Lợi nhuận 6 tháng của Netland mới đạt 2% kế hoạch, dòng tiền kinh doanh âm
CTCP Bất động sản Netland (Netland, NRC) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 2 với lãi ròng tăng so cùng kỳ dù cho doanh thu giảm 38%.
Doanh thu thuần trong quý 2 đạt 83 tỷ đồng, giảm 38% so cùng kỳ. Giá vốn bán hàng giảm mạnh giúp lãi gộp của Netland tăng 89%, đạt 73 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính không đáng kể, chi phí tài chính chỉ hơn 1 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận gần 28 tỷ đồng tăng so với con số 20 tỷ đồng của cùng kỳ.
Sau cùng, Công ty ghi nhận lãi ròng trong kỳ đạt gần 36 tỷ đồng, tăng 33% so với quý 2/2019. Theo đó lãi bán niên của Netland chỉ ở mức hơn 6 tỷ đồng, giảm 83% so cùng kỳ do quý 1 công ty ôm khoản lỗ đến 30 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2020, NRC đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch đề ra, Netland mới thực hiện được 10% mục tiêu doanh thu và 2% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Netland đạt gần 732 tỷ đồng, giảm 14% so với thời điểm đầu năm. Tiền và tương đương tiền giảm mạnh từ 42 tỷ về còn 5 tỷ.
Các khoản phải thu ghi nhận hơn 529 tỷ đồng, chiếm 56% tổng tài sản. Trong đó, phần lớn là các khoản thu từ các công ty liên quan bao gồm: Danh Khôi Holdings, CTCP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước, CTCP Đầu tư VHR.
Nợ phải trả ở mức 306 tỷ đồng, giảm gần 30%, trong đó, tổng dư nợ vay chiếm hơn 32 tỷ đồng.
Tính đến ngày cuối quý 2, dòng tiền thuần của Netland tiếp tục ghi nhận âm hơn 37 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 73 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 75 tỷ đồng.
Thực phẩm Sao Ta (FMC): Quý II/2020, nợ vay tăng gần 168%,dòng tiền kinh doanh âm 380 tỷ đồng
Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu là 873 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 52,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,2% và 2,4% so với cùng kỳ.
Được biết, trong quý II/2020, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm tới 29,3% về mức 75,2%. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp trong kỳ cũng giảm mạnh từ 12,2% về chỉ còn 8,6%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.585,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 92,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,7% và tăng 0,7% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp chỉ mới hoàn thành được có 38,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Điểm đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm là dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm tới 380,2 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lại dương 93,3 tỷ đồng. Để bù đắp hoạt động kinh doanh thâm hụt vốn, doanh nghiệp đã phải huy động chủ yếu dòng tiền tài chính là 391,7 tỷ đông, chủ yếu là tiền đi vay.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 28,8% lên mức 1.958,7 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tồn kho trị giá 795,9 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 339 tỷ đồng, chiếm 17,3% tổng tài sản; tài sản cố định là 336,8 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng tài sản.
Ngoài ra, điểm lưu ý trong kỳ là tổng nợ vay tăng kỷ lục 167,6% lên mức 740,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn đã tăng mạnh từ 18,2% lên tới 37,8% trong vòng 6 tháng đầu năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/07/2020, cổ phiếu FMC tăng 200 đồng lên mức 27.500 đồng/CP.
Từ chuyện không chia cổ tức, 'soi' chất lượng tín dụng của MSB Nhìn kĩ bức tranh kinh doanh của ngân hàng MSB, nợ xấu vẫn đang là vấn đề khiến nhà băng này đau đầu. Liệu chất lượng tín dụng, khả năng sử dụng dòng tiền của nhà băng này có thực sự làm cổ đông hài lòng? Mới đây, ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (OTC: MSB) vừa công bố báo cáo tài...