Lợi nhuận Bia Hà Nội giảm gần một nửa
3 tháng đầu năm, Bia Hà Nội ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 64 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ 2018. Lý do theo doanh nghiệp thừa nhận là sản lượng tiêu thụ giảm sút.
Báo cáo tài chính quý I của tổng CTCP Bia – Nước giải khát Hà Nội ( Habeco) cho thấy lợi nhuận của ông lớn ngành bia tiếp tục đà giảm sút.
Cụ thể, dù doanh thu thuần 3 tháng đầu năm tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.564 tỷ đồng, giá vốn hàng bán của Habeco lại tăng với tốc độ cao hơn là 18%. Điều này khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 13%, xuống còn 334 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi tất cả chi phí, lợi nhuận sau thuế trong quý I của Habeco chỉ còn 64 tỷ đồng, sụt giảm tới 42% so với mức lãi 110 tỷ cùng kỳ năm trước.
Trong văn bản giải trình về việc lợi nhuận quý I giảm mạnh, ban lãnh đạo Habeco thừa nhận một trong những nguyên nhân là sản lượng tiêu thụ của công ty bị sụt giảm so với cùng kỳ 2018.
Năm 2019, Habeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế thấp kỷ lục trong một thập kỷ qua, ở mức 310 tỷ đồng. Sau 3 tháng đầu năm, Habeco đã hoàn thành 21% chỉ tiêu lợi nhuận.
Trong thực tế, bức tranh kinh doanh “ảm đạm” của Habeco đã kéo dài một thời gian. 5 năm qua, lợi nhuận sau thuế của Habeco giảm dần đều. Năm 2014, Habeco thu lãi 1.101 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2018, lợi nhuận doanh nghiệp đã giảm hơn một nửa, chỉ còn 484 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 công bố vào đầu tháng trước, HĐQT Habeco thừa nhận doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như tốc độ tăng trưởng của thị trường bia Việt Nam có xu hướng chậm lại, đạt mức 5%/năm. Riêng thị trường miền Bắc và bắc miền Trung, khu vực tiêu thụ chính của các sản phẩm Habeco, giảm 3% so với năm 2017.
Các sản phẩm của Habeco bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thị phần của Habeco bị đe dọa trực tiếp bởi Bia Sài Gòn (Sabeco) với sản phẩm Saigon Lager và 333 có tốc độ tăng trưởng 32%. Trong khi đó, Heineken có sản phẩm chủ lực là Tiger đạt tốc độ tăng trưởng 71%.
Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tăng từ 60% lên 65%, tạo áp lực lên chỉ tiêu lợi nhuận của các đơn vị trong ngành bia. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu sản xuất bia như mạch nha, gạo, hoa houblon, vỏ lon tăng giá khiến giá thành sản xuất tăng, đẩy lợi nhuận giảm.
Năm qua, tất cả chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của Habeco gồm sản lượng tiêu thụ bia, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính, lợi nhun sau thuế đều không đạt kế hoạch. Trong số này, lãi sau thuế của Habeco chỉ đạt 64% so với mục tiêu đề ra của năm 2018.
Hiện cơ cấu cổ đông của Habeco rất cô đặc, với hai nhóm cổ đông chính chiếm tới hơn 99% vốn chủ sở hữu. Cụ thể, phần vốn góp của nhà nước chiếm 81,8% vốn và đại gia trong ngành bia của Đan Mạnh Carlsberg giữ 17,5% cổ phần.
Theo HĐQT Bia Hà Nội, do tình hình tiêu thụ sản phẩm chững lại, doanh nghiệp này cắt giảm hàng loạt chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2019.
Theo zing.vn
Bia Hà Nội - Thanh Hóa (THB): Lợi nhuận sụt giảm mạnh do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng
So với cùng kỳ năm 2017, kết quả kinh doanh năm 2018 của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa (mã THB - sàn HNX) biến động giảm 10% trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Ảnh Internet
THB là công ty cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước từ năm 2003, hoạt động chính là nhà hàng ăn uống và các dịch vụ lưu động.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, tính đến 31/12/2018, tài sản ngắn hạn của THB là 213 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn 65,8 tỷ đồng hàng tồn kho chiếm 60,9 tỷ đồng nợ phải trả là 193,2 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là 151 tỷ đồng.
Năm 2018, Công ty đạt doanh thu bán hàng đạt 611 tỷ đồng, tăng 5,34% so với năm 2017 tuy nhiên lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt giảm 39,69% và 40,82% so với năm trước, tương ứng đạt 7,9 tỷ đồng và 5,8 tỷ đồng.
Công ty vừa có văn bản giải trình lên UBCK về nguyên nhân lợi nhuận năm 2018 giảm hơn 10% so với năm trước với 3 lý do chính.
Cụ thể, do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65%, trong đó công ty mới chỉ tăng giá bán được 2 sản phẩm bia chai.
Bên cạnh đó, năm 2018, thời tiết không thuận lợi, sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh.
Ngoài ra, từ tháng 9/2018, Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Hà Nội - Thanh Hóa tiếp nhận thêm Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco - Chi nhánh Thanh Hóa làm tăng doanh thu và chi phí trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Công ty kiểm toán AASCN ghi nhận ý kiến, công ty chưa trích khấu hao với tài sản cố định đã tạm ngưng sử dụng là nhà máy bia Nghi Sơn trị giá khoảng 3,9 tỷ đồng. Nếu phản ánh đầy đủ thì hao mòn lũy kế tài sản cố định tăng thêm 3,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm với giá trị tương đương.
Giải trình về vấn đề này, THB cho biết, hàng năm việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy bia Nghi Sơn thấp, không hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn Công ty. Vì vậy, năm 2018, Công ty đã tạm ngưng hoạt động sản xuất, thanh lý tài sản và trả lại đất cho nhà nước để tập trung sản xuất tiêu thụ tại nhà máy bia chính. Công ty đã ngừng trích khấu hao các tài sản cố định thuộc nhà máy Nghi Sơn và hiện đang tiếp tục tìm đối tác để chuyển nhượng, thanh lý tài sản cố định.
Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 phản ánh, tại thời điểm cuối năm vừa qua, Công ty có 3 cổ đông lớn là Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội - Habeco (BHN) nắm giữ 6.283.510 cp (tỷ lệ 55% vốn điều lệ), quỹ Barca Global Master nắm giữ 1.200.015 cp (10,5% vốn điều lệ) và ông Lương Xuân Dũng sở hữu 701.460 cp (6,1% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, quỹ Barca liên tiếp bán cổ phần, giảm tỷ lệ vốn sở hữu và đến nay không còn là cổ đông lớn của THB (còn sở hữu 3,71% vốn điều lệ).
Hà Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
"Bạo chi" quảng cáo, khuyến mãi 2 tỷ mỗi ngày nhưng doanh thu của Habeco vẫn cứ "lao dốc" Mặc dù chi khá mạnh tay cho quảng cáo, khuyến mãi gần 2 tỷ đồng mỗi ngày nhưng kết quả kinh doanh quý III của Habeco vẫn kém khả quan. Habeco chi mạnh tay cho quảng cáo, tuy nhiên hiệu quả không đi kèm với doanh thu. Cụ thể theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III, Bia Hà Nội (Habeco) ghi...