Lợi nhuận 9 tháng giảm mạnh, GTN khó hoàn thành mục tiêu năm 2019
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt gần 2.270 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 64,1 tỉ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn
Công ty Cổ phần GTNFoods (HoSE: GTN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với doanh thu thuần đạt hơn 833 tỉ đồng, tăng gần 9%. Giá vốn hàng bán có mức tăng thấp hơn giúp lợi nhuận gộp của công ty đạt gần 125 tỉ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong kỳ doanh thu tài chính ghi nhận đạt 18,7 tỉ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính âm gần một trăm triệu đồng.
Trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 13% thì chi phí bán hàng lại tăng hơn 15% lên mức 87,8 tỷ đồng. Kết thúc quý III, GTN ghi nhận lợi nhuận thuần giảm gần 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng giảm xuống còn 24,8 tỉ đồng và 22,4 tỉ đồng, giảm tương ứng 8% và 4% so với cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Lý giải sụt giảm lợi nhuận trên, GTN cho biết, do trong quý III/2018, công ty ghi nhận lợi nhuận từ cổ tức được chia từ khoản đầu tư vào công ty con, trong khi trong quý III/2019 không phát sinh khoản lợi nhuận này.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt gần 2.270 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 64,1 tỉ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2019, GTN đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3,350 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỉ đồng. Với kết quả này, GTN mới thực hiện được 68% mục tiêu doanh thu và 32% mục tiêu lợi nhuận năm 2019.
Lợi nhuận giảm mạnh sau 9 tháng, GTN khó hoàn thành mục tiêu năm 2019. Ảnh: NCĐT tổng hợp
Tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản của GTN ở mức 4.775 tỉ đồng, tăng 46 tỉ đồng so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho ở mức 316 tỉ đồng, giảm 94 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả gần 978 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 38 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 2 tỷ đồng. Trong khi các khoản phải thu ngắn hạn tăng đến 52% lên mức gần 1,283 tỷ đồng thì các khoản phải thu dài hạn giảm gần 35%, chỉ còn gần 19 tỷ đồng.
Kết phiên giao dịch sáng 30/10, cổ phiếu GTN đóng cửa ở mức 20.300 đồng/cp. Trong một tuần qua, giá cổ phiếu tăng 2,53% với khối lượng giao dịch bình quân hơn 1,1 triệu cố phiếu/phiên.
Cuối tháng 5, GTN vừa phê duyệt phương án thành lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp GTN (GTNFarm) với vốn điều lệ dự kiến 400 tỷ đồng. GTN dự kiến góp 99,99% vốn bằng cổ phần Vinatea và tiền mặt. GTNFarm có hoạt động chính là đầu tư, sản xuất kinh doanh chè và mở rộng, khai thác các tài sản, cơ hội đầu tư phát sinh.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – HoSE: VNM) hiện là cổ đông lớn nhất chiếm 40,68% vốn, tương ứng sở hữu 101,7 triệu cổ phiếu GTN.
Theo Nhipcaudautu.vn
Chào mua GTN, Vinamilk muốn phát triển dòng sữa cao cấp cho thị trường miền Bắc?
Vinamilk vừa mua hơn 90 triệu cổ phiếu GTN, nâng tỷ lệ sở hữu lên 38,34%.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) vừa có văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo kết quả chào mua công khai cổ phần của Công ty cổ phần GTNfoods (HoSE: GTN).
Theo đó, Vinamilk đã mua vào được 90,066 triệu cổ phần trong đợt chào mua, với giá 13.000đ/cp. Trước đó, Vinamilk đã sở hữu gần 5,8 triệu cổ phiếu GTN, tương ứng tỷ lệ 2,32%. Sau đợt chào mua trên, Vinamilk sở hữu tổng cộng 95,8 triệu cổ phần GTNfoods tương ứng 38,34%. Như vậy, công ty cũng chưa đạt mục tiêu sở hữu 49% cổ phần GTN.
Động thái mua cổ phiếu GTN được giới phân tích cho là sẽ giúp VNM tìm lời giải đáp cho bài toán tăng trưởng dài hạn. Theo BVSC, VNM đã đứng đầu ngành với thị phần nói chung lên đến 60% nên việc duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn trước đây là điều rất khó. Do đó, VNM đã và sẽ tiếp tục cân nhắc các giải pháp về M&A và xuất khẩu để hỗ trợ tăng trưởng. Việc chào mua công khai GTN được xem là những bước đầu trong việc tiếp tục củng cố vị thế của VNM tại thị trường trong nước.
GTN đang nắm giữ 74,5% Tổng CTCP Chăn Nuôi Việt Nam (UpCom: VLC) và qua đó gián tiếp sở hữu 38% tại Sữa Mộc Châu (MCM) - hiện là thương hiệu có lịch sử lâu đời và quen thuộc tại thị trường miền Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Ngoài ra, MCM còn sở hữu đàn bò sữa hơn 23.000 con tại khu vực Mộc Châu - đây có thể là tiền đề để VNM phát triển các dòng sản phẩm sữa tươi cao cấp phục vụ cho thị trường miền Bắc và xa hơn là xuất khẩu. Tuy nhiên, BVSC cũng nhận định rằng sau khi thương vụ thành công thì kết quả kinh doanh của VNM cũng sẽ chưa có những thay đổi đáng kể do lợi nhuận của GTN so với VNM là rất thấp, 8 tỷ đồng (lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ) so với 10.227 tỷ đồng vào năm 2018.
Với Vinamilk, doanh thu nội địa của công ty đã tăng trở lại trong QI/2019. Trong 3 tháng đầu năm 2019, VNM đạt doanh thu thuần hợp nhất 13.189 tỷ đồng (tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế 2.791 tỷ đồng (tăng 3,3%). Trong quý I/2019, điểm nhấn chính trong kết quả kinh doanh quý vừa rồi của VNM là doanh thu nội địa tăng trưởng trở lại, 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu nước ngoài tăng 15%, chủ yếu nhờ Angkor và Driftwood tăng 24%.
Ngoài ra, VNM cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội M&A các công ty ở nước ngoài để tấn công vào các thị trường trong khu vực như Myanmar, Indonesia và Trung Quốc. Đặc biệt thời gian gần đây, việc Nghị định thư về việc xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết đang mở cơ hội rất rớt để xuất khẩu sản phẩm sữa chính ngạch sang nước này. BVSC cho rằng Trung Quốc là một thị trường rất lớn và đang tăng trưởng nhanh, riêng trong năm 2018 nước này đã nhập khẩu hơn 10 tỷ USD sữa và các sản phẩm từ sữa.
Theo nhipcaudautu.vn
Cổ phiếu GTNFoods tăng vùn vụt vì Vinamilk chào mua ? Cổ phiếu GTN liên tục tạo "sóng" sau khi Vinamilk chào mua công khai. GTNFoods đang sở hữu công ty sữa Mộc Châu Trong khi thị trường lao dốc và hàng loạt cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên đầu tuần thì ngược lại, cổ phiếu GTN của Công ty cổ phần GTNFoods tăng mạnh 4,8% lên 18.400 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này...