Lợi nhuận cả tỷ USD, ngân hàng Việt thay dàn lãnh đạo mới
Các ngân hàng Việt trở nên hấp dẫn chưa từng có đối với các NĐT trong vài năm gần đây nhờ sự bứt phá ngoạn mục cả về quy mô và lợi nhuận.
Cùng với sự tăng tốc, các ngân hàng chứng kiến làn gió mới trong ban lãnh đạo.
Ngày 17/2, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB) đã ban hành nghị quyết về việc bầu Bà Lương Thị Cẩm Tú (1980), thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay ông Yasuhiro Saitoh.
Bà Tú nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của toàn thể thành viên HĐQT, với 7/7 phiếu bầu.
Đây là bước ngoặt đối với cuộc chiến vương quyền kéo dài tại Eximbank trong gần chục năm qua, vốn kìm hãm sự phát triển của ngân hàng một thời thuộc top đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Eximbank chọn được người lèo lái sau khi các nhóm cổ đông lớn tại ngân hàng này tìm được tiếng nói chung và chọn bà Lương Thị Cẩm Tú là người đại diện cho quyền lợi của các bên, như: nhóm NamABank, nhóm Thành Công, Bamboo Capital, nhóm cổ đông Nhật SMBC…
Eximbank được biết đến là ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ về tài sàn hồi đầu thập kỷ trước, chỉ xếp sau một số ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh. Tuy nhiên, ngân hàng này bắt đầu sa sút đi xuống sau khi mẫu thuẫn giữa các nhóm cổ đông lên cao, nhất là sau khi ông Lê Hùng Dũng nghỉ hưu năm 2015.
Bà Lương Thị Cẩm Tú được bổ nhiệm là chủ tịch Eximbank.
Video đang HOT
Bà Lương Thị Cẩm Tú từng là TGĐ NamABank của. Bà vào HĐQT Eximbank tháng 4/2018 tại ĐHCĐ thường niên 2018.
Gần đây, nhóm cổ đông Nhật SMBC rút lui sau 14 năm đã tạo ra sự thay đổi về cán cân quyền lực tại Eximbank và mở ra cơ hội chấm dứt cuộc chiến tại ngân hàng này.
Tại Eximbank, liên minh tập đoàn tỷ USD kín tiếng Hyundai Thành Công đang sở hữu khoảng 30% cổ phần của Eximbank, đại diện là bà Lê Hồng Anh (vợ Chủ tịch của Thành Công Group Nguyễn Anh Tuấn) và ông Đào Phong Trúc Đại.
Cuộc chiến giành quyền lực khiến Eximbank rơi vào tình trạng bất ổn trong gần một thập kỷ qua, tài sản sụt giảm mạnh, bị tụt lại trong bối cảnh nhiều ngân hàng khác bứt phá mạnh mẽ. Trong năm 2021, không ít ngân hàng ghi nhận lợi nhuận chục nghìn tỷ, thậm chí có 3 ngân hàng lợi nhuận lên tới tỷ USD, gồm VPBank, Vietcombank, Techcombank.
Còn Eximbank lãi trước thuế hơn 1.200 tỷ đồng, giảm 10% và không hoàn thành mục tiêu. Ngân hàng lên kế hoạch đạt mức lãi trước thuế 2.500 tỷ đồng trong năm 2022.
Gần đây, hệ thống ngân hàng ghi nhận một làn gió mới trong ban lãnh đạo, khi các các nhà đầu tư lớn, trong đó có các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, đổ tiền vào nắm giữ cổ phần.
Lãnh đạo trẻ hóa, nữ giới góp mặt nhiều
Cùng với sự xuất hiện của các tập đoàn tư nhân lớn, bộ máy lãnh đạo của nhiều ngân hàng gần đây được trẻ hóa với sự góp mặt của nhiều nhà lãnh đạo rất trẻ, 8x, thậm chí 9x, trong đó có nhiều gương mặt nữ.
Hồi tháng 5/2021, bà Trần Thị Thu Hằng (1985), CEO của Sunshine Group trở thành lãnh đạo trẻ nhất trong ngành ngân hàng với vị trí chủ tịch KienLongBank.
Bà Lương Thị Cẩm Tú.
Nữ chủ tịch mới của KienLongBank tốt nghiệp Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng – ĐH Kinh tế Quốc dân, giữ cương vị Tổng Giám đốc điều hành CTCP Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) và Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư SIPT.
Bà Hằng từng làm trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của LienVietPostBank, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn cấp 3 tại Maritime Bank (MSB).
Trong vài năm gần đây, các ngân hàng bổ nhiệm nhiều lãnh đạo trẻ. Trước bà Hằng, cuối tháng 3/2021, ông Dương Nhất Nguyên (1983) đã được bổ nhiệm là chủ tịch HĐQT VietBank. Khi đó, ông Nguyên là chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam cho đến khi bà Hằng chính thức đảm nhiệm chức vụ mới.
Bà Lê Thị Thủy (38 tuổi) con gái doanh nhân Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, trở thành CEO kiêm Phó Chủ tịch HĐQT SeABank lèo lái ngân hàng này vài năm qua.
Tại Ngân hàng OCB, một nhân vật thế hệ 9x cũng đã tham gia vào ban điều hành. Bà Trịnh Thị Mai Anh (1992) – thành viên HĐQT OCB. Bà Mai Anh là cử nhân Khoa học – London School of Economics and Political Science (Vương quốc Anh), từng làm việc tại Ngân hàng HSBC London, CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, Tập đoàn VinaCapital, Tập đoàn Temasek Singapore.
Hồi cuối 2020, HĐQT MBBank đã bổ nhiệm nhiều thành viên ban điều hành thuộc thế hệ 8x như ông Phạm Như Ánh (1980), ông Vũ Thành Trung (1981) và ông Vũ Hồng Phú (1983).
Gần đây, con trai út của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) – Đỗ Vinh Quang lọt top 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán với tư cách là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Ngân hàng SHB do Bầu Hiển làm chủ tịch.
Trong khi đó, con trai trưởng của Bầu Hiển – Đỗ Quang Vinh (1989) là một trong những lãnh đạo trẻ tuổi nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam khi ngoài 30 tuổi đã bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc SHB. Sau khi học nước ngoài về, thiếu gia Đỗ Quang Vinh đã có 5 năm làm CEO của T&T Mỹ. Đỗ Quang Vinh còn từng giữ chức vụ quan trọng, Giám đốc Khối ngân hàng số và Phó giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ ở nước ngoài.
Trong năm qua, ngành ngân hàng thăng hoa đã mang đến lợi nhuận cả nghìn tỷ, chục nghìn tỷ cho các tổ chức/doanh nghiệp đầu tư vào như SCIC (MBB), FPT, Vinare (MBB), Masan (tại TCB), Viettel,…
Việc chuyển giao của doanh nhân thế hệ thứ 1 sang thế hệ thứ 2 hoặc/và trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo đang mang lại một luồng gió mới trong hệ thống các ngân hàng, nhất là khi các tổ chức tín dụng đang phát triển rất nhanh cả về quy mô, chất lượng dịch vụ nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế và sự hỗ trợ của công nghệ. Các doanh nhân trẻ được kỳ vọng sẽ đóng góp nhiều cho nền kinh tế.
Bộ Tài chính: Tháo gỡ khó khăn nguồn vốn xây dựng tuyến metro số 1, số 2
Ngày 6/9, Bộ Tài chính đã có ý kiến về việc Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh có văn bản kiến nghị Bộ nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng 2 tuyến metro số 1 và số 2.
Quang cảnh khu vực bốc dỡ đoàn tàu số 4 và số 5 của tuyến metro số 1 tại cảng Khánh Hội (Quận 4, TP Hồ Chí Minh), chiều 20/6/2021. Ảnh: Tiến Lực/TTXVN
Theo đó, đối với dự án tuyến metro số 1, Bộ Tài chính cho biết dự án có vướng mắc vì căn cứ quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán phần vốn cấp phát cho dự án theo VNĐ tại thời điểm phê duyệt Quyết định đầu tư dự án ban đầu, nay áp dụng đồng tiền vay là JPY (tiền Yên Nhật) có chênh lệch.
Về vấn đề tỷ lệ cấp phát/cho vay lại, căn cứ ý kiến đồng thuận của TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về tỷ lệ cấp phát dự án là 67,5%/tổng vốn vay theo tổng mức đầu tư ban đầu, phần tổng mức đầu tư tăng thêm áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ.
Để thúc đẩy giải quyết dứt điểm vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cần thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định số vốn cấp phát cho dự án phù hợp với cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài chính khẳng định, ngay khi dự án được giao kế hoạch vốn cấp phát và có đề nghị rút vốn, Bộ Tài chính sẽ thực hiện rút vốn.
Đối với dự án tuyến metro số 2, theo Bộ Tài chính, căn cứ các Quyết định của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh và quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án, Bộ Tài chính đã ký các Hiệp định vay từ các nguồn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự án rất chậm, phần lớn giá trị vốn vay đã cam kết phải hủy và mới chỉ giải ngân cho chi phí tài chính khoảng 40,34 triệu USD, chưa giải ngân cho xây lắp, mua sắm thiết bị. Đến nay, toàn bộ các Hiệp định vay tài trợ dự án đều đã hết hạn giải ngân/đã hủy.
Đối với việc gia hạn thời gian giải ngân dự án nguồn vay KfW, tại thư ngày 5/8/2021 gửi Bộ Tài chính, KfW chỉ đồng ý gia hạn thời hạn giải ngân của phần vốn viện trợ không hoàn lại (đến ngày 30/12/2026). Đối với phần vốn vay, Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được ý kiến đồng thuận của KfW về việc gia hạn và điều chỉnh lịch trả nợ gốc.
Bộ Tài chính cho biết đã có ý kiến, đề nghị và Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cập nhật về tiến độ triển khai dự án đến nay. Đồng thời, có ý kiến về các đề xuất của KfW nêu tại thư ngày 5/8/2021; đề xuất ý kiến trao đổi với KfW về trách nhiệm trả phí cam kết đối với phần vốn vay theo quy định của thỏa thuận vay trong giai đoạn từ khi hết hạn giải ngân vào ngày 30/12/2020 đến khi KfW đồng ý tiếp tục gia hạn thời hạn giải ngân (ở mức 0,25%/năm tính trên số vốn chưa rút) trong trường hợp KfW đồng ý việc gia hạn đối với phần vốn vay.
Căn cứ ý kiến trả lời của và Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh về nội dung này, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục trao đổi với KfW về việc gia hạn thời hạn giải ngân khoản viện trợ và khoản vay. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là Ban Quản lý dự án và Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh chậm trễ trong việc triển khai dự án và trả lời các kiến nghị của Nhà tài trợ.
Ông Phạm Quang Dũng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank Tối 30/8, thông tin từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước tại công văn số 6172/NHNN-TCCB ngày 27/8/2021, Hội đồng quản trị Vietcombank đã bầu ông Phạm Quang Dũng, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản...