Lợi nhuận 9 tháng giảm 92%, City Auto (CTF) vẫn quyết tâm tăng vốn gấp rưỡi
Phương án tăng vốn thông qua trong một cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cuối năm 2019. Bất chấp quy mô doanh thu thu hẹp cùng sự sụt giảm của biên lãi gộp, CTCP City Auto (mã chứng khoán CTF – HOSE) vẫn triển khai đợt chào bán.
Vốn điều lệ của City Auto dự kiến tăng gấp rưỡi, rủi ro pha loãng đề nặng khi tăng trưởng lợi nhuận đang gặp khó
Chào bán ra công chúng tăng vốn điều lệ lên gấp rưỡi
CTF dự kiến sẽ là doanh nghiệp mở màn giao dịch trên thị trường sơ cấp năm 2021 tới này khi vừa chính thức công bố thời hạn đăng ký mua cho đợt phát hành chào bán cổ phần ra công chúng từ ngày 1/1 đến 25/1/2021.
Với số lượng đăng ký chào bán gần 22,77 triệu cổ phiếu và giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, City Auto sẽ tăng vốn điều lệ gấp rưỡi lên 683 tỷ đồng nếu phân phối thành công toàn bộ lượng cổ phần trên.
Số tiền gần 230 tỷ đồng huy động được sẽ sử dụng cho hai mục đích: đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng thị phần, cùng đó, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
City Auto dự kiến dành 119 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động để nhập xe ô tô theo Hợp đồng Đại lý bán hàng và dịch vụ giữa Công ty TNHH Ford Việt Nam và Công ty cổ phần City Auto.
Đối với việc mở rộng kinh doanh, đợt huy động vốn lần này thực tế liên quan đến kế hoạch thành lập công ty con CTCP Auto Tân Thuận đặt trụ sở tại Khu chế xuất Tân Thuận tại quận 7, TP HCM. Cuối năm 2019, Ford Việt Nam gửi thư ngỏ đến Tập đoàn Tân Thành Đô (cổ đông từng là công ty mẹ nhưng nay chỉ còn sở hữu 13,3% vốn) về việc hợp tác xây dựng dự án Ford Tân Thuận để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng tại khu vực này. City Auto là cổ đông lớn nhất nắm 90% vốn.
Như vậy, việc góp vốn vào công ty còn cần khoản chi 108 tỷ đồng. City Auto dự kiến sẽ lấy từ nguồn huy động vốn mới để trang trải số tiền này. Còn tính riêng dự án, tổng mức đầu tư dự kiến gần 440 tỷ đồng.
Đến tháng 9/2020, dự án đang thi công phần ngầm (xong ép cọc, đang thi công phần móng công trình và tầng hầm). Tạm không tính ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tiến độ triển khai dự án do các quy định đảm bảo an toàn dịch bệnh, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2022. Ngoài ra, với 15 điều kiện của Ford Việt Nam liên quan đến việc mở rộng Phú Mỹ Ford cũng như các yêu cầu về kĩ thuật và nhân sự để chuẩn bị cho đại lý mới, đại lý của Auto Tân Thuận dự kiến khai trương vào tháng 1/2022.
Doanh nghiệp kinh doanh ô tô này niêm yết trên sàn HoSE từ tháng 5/2017. Sau hơn 3 năm, đây là lần đầu tiền City Auto huy động vốn trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
Thanh khoản của cổ phiếu này không quá nổi bật với khối lượng giao dịch lúc cao điểm chỉ khoảng 250.000 cổ phiếu và hiện cũng chỉ phổ biến ở mức vài chục nghìn cổ phiếu những tháng gần đây. Giá cổ phiếu CTF qua nhiều giai đoạn lên xuống, có thời điểm xuống dưới 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng cũng từng vọt lên mức 25.000 đồng. Ngày 10/12, cổ phiếu CTF đóng cửa tại 21.200 đồng/cổ phiếu.
Áp lực đè nặng lên EPS năm sau
Sự sôi động trên thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng thành bại của đợt huy động vốn của tổ chức phát hành. Sức hấp dẫn của cổ phần mới còn đến từ bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiềm năng của dự án.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp này đã chịu ảnh hưởng đáng kể vì Covid-19. Dù ghi nhận khoản lãi đột biến 42 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần, doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm vẫn giảm lần lượt gần 19% và 92% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm doanh thu cũng như biên lợi nhuận gộp trong nửa đầu năm. Tương tự nhiều doanh nghiệp trong ngành, City Auto cũng đã có sự hồi phục từ quý III/2020.
Trong cơ cấu nguồn thu của City Auto, mảng kinh doanh xe mang về doanh thu lớn nhất nhưng do biên lợi nhuận gộp thấp nên hoạt động dịch vụ sửa chữa mới là mảng mang nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cả hai lĩnh vực này đều bị thu hẹp đáng kể, nhất là việc kinh doanh xe.
Do thị trường ô tô Việt Nam có quy mô còn rất hạn chế trong khi số lượng các đơn vị sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu nhiều nên sức ép cạnh tranh đối với thương hiệu Ford nói chung và CTF nói riêng là rất lớn. Thị trường chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt khi các nhà sản xuất và phân phối liên tục có chính sách giảm giá khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sụt giảm. Vì vậy, theo báo cáo của lãnh đạo công ty, việc tăng quy mô hoạt động kinh doanh như việc thành lập thêm Auto Tân Thuận là chiến lược để gia tăng thị phần trong ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Tuy nhiên, nhu cầu thị trường đang bị thu nhỏ và cần ít nhất hơn một năm nữa mới có thể đưa dự án vào hoạt động. Vì vậy, rủi ro pha loãng, nhất là đối với thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS), đang trở nên rõ ràng. EPS các năm 2018 và 2019 của doanh nghiệp này lần lượt là 2.860 đồng và 912 đồng. Trong 9 tháng năm 2020, mức thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu này đã tụt xuống mức 58 đồng.
FPT Online: Lãi ròng quý II giảm mạnh, kế hoạch lợi nhuận năm mới hoàn thành 25%
Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online, UPCoM: FOC) cho thấy phần lớn các chỉ tiêu tài chính trong kỳ đều giảm mạnh.
Doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm 2020 của FPT Online đều chưa hoàn thành 50% kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo, doanh thu quý II đạt hơn 118 tỷ đồng, giảm 24%. Dù doanh thu từ hoạt động tài chính ghi nhận tăng hơn 60%, đạt hơn 17 tỷ đồng nhưng chừng đó là không đủ để "cứu" lợi nhuận. Kết quý II, FOC báo lãi sau thuế 46,8 tỷ đồng, giảm gần 32% so với kết quả thu được ở cùng kỳ năm trước.
Lũy kế nửa đầu năm 2020, doanh thu đạt hơn 221 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019. Lãi ròng lũy kế ghi nhận giảm gần 24%, đạt hơn 84 tỷ đồng.
So với phương án kinh doanh mà FOC thông qua ở đại hội cổ đông tổ chức hồi tháng 4/2020, kết quả 6 tháng đầu năm chưa hoàn thành được một nửa. Cụ thể, doanh thu mới chỉ hoàn thành 1/3 kế hoạch, lợi nhuận hoàn thành 1/4 kế hoạch.
Về cơ cấu tài sản, tính đến 30/6/2020, tổng tài sản của FOC đã giảm nhẹ ở cả tài sản ngắn hạn và dài hạn, cuối kỳ ghi nhận hơn 995 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của FOC đã giảm hơn 12% so với đầu năm 2020. Báo cáo tài chính cho thấy FOC không ghi nhận bất kỳ khoản nợ dài hạn nào.
Trong kỳ, FOC đã chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50% bằng tiền mặt và 25% bằng cổ phiếu. Theo ghi nhận tại báo cáo tài chính quý II/2020, số tiền trả cổ tức phát sinh trong kỳ hơn hơn 73 tỷ đồng.
FOC được thành lập năm 2007, chính thức lên sàn UPCoM vào năm 2018 với giá tham chiếu là 110.000 đồng/cổ phiếu. Doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực máy vi tính, sản phẩm điện tử dân dụng, sản phẩm điện tử truyền thông. Hai cổ đông lớn của FOC là Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), nắm giữ 59,31% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần FPT, nắm giữ 25,04%.
Cổ phiếu FOC hiện đang giao dịch ở mức giá 120.000 đồng/cổ phiếu. Giá thị vốn hóa thị trường đạt hơn 1.700 tỷ đồng.
Bích Chi thu tiền tỷ mỗi ngày, lãi đậm từ bán bánh phồng tôm Sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành trong thị trường bánh phồng tôm ghi nhận doanh thu chỉ tăng 12% nhưng lợi nhuận tăng trưởng tới 124% so với cùng kỳ 2019. Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi, một trong những doanh nghiệp đầu ngành ở thị trường kinh doanh bánh phồng tôm nội địa và xuất khẩu, vừa...