Lợi nhuận 55 tập đoàn, tổng công ty nhà nước giảm rất sâu
Chính phủ đã nhiều lần khẳng định, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 của 55 tập đoàn, tổng công ty dự kiến đạt 78.086 tỷ đồng – (Ảnh minh hoạ)
Năm 2020, do bị ảnh hướng của dịch Covid-19 nên hầu hết các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty có thể không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 đã đề ra và đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Nhận định này được nêu tại báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực tài chính, vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa uỷ quyền Thủ tướng ký gửi đến Quốc hội.
Báo cáo dài 108 trang cho thấy nhiều thông tin cả khái quát và cụ thể về ngân sách nhà nước (NSNN), nợ công, cổ phần hoá đến sức khoẻ của doanh nghiệp nhà nước.
Video đang HOT
Bộ trưởng cho biết, căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2019 của 55 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì tổng tài sản: Số liệu báo cáo hợp nhất năm 2019 là 2.669.966 tỷ đồng (Công ty mẹ là 1.862.059 tỷ đồng). Đều theo số liệu từ báo cáo hợp nhất, vốn chủ sở hữu năm 2019 là 1.247.187 tỷ đồng (Công ty mẹ là 1.095.700 tỷ đồng). Tổng doanh thu năm 2019 là 1.471.757 tỷ đồng (Công ty mẹ là 852.074 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 144.412 tỷ đồng (Công ty mẹ là 72.978 tỷ đồng).Số phát sinh phải nộp NSNN năm 2019 là 182.272 tỷ đồng (Công ty mẹ là 121.723 tỷ đồng).
Trên cơ sở báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019 và dự toán ngân sách năm 2020 của 55 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã lập và gửi về Bộ Tài chính theo quy định thì sức khoẻ của khối này đã suy giảm. Cũng đều theo số liệu báo cáo hợp nhất năm 2020, tổng doanh thu năm 2020 dự kiến đạt 1.327.496 tỷ đồng (Công ty mẹ dự kiến đạt 847.537 tỷ đồng). Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 dự kiến đạt 78.086 tỷ đồng(Công ty mẹ dự kiến đạt 74.940 tỷ đồng). Số này đã giảm đến gần một nửa so với năm trước. Các khoản phát sinh phải nộp NSNN năm 2020 dự kiến đạt 157.273 tỷ đồng (Công ty mẹ dự kiến đạt 95.508 tỷ đồng).
Khó khăn của khối các “ông lớn” nhà nước này được Bộ trưởng lý giải là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, tại những báo cáo gửi đến Quốc hội hàng năm thì sức khoẻ của khối này không phải lúc nào cũng tốt. Chẳng hạn theo báo cáo hợp nhất thì năm 2018 có 10 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 9.025,902 tỷ đồng và 4 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 1.054,262 tỷ đồng.
Chính phủ cũng nhiều lần khẳng định, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, một số dự án của doanh nghiệp nhà nước còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn.
Lợi nhuận Petrolimex "rơi tự do" theo giá dầu
Giá dầu giảm sâu đã khiến lợi nhuận quý I/2020 của Petrolimex "rơi tự do". Cơ hội để đại gia số 1 ngành xăng dầu này "gỡ cờ" không phải không có, nhưng khá mong manh.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Petrolimex thua lỗ nặng trong quý I/2020 chính là việc phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn.
Kinh doanh "liêu xiêu"
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX, sàn HoSE) đạt doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.500 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm vậy, nhưng giá vốn hàng bán không giảm tương ứng, với tổng giá trị trong quý I/2020 là 38.000 tỷ đồng, không thấp hơn bao nhiêu so với tổng giá vốn hàng bán quý I/2019, với 38.200 tỷ đồng. Vậy nên, sự "rơi tự do" của lợi nhuận gộp quý I/2020 tại Petrolimex là điều không thể tránh khỏi, khi chỉ đạt 449,8 triệu đồng, giảm 88% so với quý I/2019.
Mức lợi nhuận gộp quá thấp đã không thể gánh nổi cho Petrolimex các khoản chi phí cơ bản trong kỳ. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bị âm tới 1.703,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là dương 1.516,7 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, lợi nhuận sau thuế đã bị âm tới 1.813,2 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với kết quả dương 1.201 tỷ đồng mà doanh nghiệp này đạt được trong quý I/2019.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Petrolimex thua lỗ nặng trong quý I/2020 chính là việc phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn. Nếu con số trích lập tại thời điểm đầu năm 2020 chỉ là hơn 56 tỷ đồng, thì mức trích lập tại ngày 31/3/2020 lên tới 1.658,9 tỷ đồng, lớn gấp 29,6 lần thời điểm đầu năm.
Trong khi đó, một số khoản trích lập khác chưa được đại gia này cải thiện trong quý I, thậm chí còn tăng, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Petrolimex. Chẳng hạn, trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng nhẹ từ 423,8 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 459,6 tỷ đồng vào cuối quý I/2020; trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng từ 109,5 tỷ đồng lên 123,6 tỷ đồng...
Chờ "gỡ cờ" khi giá dầu hồi phục
Giá dầu trong giai đoạn đầu tháng 5/2020 đã có tín hiệu phục hồi, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, trong đó có Petrolimex, có thể tìm được cách "gỡ cờ" sau khi "thua trắng ván" trong quý I/2020. Tuy nhiên, cơ hội này chưa thực sự rõ nét, bởi sau một vài nhịp phục hồi của giá dầu giai đoạn đầu tháng 5, thị trường giao dịch dầu mỏ lại có những phiên giảm điểm do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu vẫn ở mức rất thấp.
Khi thị trường biến động rất khó phán đoán, thì việc điều tiết lượng hàng tồn kho sẽ là một bài toán vô cùng hóc búa với các doanh nghiệp và trong cuộc chơi này, họ hiểu khá rõ ý nghĩa của câu thành ngữ "sai một ly, đi một dặm". Số liệu hàng tồn kho của Petrolimex trong quý I/2020 cho thấy, doanh nghiệp này đang có chiến lược khá thận trọng.
Cụ thể, số dư hàng tồn kho theo nguyên giá tại thời điểm cuối quý I/2020 (chưa trích lập dự phòng) chỉ là 8.418,3 tỷ đồng, giảm 28,8% so với nguyên giá hàng tồn kho đầu năm, bằng khoảng 21,9% so với doanh thu thuần quý I/2020. Đây là lượng hàng gần như chỉ vừa đủ để chủ động nguồn cung ứng xăng dầu theo quy định.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về các hành động cụ thể của Petrolimex trước diễn biến phức tạp của giá xăng dầu, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, Petrolimex đang phải đối mặt với các yếu tố bao gồm cả tác động của giá dầu giảm và nhu cầu xăng dầu bị sụt giảm do ảnh hưởng của Covid-19. Theo đó, Tập đoàn sẽ bám sát diễn biến của dịch bệnh và giải pháp của chính quyền địa phương các cấp để điều hành chính sách bán hàng phù hợp và duy trì mức tồn kho hợp lý, phù hợp với quy định, nhằm giảm thiểu rủi ro khi giá dầu giảm sâu.
Đưa hoạt động kinh doanh trở lại bình thường
Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex
Petrolimex có phương án đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế và người dân trong mọi tình huống, kể cả việc chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sau khi hết dịch để hoạt động kinh doanh trở lại bình thường như giai đoạn trước dịch. Tập đoàn cũng có chủ trương ưu tiên mua các sản phẩm trong nước và thực hiện đồng loạt các giải pháp thu hút thêm lượng khách hàng, nhằm gia tăng sản lượng tại hệ thống bán lẻ.
Lỗ 89 tỷ trong tháng 4, PNJ đổi mục tiêu năm 2020: Doanh thu giảm 15%, lợi nhuận giảm 30% Quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của PNJ diễn ra không lâu sau khi công ty này bất ngờ ghi nhận khoản lỗ 86 tỷ đồng trong tháng 4/2020 do ảnh hưởng của giãn cách xã hội. Lỗ 89 tỷ trong tháng 4, PNJ đổi mục tiêu năm 2020: Doanh thu giảm 15%, lợi nhuận giảm 30% Công ty Cổ phần...