Lợi nhuận ‘bốc hơi’ hàng trăm tỉ đồng sau khi kiểm toán
Nhiều doanh nghiệp sau khi kiểm toán từ lãi thành lỗ hay giảm sút lợi nhuận vẫn liên tục diễn ra trên sàn chứng khoán.
Lợi nhuận Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn sau soát xét giảm mạnh
Hiển Cừ
Báo cáo tài chính hợp nhất sau khi soát xét của Công ty cổ phần Lọc hóa dầuBình Sơn ( BSR) công bố doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 50.914 tỉ đồng, giảm gần 10% và lợi nhuận sau thuế đạt 704 tỉ đồng, giảm mạnh đến 80% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế đã “bốc hơi” 173,4 tỉ đồng so với báo cáo của công ty đưa ra trước đó. BSR lý giải sự chênh lệch này là do việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau soát xét tăng 119,7 tỉ đồng bởi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (dầu thô, thành phẩm) tại thời điểm kiểm toán thấp hơn so với thời điểm công ty tự lập báo cáo. Ngoài ra, một số chi phí của tháng 6.2017 nhưng nhận được hồ sơ sau ngày chốt số liệu báo cáo trước soát xét dẫn đến ghi nhận thiếu chi phí.
Tương tự, Công ty cổ phần Kosy (KOS) cũng phải giải trình về việc lợi nhuận sau thuế khi soát xét giảm hơn 25% so với công bố trước đó. Cụ thể, sau khi công ty kiểm toán soát xét, lợi nhuận sau thuế của KOS từ mức 17,9 tỉ đồng xuống còn 13,4 tỉ đồng, giảm 37,6% so với cùng kỳ năm trước trong khi doanh thu không có nhiều thay đổi so với con số tự công bố. Nguyên nhân sụt giảm do các loại chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, công ty thực hiện trích thêm thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong 6 tháng đầu năm.
Video đang HOT
Hay Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam ( PVS) cũng công bố giảm 17,3 tỉ đồng lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay trong Báo cáo tài chính công ty mẹ sau soát xét. Sự chênh lệch đến từ việc trích bổ sung một số khoản dự phòng liên quan đến công nợ theo quy định.
Trong khi đó, Công ty cổ phần An Trường An (ATG) trước đó báo lỗ chỉ hơn 1 tỉ đồng thì sau khi soát xét số lỗ tăng lên 16,8 tỉ đồng. Công ty giải trình nguyên nhân dẫn đến chênh lệch trên là do tăng chi phí trích lập dự phòng phải thu của khách hàng chưa thu hồi được công nợ hơn 15,8 tỉ đồng. Đồng thời, kiểm toán viên cũng nêu vấn đề nhấn mạnh lưu ý người đọc đến thuyết minh báo cáo liên quan đến hoạt động liên tục của công ty. Theo đó, công ty tiếp tục lỗ hơn 16,8 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2019, đưa khoản lỗ lũy kế đến hết tháng 6.2019 lên đến 27,5 tỉ đồng. Những điều kiện này cùng những vấn đề khác được nêu trong thuyết minh cho thấy sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu, dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty trong 12 tháng tới…
Theo thanhnien.vn
Cổ phiếu PVS giao dịch nhộn nhịp
Với kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2019 cũng như 6 tháng đầu năm 2019, cổ phiếu PVS của Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) được nhiều nhà đầu tư trên thị trường quan tâm.
Năm 2018, trong bối cảnh thị trường hết sức khó khăn, nhưng với lợi thế quy mô, nguồn lực, tính chuyên nghiệp, sáng tạo, kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, PTSC đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch với doanh thu hợp nhất đạt 15.233 tỉ đồng (117% kế hoạch); lợi nhuận hợp nhất trước thuế 976 tỉ đồng (139% kế hoạch).
Hoạt động sản xuất kinh doanh của PTSC được đánh giá khả quan trong năm 2019
Bên cạnh đó, PTSC đã thực hiện an toàn, chất lượng, đúng tiến độ, có hiệu quả các hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ trong các lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ tàu, dịch vụ FPSO/FSO, dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ vận hành và bảo dưỡng, dịch vụ chế tạo lắp đặt công trình dầu khí EPC/EPCI, công trình công nghiệp trên bờ trong và ngoài ngành Dầu khí cho các khách hàng trong và ngoài nước, tiếp tục khẳng định uy tín, thể hiện khả năng cạnh tranh của PTSC trên thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Công tác phát triển kinh doanh được đẩy mạnh, đạt những kết quả tốt như thắng thầu Dự án Al Shaheen tại thị trường Qatar, khẳng định năng lực và uy tín của PTSC tại thị trường quốc tế. Các chỉ số tài chính của PTSC được duy trì ổn định, an toàn. Cơ cấu tổ chức và năng lực bộ máy được tiếp tục hoàn thiện, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn...
Bước vào năm 2019 với tâm thế vững vàng, PTSC xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh với các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng doanh thu 13.000 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế 700 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 560 tỉ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 600 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu hợp nhất của PTSC đạt 8.500 tỉ đồng (163% kế hoạch 6 tháng, bằng 65% kế hoạch năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước); lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước 650 tỉ đồng (232% kế hoạch 6 tháng, bằng 93% kế hoạch năm, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước).
PSI khuyến nghị đầu tư vào PVS với giá mục tiêu 12 tháng là 27.000-28.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, cổ phiếu PVS đang giao dịch trong khoảng 23.000-24.000 đồng/cổ phiếu.
Các dự án lớn mà PTSC đã trúng thầu EPC và đang triển khai trong giai đoạn 2019-2021 bao gồm: Sao Vàng Đại Nguyệt (600 triệu USD), Gallaf-Al Shaheen (300 triệu USD), LNG Thị Vải (200 triệu USD), Lọc dầu Long Sơn (300 triệu USD), Kho Gò Dầu, Cảng Hải Phòng, Vopak-Galaxy mở rộng giai đoạn III. Ngoài ra, PTSC sẽ tiếp tục tham gia đấu thầu một số dự án tiềm năng khác như: Nam Côn Sơn 2 (500 triệu USD), Nam Du U Minh (100 triệu USD), Salman Development (500 triệu USD), Block B (1,3 tỉ USD)... cho giai đoạn từ nay đến năm 2023. Trong chiến lược dài hạn, PVS sẽ mở rộng hoạt động sang nhiều dự án trên bờ hơn, đặc biệt là các dự án dầu khí.
Năng lực tài chính tích lũy dồi dào hiện nay (tổng tài sản 23.979 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 13.066 tỉ đồng, tiền và tương đương tiền và đầu tư tài chính 7.238 tỉ đồng) sẽ bảo đảm cho PTSC có đầy đủ nguồn lực tài chính để có thể thực hiện tốt các dự án mới, nâng cao uy tín và thương hiệu doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
Với những kết quả kinh doanh trong quý I/2019 cũng như 6 tháng đầu năm 2019 khả quan, cổ phiếu PVS của PTSC được nhiều nhà đầu tư trên thị trường quan tâm. Báo cáo đánh giá của các công ty chứng khoán đều đánh giá triển vọng lạc quan của PTSC không chỉ trong năm 2019 mà cả giai đoạn đến năm 2023, qua đó khuyến nghị cơ hội đầu tư dài hạn vào cổ phiếu PVS.
Báo cáo cập nhật đầu năm 2019 của Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định: Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu PVS cho dài hạn từ 2019-2023 là rất khả quan với hàng loạt các dự án mà PTSC trúng thầu thời gian qua như: Sao Vàng Đại Nguyệt, Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2, Gallaf-Al Shaheen... và các dự án đang tham gia đấu thầu... PSI khuyến nghị đầu tư vào PVS với giá mục tiêu 12 tháng là 27.000-28.000 đồng/cổ phiếu.
Mới đây, cuối tháng 6-2019, báo cáo của Công ty CP Chứng khoán SSI cũng đưa ra nhận định doanh thu và lợi nhuận năm 2019 của PTSC ước đạt 16.370 tỉ đồng và 1.176 tỉ đồng, khuyến nghị "mua" cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 12 tháng là 27.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu PVS được nhà đầu tư giao dịch rất nhộn nhịp trên thị trường chứng khoán, thanh khoản trung bình trong 6 tháng đầu năm đạt 3,5 triệu cổ phiếu/phiên. Nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia với lượng mua bán đạt 66,08 triệu cổ phiếu, trong đó mua ròng 20,88 triệu cổ phiếu.
Giá cổ phiếu PVS tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019, từ mức 17.200 đồng/cổ phiếu lên 22.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 26-5, tương đương mức tăng 32%. Hiện tại, cổ phiếu PVS đang giao dịch trong khoảng 23.000-24.000 đồng/cổ phiếu.
Minh Châu
Theo petrotimes.vn
Kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu nhóm dầu khí vẫn chưa "nóng máy" trước đà tăng của thị trường Dù kết quả kinh doanh có nhiều điểm tích cực tuy nhiên cổ phiếu nhóm dầu khí lại tỏ ra chững lại bất chấp chỉ số VN - Index đang tiến về ngưỡng tâm lý 1.000 điểm. KQKD 6 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp nhóm dầu khí Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp dầu...