Lợi nhuận 9 tháng của VIB tăng trưởng 38%
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2020 với mức tăng trưởng ấn tượng ở mảng bán lẻ.
VIB đã tuyển mới 1.500 nhân sự cho mảng bán lẻ
Theo đó, doanh thu bán lẻ 9 tháng năm 2020 đạt hơn 5.700 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2019. Tín dụng bán lẻ đạt 126.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2020. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng lên mức 85% trong tổng tín dụng toàn hàng, với trên 95% dư nợ có tài sản đảm bảo.
Hai sản phẩm chủ lực của tín dụng bán lẻ là cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô chiếm 80% danh mục, trong đó VIB chiếm số 1 thị phần về cho vay ô tô tại Việt Nam. Nợ xấu dư nợ bán lẻ của VIB thấp, chỉ ở mức 1% trong 4 năm qua.
VIB cho biết, trong 9 tháng qua, khối ngân hàng bán lẻ đã mở rộng quy mô bán hàng với gần 1.500 nhân sự tuyển mới.
Kết quả tích cực ở mảng bán lẻ đã giúp doanh thu 9 tháng của VIB tăng 34% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 7.854 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế cũng tăng 38%, đạt 4.025 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/9/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 213.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 151.000 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp 3 lần so với trung bình ngành.
Video đang HOT
Theo VIB, chi phí dự phòng trong kỳ tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 2%, giảm so với quý 2. Với việc quản trị rủi ro chặt chẽ, linh hoạt, ngân hàng đã duy trì các chỉ số rủi ro và các hệ số an toàn ở mức thận trọng, tỷ lệ an toàn vốn Basel II trên 9,5%, so với mức tối thiểu 8% do NHNN quy định, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ở mức 77% so với mức trần 85% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 32% so với trần 40%.
Ngày 5/10 vừa qua, Đại hội đồng cổ đông VIB thông qua nghị quyết Hủy đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom để niêm yết cổ phiếu của VIB trên Sở giao dịch chứng khoán HCM, làm cơ sở cho việc gần 1 tỷ cổ phiếu VIB sẽ niêm yết trên HOSE trong tháng tới.
Trước đó, ngân hàng đã công bố thông tin về việc được NHNN chấp thuận việc chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên trên 11.094 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng 'neo' theo kỳ vọng
Tăng vốn, xử lý nợ xấu và chuyển sàn là những kỳ vọng của thị trường với ngành ngân hàng và cổ phiếu nói riêng trong những tháng cuối 2020 và năm tiếp theo.
VietinBank, Vietcombank, BIDV sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao hệ số an toàn vốn và có thêm dư địa tăng trưởng cho vay.
Xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực khi được luật hóa và tạo sàn giao dịch nợ minh bạch, có sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chuyển sàn là xúc tác đánh giá lại cổ phiếu ngân hàng và giúp các nhà băng nâng cao hình ảnh, tiếp cận nhiều nhà đầu tư.
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 121/2020 sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nhóm ngân hàng được thêm vào danh sách lĩnh vực cho phép đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, áp dụng với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ.
Điều chỉnh trên là cơ sở pháp lý để VietinBank, Vietcombank và BIDV được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư nhằm tăng vốn điều lệ, nâng cao hệ số an toàn vốn.
Trong bối cảnh các ngân hàng phải áp dụng Thông tư 41/2016 về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II, việc tăng vốn trở thành vấn đề trọng tâm của các ngân hàng, nếu muốn tiếp tục tăng trưởng tín dụng. Nâng cao hệ số an toàn vốn, đồng nghĩa các nhà băng có thêm dư địa để mở rộng cho vay và có thêm lợi nhuận.
Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ từng nhiều lần nhấn mạnh tính cấp thiết của tăng vốn. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào lộ trình này. VietinBank đang đề xuất dùng lợi nhuận 2017-2018 để chia cổ tức bằng cổ phiếu và sử dụng lợi nhuận tích lũy để chia cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ. Hai ngân hàng quốc doanh khác là Vietcombank và BIDV đều có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2020.
Với Nghị định 121/2020, các ngân hàng này sẽ "rộng cửa" thực hiện kế hoạch tăng vốn, qua đó có thêm dư địa tăng trưởng những năm tới khi cải thiện được hệ số an toàn vốn.
VietinBank sẽ được tăng vốn từ nguồn thặng dư và chia cổ tức. Ảnh: VietinBank.
Bên cạnh tăng vốn, xử lý nợ xấu cũng là vấn đề được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực của ngành ngân hàng trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài. Nghị quyết 42 đã cho thấy hiệu quả lớn, thu hồi nợ bằng biện pháp bán nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) gấp gần 4 lần, thu hồi nợ do khách hàng tự trả gấp 1,5 lần so với trước khi có nghị quyết.
Với những kết quả trên, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ giải pháp, giải quyết dứt điểm khó khăn vướng mắc về cơ chế, thực tế áp dụng Nghị quyết 42. Đồng thời, cơ quan này sẽ xem xét, nghiên cứu luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể việc xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC, tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, VAMC cũng đang xây dựng Đề án thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/tài sản bảo đảm, kết nối các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ tại Việt nam... Những chuyển biến được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng có thêm công cụ để xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.
Năm nay, Sacombank đặt mục tiêu xử lý 11.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay. 5 tháng đầu năm, doanh số đã đấu giá thành công đạt trên 9.700 tỷ đồng, thực thu tiền mặt là 1.800 tỷ đồng. Trong phần còn lại của năm, con số thu hồi nợ xấu sẽ vượt xa kỳ vọng.
Thời gian qua, các ngân hàng cũng đua nhau "xóa" nợ tại VAMC như VPBank, Vietcombank, Techcombank, MB... Những nhà băng đã tất toán xong nợ tại VAMC sẽ không cần trích lập đình kỳ trái phiếu đặc biệt theo quy định, từ đó lợi nhuận được kỳ vọng để dành thêm được lợi nhuận mỗi năm.
Mặt khác, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, dù dự báo lợi nhuận sẽ giảm do phải tăng trích lập dự phòng và các biện pháp giãn, hoãn nợ, miễn giảm lãi vay, một số ngân hàng vẫn được ước lợi nhuận tăng trong 9 tháng đầu năm như ACB, VIB, MB, VietinBank... Năm 2021, khi hoàn thành việc hỗ trợ khách hàng, lợi nhuận ngân hàng quốc doanh ước tính sẽ tăng 23% trong khi nhóm ngân hàng TMCP tăng 11,2%.
Một số ngân hàng vẫn tăng trưởng lợi nhuận trong quý III và 9 tháng 2020. Ảnh: ACB
Trong những tháng cuối 2020, làn sóng chuyển sang HoSE cũng là điều được kỳ vọng hỗ trợ các ngân hàng và cổ phiếu nói riêng. Niêm yết HoSE sẽ giúp các ngân hàng nâng cao hình ảnh, tiếp cận với nhiều nhà đầu tư nhờ các tiêu chuẩn khắt khe hơn về tình minh bạch và thanh khoản cổ phiếu. Qua đó, ngân hàng sẽ có thêm cơ hội tìm kiếm đối tác chiến lược, thực hiện các thương vụ chào bán cổ phần hoặc bán công ty con... huy động thêm nguồn lực cho hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, làn sóng chuyển sàn giúp đánh giá lại giá trị cổ phiếu. Các nhà băng niêm yết trên HoSE vào cuối năm như ACB, LienVietPostBank và VIB.
Đơn cử, sau khi chuyển sang HoSE, cổ phiếu ACB có thể lọt vào các rổ chỉ số như VN30 (tỷ trọng 4%), VNDiamond (10%), VNFIN Select (12%), VNFIN Lead (12%)... Các quỹ mô phòng chỉ số sẽ cho phép khối ngoại gián tiếp đầu tư vào ACB.
Vừa qua, cổ phiêu ACB ghi nhận phiên giao dịch thỏa thuận 40 triệu cổ phiếu giữa các nhà đầu tư ngoại tại giá 24.000 đồng/cp, trong khi thị giá trên thị trường quanh 23.500 đồng/cp. Mặt khác, theo quỹ VEIL, tỷ lệ premium khi giao dịch thỏa thuận cổ phiếu ACB ngoài sàn giữa các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn 10% so với thị giá trên sàn. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu này với khối ngoại.
Hàng loạt ngân hàng báo lãi 6 tháng đầu năm: Thực hay ảo? Chuyên gia tài chính nghi ngại Thông tư 01 của Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại che giấu nợ xấu. Liêp tiếp ngân hàng báo lãi 6 tháng đầu năm 2020 bất chấp dịch bệnh Covid-19 (ảnh minh họa) Mới đây, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả tổng doanh thu 6 tháng đầu...