Lợi nhuận doanh nghiệp dầu khí trái chiều giữa 2 ‘gọng kìm’
Nhu cầu giảm do dịch Covid-19 cùng cuộc chiến giữa Nga và Saudi Arabia khiến giá dầu quý I lao dốc mạnh.
Một số doanh nghiệp dầu khí như PVB, PVD đạt lãi khả quan trong khi cùng kỳ năm trước lỗ.
PV GAS báo lãi quý I giảm 30% xuống 2.100 tỷ đồng.
Tác động kép từ dịch bệnh Covid-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Nga với Saudi Arabia, giá dầu Brent đã lao dốc mạnh từ đầu tháng 2 và đạt mức thấp nhất trong vòng 4 năm (21,2 USD/thùng). Hiện, giá dầu phục hồi lại 28,5 USD/thùng trước việc khối OPEC đồng ý giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày và một số quốc gia châu Âu cân nhắc nới lỏng lệnh phong tỏa giúp nhu cầu nhiên liệu phục hồi.
Nguồn: tradingeconomics.com
Diễn biến này tác động trực tiếp lên ngành dầu khí, làm giảm giá bán trong khi cũng như các nhu cầu dịch vụ dầu khí. Theo đó, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí được dự đoán giảm mạnh.
Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) cho biết tổng doanh thu quý I ước đạt trên 17.500 tỷ đồng, giảm 12,5% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt trên 2.100 tỷ đồng, giảm 30%. Nguyên nhân là do sản lượng khí giảm 10%, giá dầu Brent trung bình giảm 13%, giá dầu FO trung bình giảm 28%.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI ( SSI Research), Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) ước doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I giảm 26,4% và 67% so cùng kỳ năm trước; lần lượt ghi nhận 3.010 tỷ đồng và 128 tỷ đồng.
Sự sụt giảm doanh thu trong quý I của PVS chủ yếu từ phân khúc dịch vụ cơ khí và xây lắp (M&C) giảm đến 58% so với cùng kỳ, mảng này chiếm một nửa doanh thu năm 2019. Trong khi đó, phân khúc dịch vụ khảo sát địa chấn bằng ROV tăng khá tích cực, phân khúc dịch vụ căn cứ cảng và hoạt động (O&M) ghi nhận doanh thu tăng hơn gấp đôi và doanh thu từ các phân khúc khác vẫn ổn định so cùng kỳ.
Tuy vậy, vẫn có những đơn vị duy trì kết quả kinh doanh khả quan như Công ty Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating, HNX: PVB) nhờ vẫn duy trì thực hiện các dự án đã ký. Doanh thu thuần quý I đạt 384 tỷ đồng tăng mạnh so con số 6 tỷ cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 49 tỷ đồng, trong khi quý I/2019 lỗ 12 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2020, doanh nghiệp dự kiến chỉ tiêu kinh doanh gồm tổng doanh thu 608,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 48,6 tỷ đồng; lần lượt tăng 55% và 30,2% năm 2019. Kế hoạch này được ban lãnh đạo PV Coating xây dựng trên cơ sở hợp đồng bọc ống dự án Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh (phần còn lại chuyển tiếp từ 2019), dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt và một số dự án sơn chống ăn mòn cho khách hàng ngoài ngành như Nippon Steel, CSWind, Vietnam Engnery…
Trong đó, hợp đồng bọc ống cho dự án Nam Côn Sơn 2 trị giá 980 tỷ đồng đóng vai trò trọng tâm mang lại doanh thu và lợi nhuận các tháng đầu năm. Theo kế hoạch, trong tháng 1, PV Coating bàn giao lô ống thành phẩm tuyến ống bờ và tháng 4 bàn giao lô ống thành phẩm tuyến ống biển đầu tiên. Dự kiến đến tháng 8, PV Coating sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục của gói thầu.
Kinh doanh chính trong hoạt động cho thuê gian khoan và cung cấp các dịch vụ khoan, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) cho biết hoạt động kinh doanh trong quý I tương đối hiệu quả. Doanh thu ước đạt 1.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng, trong khi quý I/2019 lỗ sau thuế 93,3 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Trong quý các giàn khoan của đơn vị đều hoạt động liên tục và đơn giá cho thuê tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Các giàn khoan tự nâng có hiệu suất hoạt động đạt 100%, trong đó 4 giàn tự nâng (PV Drilling I, II, III và VI) hoạt động liên tục tại thị trường Malaysia và 3 giàn khoan thuê (HAKURYU 11, IDUN và SAGA) hoạt động tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, giàn đất liền PV Drilling 11 đang có kế hoạch hoạt động trở lại sớm cho chiến dịch khoan của GBRS trong năm 2020, giàn khoan nước sâu PV Drilling V hiện đang thực hiện các công tác tái khởi động giàn và đầu tư cụm thiết bị khoan DES có tải trọng phù hợp để bắt đấu chiến dịch khoan tại Brunei cho Shell Brunei Petroleum, dự kiến trong năm 2021.
CNG Việt Nam (HoSE: CNG) chuyên sản xuất, phân phối khí thiên nhiên nén (CNG), thị trường tiêu thụ chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần quý I đạt 537 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ; lãi sau thuế 13,5 tỷ đồng, tăng 5,5%.
Năm 2020, công ty đề ra mục tiêu doanh thu 3.352 tỷ đồng, tăng 57% và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng, giảm 5% thực hiện năm trước. Chiến lược công ty đề ra trong bối cảnh thị trường dầu thế giới biến động ở mức cao là duy trì chính sách giá bán linh hoạt, gia tăng ưu đãi. Đồng thời, để hạn chế ảnh hưởng từ biến động ngoài dự kiến của tăng trưởng kinh tế thì CNG Việt Nam phát triển thị trường tiêu thụ theo hướng đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất, đa dạng hóa phân khúc khách hàng.
Nhìn chung trong ngắn hạn, một số doanh nghiệp dầu khí với các hợp đồng đã ký vẫn đảm bảo được doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu duy trì ở mức thấp cũng sẽ khiến nhu cầu và đơn giá các dịch vụ dầu khí giảm theo.
Ngọc Điểm
CNG Việt Nam sẽ chi hơn 100 tỷ đồng cho đầu tư năm 2020
Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020.
Theo đó, năm 2020, CNG Việt Nam đặt kế hoạch sản lượng 320 triệu Sm3; tổng doanh thu 3.351 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng; nộp Ngân sách Nhà nước 45,8 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ là 30%; chia cổ tức với tỷ lệ 25%/vốn điều lệ. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở giá dầu 60USD/thùng và tỷ giá 1USD =23.500 VNĐ.
CNG Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khí nén thiên nhiên (CNG)
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam cũng đặt mục tiêu đầu tư xây dựng năm 2020 với giá trị đầu tư và giá trị giải ngân cùng ở mức 102,5 tỷ đồng, cho các dự án như: Trụ sở Văn phòng CNG Việt Nam tại Vũng Tàu; trạm cấp LPG cho khách hàng Trung Nguyên Bình Thuận (KCN Lương Sơn - Bình Thuận); 3 trạm cung cấp khí mới cho khách hàng;... và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng được CNG Việt Nam quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, một số dự án đã hoàn thành như: Đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy CNG Phú Mỹ từ 95 triệu Sm3/năm lên 185 triệu Sm3/năm; Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng Tòa nhà văn phòng Chi nhánh CNG Phú Mỹ trong năm 2018;...
Năm 2016, CNG Việt Nam được sắp xếp, tái cấu trúc trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), từ đó được hưởng vị thế, thương hiệu và các chính sách chủ đạo của PV GAS. Từ 2016 đến nay, CNG Việt Nam đã chủ động triển khai tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý: Thành lập Chi nhánh miền Bắc, mở rộng thị trường tại miền Bắc; Chuyển đổi Nhà máy CNG Phú Mỹ thành Chi nhánh Phú Mỹ góp phần nâng cao vị thế, quy mô của Chi nhánh và Công ty.
Công tác tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường được CNG Việt Nam triển khai quyết liệt, mạnh mẽ. Tổng số lượng khách hàng, sản lượng liên tiếp tăng trưởng qua từng năm. CNG Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường khí CNG với mạng lưới khách hàng trải rộng khắp khu vực Đông Nam bộ và miền Bắc.
Công tác quảng bá và nhận diện thương hiệu cũng được CNG Việt Nam triển khai đồng bộ trên tất cả các kênh, phương tiện truyền thông. CNG Việt Nam từng bước hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng và chính sách bán hàng góp phần thỏa mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng.
Trong giai đoạn 2020 -2025, CNG Việt Nam nhận định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn như: Thiếu hụt nguồn khí đầu vào do chính sách ưu tiên khí để sản xuất điện làm ảnh hưởng tới việc cung cấp khí cho khách hàng của công ty; Giá dầu thế giới dự báo sẽ biến động phức tạp, khó lường; Gia tăng sự cạnh tranh từ các công ty tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khí; Xuất hiện các nhiên liệu thay thế khác cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm khí CNG;... Trong bối cảnh đó, CNG Việt Nam đặt mục tiêu, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn hiệu quả; Tiếp tục giữ vững vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khí nén thiên nhiên (CNG); Nghiên cứu công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để đón đầu sản phẩm LNG; Mở rộng phát triển thị trường trên toàn quốc;... Giai đoạn 2020 - 2025, CNG Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng bình quân hàng năm từ 5% - 10%; Duy trì lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm trên 100 tỷ đồng.
Mai Phương
Nhà hàng, khách sạn đóng cửa, doanh nghiệp kinh doanh LPG sụt giảm từ 40 - 50% sản lượng Các doanh nghiệp kinh doanh khí và khí đốt hóa lỏng (LPG) đang phải đối mặt với việc sụt giảm từ 40% đến 50% sản lượng do nhu cầu sử dụng giảm đột ngột từ khu vực sản xuất công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đóng cửa hàng loạt. Sản lượng của các doanh nghiệp kinh doanh LPG sụt giảm từ 40...