Lợi nhuận doanh nghiệp dệt may bị thổi bay
Covid-19 như “cơn bão” bất ngờ ập đến, cuốn đi lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng xuất khẩu mang về vài chục tỷ USD doanh thu mỗi năm.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay giảm sâu so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Đ.T
Kinh doanh ảm đạm
Các doanh nghiệp ngành dệt may đang lần lượt công bố kết quả sản xuất – kinh doanh ảm đạm sau nửa đầu năm 2020. Nguyên nhân chính khiến các chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đều không hoàn thành kế hoạch và giảm so với cùng kỳ là Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới, toàn bộ đơn hàng tháng 3, 4, 5 bị giãn thời gian giao.
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG vừa công bố, quý II/2020, Công ty đạt 1.066,5 tỷ đồng doanh thu, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TNG đạt 1.840 tỷ đồng doanh thu, giảm 10%; lợi nhuận sau thuế đạt 65,7 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, so với kế hoạch cả năm (doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng), TNG mới hoàn thành 40% mục tiêu về doanh thu và 28,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Với quy mô xuất khẩu trên 3 tỷ USD/năm, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) cũng không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19. Dù đã xoay mọi cách, trong đó việc sản xuất các sản phẩm khẩu trang và PPE (trang bị bảo hộ cá nhân) giúp các cơ sở của Tập đoàn chưa lâm vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, nhưng tổng doanh thu hợp nhất của VGT ước giảm 15%, lợi nhuận hợp nhất giảm trên 25% so với cùng kỳ năm 2019. Ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc VGT cho biết, mức sụt giảm này khả quan hơn dự báo.
Video đang HOT
Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không như ý muốn, dù lợi nhuận mà Công ty đạt được là con số đáng mơ đối với các doanh nghiệp trong ngành. 6 tháng đầu năm 2020, TCM ghi nhận doanh thu khoảng 1.685 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch và giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ; lợi nhuận ước đạt 108.7 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Một doanh nghiệp lớn là Công ty cổ phần May Sông Hồng cũng đang oằn mình với khó khăn, bởi đối tác lớn tại Mỹ là RTW Retalwinds đã đệ đơn phá sản. Đây là khách hàng truyền thống của May Sông Hồng và đang có khoản nợ với Công ty lên tới 166 tỷ đồng. Các đơn hàng từ RTW Retalwinds (thông qua thương hiệu New York & Co) năm 2019 đóng góp 13% tổng doanh thu của May Sông Hồng. Sự cố này chắc chắn khiến kết quả sản xuất – kinh doanh trong năm nay của Công ty bị kéo xuống.
Áp lực cuối năm
Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 16 tỷ USD, giảm sâu so với mức 18,34 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. Kết quả này có được là do các doanh nghiệp dệt may vẫn còn một nguồn hàng là các sản phẩm khẩu trang và PPE. Với đơn giá thời gian đầu, việc xuất khẩu các sản phẩm này tương đối hiệu quả, nhưng tình hình sẽ khác rất nhiều trong các tháng cuối năm. Cụ thể, thị trường xuất khẩu có nguy cơ giảm 30-40% so với năm trước, giá bán chịu áp lực giảm, thời gian thanh toán kéo dài, áp lực dòng tiền lớn hơn.
Liên đoàn Dệt may quốc tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát khoảng 700 công ty dệt may trên toàn cầu. Kết quả cho thấy, các đơn hàng trên toàn cầu giảm trung bình 31%, doanh thu trung bình năm 2020 dự báo giảm khoảng 28%… Khoảng 959 nhà máy ở Bangladesh cho biết, do Covid-19 mà lượng đơn hàng xuất khẩu may mặc, với số lượng 826,42 triệu chiếc, tương đương 2,67 tỷ USD, đã bị hoãn, hủy, đẩy nhiều doanh nghiệp vào trạng thái “sống dở chết dở”.
Với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2020, ước tổng nhập khẩu dệt may thế giới chỉ đạt ngưỡng 600 – 640 tỷ USD, giảm 15-20% so với mức 755 tỷ USD của năm 2019. Dự kiến từ quý III/2021, tiêu thụ mới có khả năng hồi phục mức bình thường. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự kiểm soát bệnh dịch, cũng như việc mở cửa trở lại các cửa hàng tại các quốc gia nhập khẩu lớn.
Dệt may nhìn xa vẫn khó
Với kịch bản lực cầu giảm mạnh, nhiều khả năng ngành dệt may tiếp tục gặp khó trong quý II.
Tính từ đầu năm đến ngày 15.4, giá trị xuất khẩu hàng may mặc và hàng xơ sợi giảm lần lượt 6% và 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam giãn, hoãn giao hàng, thậm chí hủy hợp đồng. Trên cơ sở đó, VNDirect cho rằng xuất khẩu dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong quý II/2020 sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh kém lạc quan trong quý I. Theo báo cáo chuyên ngành dệt may tháng 5 của VNDirect, kim ngạch xuất khẩu dệt may quý I thấp hơn mức trung bình 3 năm. Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng may mặc trong quý I giảm 7,7% so với cùng kỳ.
Do độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác thương mại ngày càng rõ ràng, nên việc đóng cửa nền kinh tế và giãn cách xã hội tại các nước phương Tây đã khiến ngành dệt may bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo đó, các đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn đến từ đối tác ở các quốc gia phát triển như Mỹ (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) và EU (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu). Nhưng do sự lan tràn của dịch COVID-19, Mỹ và các nước EU đã tạm thời đóng cửa biên giới và thực thi các lệnh phong tỏa, cách ly xã hội, dẫn đến đơn hàng giảm mạnh. Trong nửa đầu tháng 4, giá trị xuất khẩu may mặc chỉ đạt 739 triệu USD, giảm 35,4% so với cùng kỳ.
Dù nhu cầu sản phẩm dệt may bình thường có sự sụt giảm đáng kể, nhưng nhu cầu đối với mặt hàng khẩu trang vải và y tế lại tăng đột biến. Điều này phần nào xoa dịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tính riêng tháng 3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, mã VGT) và các thành viên đã cung cấp khoảng 15 triệu chiếc khẩu trang kháng khuẩn cho thị trường trong khi vẫn duy trì sản lượng hằng ngày gần 35 tấn vải dệt kim chống khuẩn, góp phần ngăn ngừa đại dịch lan rộng. Theo QY Research, nếu năm 2019 quy mô thị trường khẩu trang chỉ đạt khoảng gần 2,9 tỉ USD, thì năm 2020 con số này ước đạt 7,2 tỉ USD (tăng gần 153,1%).
Kết thúc quý I, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm 2019. Đơn cử, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) báo cáo doanh thu quý I chỉ đạt 790 tỉ đồng, giảm 19,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỉ đồng, giảm 20,9%. Tại Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK), doanh thu đạt 617 tỉ đồng, chỉ tăng 1,9% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỉ đồng, tăng 0,3%. Theo VNDirect, tính đến hết ngày 29.4.2020, chỉ số giá cổ phiếu của doanh nghiệp dệt may giảm 10,3% so với đầu năm.
Theo nhiều chuyên gia, dù dây chuyền cung ứng vật liệu tại Trung Quốc đã phục hồi, nhưng việc thiếu động lực tăng trưởng trong ngắn hạn là điều doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý. Sự lây lan đáng báo động của đại dịch ở Mỹ và các nước trong khối EU đã dẫn đến nhu cầu đối với các sản phẩm thời trang ở cả 2 thị trường trên giảm mạnh, kìm hãm tăng trưởng bán lẻ toàn cầu. Các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia sẽ bắt đầu thể hiện tác động rõ ràng hơn qua con số kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong quý II/2020.
"Về dài hạn, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vẫn là các yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, nút thắt trong khâu sản xuất vải và sự phục hồi sau dịch vẫn là vấn đề cần giải quyết để có thể có những bước tiến xa hơn", báo cáo của VNDirect nhận định.
Dù tổng quan thị trường ngành dệt may có nhiều biến động, nhưng thị giá cổ phiếu dao động mạnh lại mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư ưa thích rủi ro, đặc biệt với các doanh nghiệp có nội lực tốt, nhiều tiềm năng tạo nên dòng tiền ổn định một khi nền kinh tế thế giới trở về quỹ đạo cũ. Theo đó, VNDirect đã đưa ra khuyến nghị mua đối với một số mã chứng khoán dệt may: STK, giá mục tiêu 22.400 đồng; TCM, giá mục tiêu 27.700 đồng và MSH của May Sông Hồng, giá mục tiêu 51.600 đồng.
Phó TGĐ Vinatex Phạm Nguyên Hạnh: Doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh khi chưa được hỗ trợ! "Nêu tinh trang thiêu đơn hang tiêp tuc keo dai, thi không DN nao chiu đưng đươc, va rât cân hô trơ trực tiếp cho DN, ngay khi DN chưng minh đươc viêc bi giam tư 30% doanh thu", Phó TGĐ Vinatex Phạm Nguyên Hạnh cho hay. Ba Pham Nguyên Hanh - Pho TGĐ Vinatex. Trong thơi ky đai dich Covid-19, cac doanh...