Lợi nhuận ACB: Chờ lực đẩy từ 4 ẩn số
ACB có thể có những bất ngờ tích cực về lợi nhuận trong cuối năm 2020 hoặc trong năm 2021.
Lợi nhuận ACB: Chờ lực đẩy từ 4 ẩn số
Kể từ giữa tháng 3 đến nay, thị giá cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu đã tăng gấp rưỡi, là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành trong thời gian qua. Bên cạnh câu chuyện chuyển sàn và chia cổ tức, triển vọng kinh doanh cũng là một điểm nhấn đầu tư quan trọng thúc đẩy quá trình tăng giá ấn tượng này.
Nhìn lại, 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế của ACB đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.263 tỷ đồng nhờ thu nhập lãi thuần tăng tốt, lãi lớn từ mua bán trái phiếu và kinh doanh ngoại hối, trong khi đó, chi phí dự phòng tăng mạnh do một khoản dự phòng không thường xuyên đối với khoản cho vay liên ngân hàng.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng ACB có thể có những bất ngờ tích cực về lợi nhuận trong cuối năm 2020 hoặc trong năm 2021. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào ý chí của ban lãnh đạo ngân hàng.
Video đang HOT
Ẩn số tích cực đầu tiên là một thỏa thuận bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) độc quyền có thể đem lại 1.800 – 2.000 tỷ đồng phí trả trước sau khi được ký kết.
Ẩn số thứ hai là lãi thuần mua bán trái phiếu có thể khả quan hơn kỳ vọng. HSC cho rằng mảng kinh doanh này có thể đem lại đáng kể lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm (giống như 6 tháng đầu năm) nhờ danh mục kinh doanh trái phiếu của ACB khá lớn và lợi suất trái phiếu chính phủ ổn định ở mặt bằng thấp.
Thứ ba là chi phí hoạt động có thể thấp hơn dự báo. Theo HSC, chi phí hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020 có thể thấp hơn dự báo sau khi tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm do ngân hàng trích trước quỹ khen thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể không tiếp tục trích quỹ phát triển công nghệ trong năm 2020 (năm 2018 đã trích 500 tỷ và năm 2019 đã trích 600 tỷ), khiến chi phí hoạt động giảm mạnh hơn nữa.
Thứ tư, chi phí tín dụng có thể thấp hơn dự báo. HSC đánh giá chất lượng tài sản của ACB tốt và được giữ ổn định (tỷ lệ nợ xấu là 0,68%) trong khi dự phòng cho các khoản vay liên ngân hàng thực hiện trong quý II/2020 đã giúp cải thiện bộ đệm dự phòng. Theo đó, chi phí tín dụng thấp hơn dự báo trong giai đoạn 2020 – 2021 có thể giúp lợi nhuận đạt được cao hơn kỳ vọng.
Hiện HSC dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2020 của ACB sẽ tăng trưởng 4,2% lên 6.263 tỷ đồng. Năm 2021 và 2022 sẽ tăng trưởng lần lượt 12% và 15,4%, lên 7.016 tỷ đồng và 8.094 tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự báo này chưa tính đến tác động của 4 ẩn số trên.
Trong một diễn biến gần đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận niêm yết bổ sung hơn 498,8 triệu cổ phiếu ACB, được phát hành theo hình thức trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%.
Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của ACB sẽ nâng từ 16.627 tỷ đồng lên 21.616 tỷ đồng.
Được biết, trả cổ tức nằm trong lộ trình chuyển sàn từ HNX sang HoSE của ACB. Tại phiên họp cổ đông thường niên 2020, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho biết lộ trình chuyển sàn có 2 bước: chia cổ tức và chuyển sàn.
Ban lãnh đạo ACB dự kiến sẽ chia cổ tức trong tháng 9 và sẽ chuyển sàn trong tháng 11, 12.
Sau khi chuyển sang giao dịch trên HoSE, cổ phiếu ACB có cơ hội lọt vào các rổ chỉ số như VN30 (tỷ trọng 4%), VNDiamond (10%), VNFIN Select (12%), VNFIN Lead (12%)… Các quỹ mô phỏng chỉ số sẽ cho phép khối ngoại gián tiếp đầu tư vào ACB.
Chứng khoán 24/9: Giao dịch cầm chừng
VN-Index giảm từ đầu phiên nhưng mức độ điều chỉnh không đáng kề. Mức thấp nhất trong phiên sáng nay của chỉ số là 907 điểm nhưng tới 10h30, chỉ số lại được kéo lên trên 910 điểm.
Tính đến 10h30, VN-Index giảm 0,14% xuống 911,25 điểm. Trong vòng hơn 1 tiếng giao dịch, đã có thời điểm chỉ số giảm xuống 907 điểm.
Sự thử thách rõ ràng chưa tạo nên sự lo lắng với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để đi tiếp lại là câu chuyện khá khó khăn trong ngắn hạn. Sự đồng thuận từ các trụ lúc này đang rất khó đạt được. Một bên đang điều chỉnh hàng loạt như VNM (-0,62%), VCB (-0,47%), TCB (-0,22%), VIC (-0,1%). Trong khi đó, VHM ( 0,52%) và GAS ( 1,1%) lại đang khá lẻ loi.
Vì vậy, thị trường lúc này cần một vài trường hợp cá biệt để giữ lửa cho nhà đầu tư. Trong sáng nay, MBB ( 0,78%), HSG ( 2,82%), DBC ( 2,05%) đang làm khá tốt vai trò hút tiền trong đó MBB và HSG đều giao dịch được trên 100 tỷ đồng.
Khối ngoại đang có động thái giải ngân mạnh vào MBB ( 51 tỷ đồng) trong khi trên sàn họ mới chỉ mua vào tổng cộng 29 tỷ đồng.
Trên HNX, ACB (-0,44%), PVS (-1,47%), SHB (-0,65%) đều điều chỉnh. Chỉ mình VCG ( 2,41%) là chưa đủ để tạo nên sự định hướng cho chỉ số. HNX-Index đang giảm 0,57% xuống 131,88 điểm.
Gần 500 triệu cổ phiếu ACB sắp được niêm yết bổ sung Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là hơn 498,8 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 4.988 tỷ đồng. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chấp thuận niêm yết bổ sung cổ phiếu ACB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Cụ thể, tổng số lượng cổ phiếu niêm yết...