16.000 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, báo cáo của Công ty cổ phần Thủy điện Miền Trung (mã CHP) cho thấy lãi ròng quý III đạt gần 59 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước phải chịu lỗ. Đây cũng là kết quả lợi nhuận quý 3 tốt nhất của doanh nghiệp kể từ năm 2017.
Theo CHP, nhờ sản lượng điện thương phẩm của cả 2 nhà máy Thủy điện A Lưới (170 MW) và Điện mặt trời Cư Jút (50 MW) tăng mạnh đã giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng 63% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 188 tỷ đồng.
Bức tranh khởi sắc của doanh nghiệp thủy điện cũng điền tên Công ty Thuỷ điện A Vương (mã AVC) với lãi sau thuế quý III gần 73 tỷ đồng, gấp 4,3 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, AVC lãi 53 tỷ đồng, tăng 214% so với cùng kỳ năm trước và đã thực hiện được 24,6% kế hoạch doanh thu và 93% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Giải trình về nguyên nhân tăng trưởng, AVC cho biết do trong kỳ lưu lượng nước về nhiều nên sản lượng cao dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Thêm doanh nghiệp thủy điện khác có mức tăng trưởng lợi nhuận tính bằng lần là Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà (mã TBC). Theo báo cáo tài chính quý III, TBC ghi nhận mức lời 76 tỷ đồng, tăng đến 225% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, TBC doanh nghiệp lãi ròng 167 tỷ đồng, tăng 34%.
Tương tự, Công ty cổ phần Thủy điện Điện lực 3 (mã DRL) cho hay lãi ròng quí III là 14,7 tỷ đồng tăng 72,4% nhờ lượng nước về nhiều và ổn định so với cùng kì năm trước nên sản lượng điện thương phẩm tăng 57,95%.
Video đang HOT
Rao bán lần thứ 5
Tuy vậy, không phải doanh nghiệp thủy điện nào cũng đạt kết quả khả quan quý III. Theo báo cáo mới công bố, quý III năm nay, lãi sau thuế của Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (mã DNH) chỉ hơn 231 tỷ đồng, giảm gần một nửa so cùng kỳ 2019.
Doanh thu thuần trong quý của DNH cũng đạt 558 tỷ đồng, giảm 28,5 trong khi chi phí giá vốn không giảm theo tỷ lệ tương ứng, thậm chí còn tăng nhẹ, dẫn đến lợi nhuận gộp thu về đạt 318 tỷ đồng, giảm 41,7%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu DNH đạt 1.269 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 505 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ.
Tổng nợ phải trả đến cuối quý III là 2.530 tỷ đồng, giảm 512 tỷ đồng so đầu năm, trong đó nợ thuê tài chính ngắn hạn là 94 tỷ đồng và nợ thuê tài chính dài hạn là 2.173 tỷ đồng.
Thua lỗ triền miên khiến Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 (mã TV1) rao bán Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 lần thứ 5 với giá khởi điểm hơn 1.390 tỷ đồng.
Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 được xây dựng trên Sông Bung (tỉnh Quảng Nam), ở hạ lưu 2 dự án thủy điện A Vương và Sông Bung 4 với công suất lắp máy 57 MW. Công trình khởi công năm 2009 và đi vào hoạt động từ năm 2012.
Lãnh đạo TV1 cho biết chủ trường đầu tư nhà máy Sông Bung 5 là đúng nhưng phương thức đầu tư chưa hợp lý dẫn đến hiện nay nhà máy thủy điện này có giá bán điện thấp và chi phí trả nợ cao.
TV1 từng 4 lần rao bán Nhà máy thủy điện Sông Bung 5, nhưng không thành công.
Bức tranh ngành điện nửa đầu năm: Hạn hán, dịch bệnh khiến doanh nghiệp lao đao
Qua nửa năm hạn hán và dịch bệnh, hầu hết các doanh nghiệp điện đều suy giảm doanh thu và lợi nhuận, có doanh nghiệp báo lỗ cả trăm tỷ đồng. Thế nhưng ở chiều ngược lại, bằng việc tiết giảm các chi phí, có doanh nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng.
Bức tranh ngành điện nửa đầu năm: Hạn hán, dịch bệnh khiến doanh nghiệp lao đao
Mưa ít, hạn hán kéo dài khiến thủy điện gặp khó
Với các doanh nghiệp thủy điện, tình hình thủy văn bất lợi là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất tới hoạt động kinh doanh. Lượng nước về hồ thấp sẽ làm giảm sản lượng điện sản xuất. Trong nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đều chung một kịch bản giảm sút, thậm chí thua lỗ do ảnh hưởng của yếu tố này.
Đầu tiên, có thể kể đến mùa kinh doanh mờ nhạt của Công ty Cổ phần Sông Ba (Thủy điện Sông Ba, HoSE: SBA). Theo đại diện SBA, năm nay, do thời tiết diễn biến bất thường, số ngày mưa ít nên sản lượng điện phát đã giảm hơn 55% so với cùng kỳ năm 2019.
Đó là nguyên nhân chính khiến doanh thu thuần quý II/2020 giảm 57% so với cùng kỳ năm trước, còn 31 tỷ đồng. Biên lãi gộp từ 76% về mức 50%. Chốt quý II, SAB ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế giảm 92%, chỉ vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của SAB đạt 65 tỷ đồng, giảm hơn 52% so với cùng kỳ 2019. Lãi sau thuế đạt 8,8 tỷ đồng, giảm 86% so với con số đạt được năm trước.
Tương tự Thủy điện Sông Ba, Công ty Cổ phần Thủy điện miền Nam (Thủy điện miền Nam, HoSE: SHP) cũng có một kỳ kinh doanh "sụt sùi". Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần của SHP giảm hơn 14 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019, đạt gần 174 tỷ đồng.
Do giá vốn hàng bán là cố định nên lợi nhuận sau thuế giảm 4,7 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 93%, chỉ đạt 352 triệu đồng.
Lý giải về kết quả bi quan này, ban lãnh đạo SHP cho biết, vì thời tiết không thuận lợi, lưu lượng nước về bình quân giảm kéo theo sự sụt giảm của sản lượng phát điện. Bên cạnh đó, giá điện bình quân trong kỳ cũng thấp hơn so với năm 2019. Trong khi đó, các chi phí lại là cố định không thể tiết giảm, dẫn tới khoản lãi ròng "khiêm tốn" 352 triệu đồng sau nửa năm hoạt động.
Ở chiều hướng tiêu cực hơn, không chỉ sụt giảm cả 90% lợi nhuận như các doanh nghiệp nêu trên, Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HoSE: VSH) còn ghi nhận khoản lỗ ròng đáng tiếc.
Quý II/2020, doanh thu thuần của VSH giảm một nửa so với cùng kỳ 2019, ghi nhận 55 tỷ đồng. Chủ yếu do sản lượng điện giảm 34,6 triệu Kwh, tương ứng 27% trong quý. Bên cạnh đó, các chi phí dường như không được tiết giảm, dẫn tới VSH báo lỗ ròng 2,1 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số đạt được quý II năm trước (lãi 36 tỷ đồng).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, VSH ghi nhận doanh thu đạt 91 tỷ đồng, thấp hơn 63% so với cùng kỳ 2019. Lỗ sau thuế là 3,2 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi ròng 124 tỷ đồng năm trước.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc VSH, từ cuối năm 2019 đến giữa năm nay, thời tiết hạn hán kéo dài, khiến lưu lượng nước về các hồ chứa thấp. Vì vậy sản lượng điện giảm mạnh, dẫn tới khoản lỗ ròng vừa qua.
Có doanh nghiệp lỗ trăm tỷ do dịch bệnh
Tuy không chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết, nhưng Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (HoSE: KHP) vẫn ghi nhận mức lỗ ròng theo quý cao nhất lịch sử hoạt động của công ty.
Theo KHP, do tác động của dịch Covid-19, sản lượng điện thương phẩm và giá bán trong quý II/2020 đều giảm mạnh. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện giảm/miễn giá điện đến hết tháng 6/2020 để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo quy định của nhà nước.
Điều này khiến doanh thu thuần quý II/2020 của KHP giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1.120 tỷ đồng. Doanh thu suy giảm nhưng các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh, riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 70% so với cùng kỳ.
Thu không đủ chi khiến KHP lỗ ròng đến 219 tỷ đồng trong quý, mức lỗ theo quý cao nhất lịch sử hoạt động của công ty.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, KHP đạt 2.236 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 11% so với cùng kỳ; lỗ sau thuế hơn 230 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 40 tỷ đồng.
Tiết giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp vẫn báo lãi cao
Khó khăn chung là vậy, thế nhưng đối với nhiều doanh nghiệp khác, để bù đắp lại sự thiếu hụt của doanh thu, họ củng cổ các khoản chi tiêu, giá vốn một cách hiệu quả và đạt được lợi nhuận tăng trưởng rất tốt.
Điển hình như Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2), quý II/2020, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 12% so với cùng kỳ 2019, đạt 1.875 tỷ đồng.
Chốt quý, sau khi tiết giảm các chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, NT2 thu về khoản lãi ròng 249 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế nửa đầu năm 2020, NT2 đạt gần 3.600 tỷ đồng doanh thu thuần, thấp hơn 10% so với cùng kỳ, nhưng vẫn báo lãi tăng 11%, lên mức 428 tỷ đồng. Với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đặt ra trước đó, sau nửa năm hoạt động, NT2 đã hoàn thành được 50% kế hoạch về doanh thu và 69% mục tiêu về lợi nhuận.
Một diễn biến tương tự, đó là tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (HNX: NBP) trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, NBP ghi nhận 654 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 19% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, bằng việc quản trị tốt than đầu vào và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, NBP vẫn tự tin báo lãi ròng tăng 130% so với nửa đầu năm trước, đạt 22,8 tỷ đồng.
Hay như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) cũng vậy, mặc dù doanh thu quý II giảm 22% so với cùng kỳ 2019, đạt 7.708 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng trưởng 7,7% lên mức 842 tỷ đồng.
Kết quả này chủ yếu tới từ việc tiết giảm chi phí tài chính và chi phí nhân công, bên cạnh khoản doanh thu tài chính tăng 150 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sông Ba đặt mục tiêu lợi nhuận quý II/2020 giảm hơn 98% so với quý I Công ty cổ phần Sông Ba (mã SBA, sàn HoSE) vừa đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh quý II/2020. Số ngày mưa trong quý I/2020 ít hơn cùng kỳ nên sản lượng điện phát của Sông Ba giảm mạnh heo đó, tổng sản lượng điện thương phẩm quý II/2020 dự kiến đạt 18,2 triệu kWh, trong khi sản lượng điện quý...