Lợi nhuận của Petroland giảm gần 70% sau kiểm toán
CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí ( Petroland, HoSE: PTL) vừa công bố Báo cáo hợp nhất 2019 đã được kiểm toán.
Sau kiểm toán, PTL ghi nhận doanh thu thuần năm 2019 đạt gần 44 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với số liệu tự lập. Lợi nhuận sau thuế giảm đến 69% về mức còn 218 triệu đồng. Riêng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 33% còn 848 triệu đồng.
Tại Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2019 của PTL, kiểm toán viên đã đưa ra cơ sở của ý kiến ngoại trừ về nhiều vấn đề.
Thứ nhất, tại ngày 31/12/2019, các khoản phải thu báo gồm một số khoản phải thu tiền phạt do chậm tiến độ từ các bên thi công công trình theo các điều khoản của hợp đồng và phạt chậm thanh toán với số tiền hơn 75 tỷ đồng vẫn chưa được các bên xác nhận.
Đơn vị kiểm toán không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các số liệu cũng như ảnh hưởng đến khoản mục “Lỗ luỹ kế”.
Thứ hai, trong năm 2012, PTL đã hạch toán bù trừ công nợ phải thu đối với CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC-SG) và nợ phải trả CTCP Đầu tư Dầu khí Mỹ Phú với số tiền gần 19 tỷ đồng nhưng chưa có xác nhận của PVC-SG.
Kiểm toán cũng đã đưa ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến vấn đề này trong các báo cáo kiểm toán các năm sau đó. Tại ngày 31/12/2019, PTL vẫn chưa có xác nhận của PVC-SG đối với việc bù trừ công nợ này. Do vậy, ý kiến kiểm toán ngoại trừ cho vấn đề này vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất của PTL cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019.
Báo cáo kiểm toán của PTL nhận về nhiều ý kiến ngoại trừ.
Thứ ba, PTL có khoản nợ phải thu từ Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh (nay là từ Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Anh Minh) là 61 tỷ đồng. Kiểm toán không thu thập được bằng chứng về khả năng thu hồi nợ của khoản phải thu này.
Video đang HOT
Thứ tư, trong năm 2019, PTL ghi nhận thu nhập là tiền đặt cọc cho việc chuyển nhượng vốn góp dự án nhà ở thương mại Tương Bình Hiệp từ CTCP Vạn Khởi Hành 4 tỷ đồng. Việc ghi nhận khoản thu nhập này chưa phù hợp cới chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18. Nếu Công ty ghi nhận đúng kỳ các nghiệp vụ này theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, thì “Thu nhập khác” và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ giảm 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, kiểm toán còn không thu thập được bằng chứng cho thấy khả năng thu hồi nợ từ Vạn Khởi Hành với số tiền 32 tỷ đồng.
Thứ năm, PTL chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 1,6 tỷ đồng dẫn đến khoản mục “Hàng tồn kho” đang phản ánh theo giá gốc là 110 tỷ đồng thay vì phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc ghi nhận chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán.
Nếu trích lập dự phòng hàng tồn kho, thì chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ tăng và giảm tương ứng 1,5 tỷ đồng.
Ngày 2/10/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Bùi Minh Chính, Chủ tịch HĐQT của Petroland để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Petroland ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Bùi Minh Chính từ ngày 7/10.
Trong ngày 13/12, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Trần Hữu Giang (nguyên Phó Giám đốc Petroland) với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3 điều 356 Bộ luật hình sự.
Ngày 13/12, CTCP Đầu tư hạ tầng đô thị Dầu khí (Petroland, PTL) vừa công bố thông tin về việc miễn nhiệm, bổ nhiệm dàn nhân dự cấp cao của Công ty.
Theo đó, Petroland chính thức miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) với ông Bùi Minh Chính, thay thế là ông Nguyễn Trung Trí.
Hai thành viên khác trong HĐQT là ông Đinh Việt Thanh và Nguyễn Long miễn nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT, thay thế là ông Nguyễn Quang Hưng và Đoàn Văn Trắc.
Cùng với đó, ông Nguyễn Văn Hạnh và ông Nguyễn Quang Hưng cũng bị miễn nhiệm khỏi ghế Thành viên HĐQT độc lập; thay thế là ông Hà Quang Ấn và ông Trần Ngọc Lâm.
Với vị trí Ban kiểm soát, miễn nhiệm ông Đinh Tiến Quyết, bầu bổ sung bà Phạm Thị Lan Hương.
Được biết, các thành viên mới được bầu cử trước đó bởi nhóm cổ đông Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam – TNHH MTV (PV Oil) tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 7/12.
Hiện, Nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn vốn tại Petroland với PVC sở hữu 36,43% cổ phần và PV Oil nắm giữ 9,1%.
Anh Nhi
Lợi nhuận Ngân hàng SCB cũng 'lệch pha' sau kiểm toán
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lại "lệch pha" theo chiều hướng xấu so với báo cáo tự lập trước đó.
Cụ thể, khoản mục thu nhập lãi thuần sau kiểm toán vẫn gữ nguyên ở mức 4.029 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại suy giảm 16% về 1.419,8 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm gần 3% về 440 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động khác cũng biến đổi tăng nhẹ hơn 1% lên 1.165 tỷ đồng.
Riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh vẫn giữ nguyên lần lượt là 69 tỷ và 1,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí hoạt động cũng giảm bớt 5,6% xuống còn 4.538 tỷ đồng sau kiểm toán. Ngược lại, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng nhích nhẹ lên 2.373
Do đó, sau cùng lợi nhuận cổ đông ngân hàng giảm 2,6% xuống mức 162,6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập và giảm 3,7% so với năm 2018.
Hiện SCB có vốn điều lệ 15.232 tỷ đồng, tổng tài sản 567.894 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2019.
Nói về nợ xấu của SCB, nếu giai đoạn 2009 ở mức đỉnh 11,4% thì sau khi sáp nhập năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống mức 7,23% với 6.373 tỷ đồng, nhưng xét về giá trị thì đây là mức cao nhất từ trước tới nay của nhà băng này.
Sau khi bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hiện tỷ lệ nợ xấu của SCB giảm xuống còn 0,49% tại thời điểm cuối năm 2019, tương ứng 1.644 tỷ đồng.
Điều đáng nói là tổng lượng trái phiếu VAMC do SCB nắm giữ đến cuối năm 2019 là 31.747 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi VAMC bắt đầu mua nợ xấu. Giá trị trái phiếu VAMC chiếm 5,59% tổng tài sản của ngân hàng này.
Năm qua, SCB bán thêm nợ xấu cho VAMC, qua đó nắm thêm 5.000 tỷ đồng trái phiếu do tổ chức này phát hành. SCB tăng bán nợ cho VAMC trong khi ngày càng nhiều ngân hàng trích lập dự phòng xong và hoàn tất đưa nợ xấu về cùng một sổ.
Minh An
Các chỉ số tài chính đáng ngại của ngân hàng SCB: Trích lập dự phòng 'ngốn' hết lợi nhuận SCB tăng bán nợ cho VAMC trong khi ngày càng nhiều ngân hàng trích lập dự phòng xong và hoàn tất đưa nợ xấu về cùng một sổ. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của SCB cũng ngày một tăng đã "ngốn" hết cả lợi nhuận. Vẫn miệt mài bán nợ xấu cho VAMC Được thành lập từ việc hợp nhất...