Lợi nhuận các ngân hàng châu Á sẽ giảm mạnh
Các ngân hàng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với “một cơn bão dữ dội” có thể tổn hại tới tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay, sau khi đạt được hơn 500 tỷ USD lợi nhuận trong năm ngoái, McKinsey & Co cho biết.
3 yếu tố bao gồm nền kinh tế tăng trưởng chậm, gián đoạn công nghệ và nhu cầu yếu có thể cùng lúc xuất hiện và đánh sập cổ phiếu của các ngân hàng cho tới năm 2018, McKinsey & Co cho biết sau khi phân tích 328 ngân hàng trong khu vực.
Joydeep Sengupta, một trong những tác giả của báo cáo trên nhận định, tăng trưởng lợi nhuận trung bình hàng năm của các nhà băng khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể xuống dưới 4% trong giai đoạn 2016 – 2021, thấp hơn nhiều so với mức khoảng 10% trong giai đoạn 2011 – 2014.
Việc nền kinh tế giảm tốc đã dẫn tới nhu cầu tín dụng yếu hơn, trong khi các khoản nợ xấu và tài sản thiếu khả năng thanh khoản tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản tăng lên gần 400 tỷ USD trong năm ngoái. Kể từ khi khủng hoảng toàn cầu diễn ra năm 2008, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị méo mó bởi sự can thiệp của chính quyền, cũng như những biến động hiếm gặp trên thị trường.
“Các ngân hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có sự tăng trưởng thần kỳ trong thập kỷ qua. Tại thời điểm hiện tại, thời kỳ vàng son này đã chấm dứt. Chúng ta sẽ chứng kiến một cơn bão dữ dội mới đe dọa tới lĩnh vực này”, Sengupta cho biết.
Video đang HOT
Diễn biến lợi nhuận của ngân hàng khu vực châu Á (màu xanh), Bắc Mỹ (màu đỏ), châu Âu (màu đen) và các khu vực khác (màu xám) qua các năm
Lợi nhuận mà các ngân hàng tại châu Á – Thái Bình Dương đạt được chiếm hơn một nửa lợi nhuận của toàn bộ các ngân hàng trên toàn cầu mỗi năm, kể từ năm 2009. Trong năm 2015, lợi nhuận của các nhà băng tại đây chiếm 46% trong số 1,1 nghìn tỷ lợi nhuận sau thuế ngành ngân hàng toàn cầu.
Trung Quốc, quốc gia có lợi nhuận ngành ngân hàng đứng hàng đầu trong thập kỷ qua trên toàn cầu, hiện tại đang chứng kiến những tác động đầu tiên của cơn bão này. Việc nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn tạo nên tác động tiêu cực tới các trung tâm tài chính như Hong Kong và Singapore, các khu vực vốn được hưởng lợi nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thời gian qua.
Cũng tại báo cáo này, các chuyên gia cho rằng, ngân hàng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần tăng thêm từ 400 tỷ USD tới 600 tỷ USD tiền vốn cho tới năm 2020 để có thể “lo liệu” được những thiệt hại từ nợ xấu, đồng thời duy trì năng lực cho vay.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Kiếm hàng tỉ USD, không đóng thuế đồng nào
Năm trong số những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới - JP Morgan, Bank of America Merrill Lynch, Morgan Stanley (đều của Mỹ) Deutsche Bank AG (Đức) và Nomura Holding (Nhật Bản) - không đóng đồng thuế nào ở Anh trong năm ngoái dù kiếm được vài tỉ USD lợi nhuận.
Trong khi đó, 2 đại gia ngân hàng khác là Goldman Sachs (Mỹ) và UBS (Thụy Sĩ) chỉ đóng một khoản tiền thuế khiêm tốn - 31 triệu USD.
Theo tìm hiểu của hãng tin Reuters, 7 ngân hàng nêu trên có tổng doanh thu lên đến 31 tỉ USD tại thị trường Anh năm 2014, trong đó lợi nhuận đạt 5,3 tỉ USD. Tuy nhiên, một số ngân hàng không đóng thuế vì khai báo lỗ tại Anh nhưng kê khai lợi nhuận tại những nước có mức thuế thấp hơn.
Ngân hàng JP Morgan không đóng thuế ở Anh trong năm 2014 Ảnh: REUTERS
Đại diện các ngân hàng từ chối bình luận về thông tin trên nhưng khẳng định họ đã tuân thủ các quy định thuế của nước sở tại. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng sau khi nhận được quá nhiều hỗ trợ từ London trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, việc các ngân hàng đóng thuế quá ít lúc khó khăn đã qua là điều sai trái.
Thông tin trên chắc hẳn sẽ khơi lại cuộc tranh cãi về tình trạng các tập đoàn đa quốc gia kiếm được tiền tỉ nhưng lại đóng thuế ít hoặc không đóng đồng thuế nào tại Anh. Trước đó, nhiều người dân, nghị sĩ và nhà hoạt động đã phản ứng giận dữ về thông tin những công ty như Google, Starbucks... chuyển lợi nhuận ra khỏi nước này để tránh nộp thuế.
Để xoa dịu dư luận, chính phủ Anh cho biết đang đi đầu trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm doanh nghiệp đóng thuế công bằng.
Theo_24h
Thuế suất của Việt Nam đang cao Chi phí thuê, bảo hiểm xã hội gánh gân 40% lợi nhuân doanh nghiêp. Mặc dù ngành thuế đã có những cố gắng nâng cao năng lực cải thiện môi trường kinh doanh, tuy nhiên thuế suất cao vẫn đang là một trong những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Vấn đề này tiếp tục được các chuyên gia...