Lợi nhuận 2019 nhóm Công ty chứng khoán ngoại tăng trưởng 218% còn các “ông lớn” trong nước đồng loạt giảm
Các công ty top đầu giảm mạnh như SSI (giảm 30%), HCM (giảm 36%), VCI (giảm 17%), SHS (giảm 29%), FTS (giảm 56%), ngược lại các công ty có vốn ngoại như Chứng khoán Mirae Asset (tăng 89%), KIS Vietnam (tăng 90%), Chứng khoán KB (tăng 218%) đạt tăng trưởng ấn tượng.
2019 được xem là một năm khó khăn với ngành chứng khoán khi VN-Index tăng 7,67% so với cuối năm 2018, nhưng tổng giá trị giao dịch toàn thị trường giảm 27,6% chỉ đạt mức bình quân 4.855 tỷ đồng/phiên. Tâm lý thị trường yếu và thiếu vắng các thương vụ chuyển nhượng và niêm yết lớn cũng cản trở tăng trưởng của ngành.
Đặc biệt, cuộc đua giảm phí ngày càng khốc liệt khi Thông tư 128 áp dụng cơ chế loại bỏ mức sàn phí giao dịch chứng khoán có hiệu lực từ đầu năm 2019 và sự tham gia nhiều hơn của các CTCK vốn ngoại với lợi thế về chi phí vốn cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Thống kê trong báo cáo mới nhất của SSI Research, tăng trưởng LNST toàn ngành trong quý 4/2019 phục hồi đạt mức tăng khá tốt 16%, so với mức giảm 17,2% trong 9 tháng đầu năm. Nguyên nhân chính là do nền so sánh cao đã giảm đáng kể trong quý 4/2018.
Luỹ kế cả năm 2019, tổng LNST của 76 CTCK đạt 7.184 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,3%. Tỷ suất lợi nhuận ròng giảm từ 30,8% trong năm 2018 xuống 28% trong năm 2019.
Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận phân hóa khá mạnh: Các công ty top đầu giảm mạnh như SSI (giảm 30%), HCM (giảm 36%), VCI (giảm 17%), SHS (giảm 29%), FTS (giảm 56%), ngược lại các công ty có vốn ngoại như Chứng khoán Mirae Asset (tăng 89%), KIS Vietnam (tăng 90%), Chứng khoán KB (tăng 218%) đạt tăng trưởng ấn tượng, TCBS tăng 19% đạt 1.455 tỷ đồng, vươn lên là công ty có lợi nhuận cao nhất ngành chứng khoán.
Áp lực giảm phí, lợi nhuận môi giới hầu hết các công ty đều giảm mạnh
Về hoạt động môi giới, năm 2019, doanh thu môi giới giảm 32%, tổng lợi nhuận mảng này chỉ đạt 897 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2018 do:
(i) Tổng giá trị giao dịch kênh khớp lệnh giảm 33% trong năm 2019, kênh thỏa thuận cũng thiếu vắng các giao dịch lớn và giảm nhẹ 3,5%;
(ii) Phí môi giới chịu áp lực giảm do cạnh tranh;
(iii) Chi phí hoạt động môi giới chỉ giảm 12%.
Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận mảng này đều giảm mạnh ở hầu hết các CTCK. Top 20 CTCK chỉ có CK Mirae Asset, VPS, và Chứng khoán KB có doanh thu tăng tốt, tuy nhiên đều chịu lỗ mảng này. TCBS là công ty duy nhất có tăng trưởng dương nhờ hoạt động tích cực ở mảng trái phiếu doanh nghiệp.
Video đang HOT
Thị phần môi giới sàn HoSE cũng biến động mạnh và giảm bớt mức độ tập trung vào nhóm CTCK lớn. Trong 10 CTCK dẫn đầu thị phần năm 2018, ngoại trừ BVS, tất cả 9 CTCK còn lại đều giảm thị phần. Top 5 CTCK vẫn duy trì được thứ tự bao gồm SSI (13,96%), HCM (10,54%), VCI (8,19%), VND (6,81%), MBS (4,77%), trong khi SHS, ACBS, FTS và BSI đều rơi ra khỏi top 10 để nhường chỗ cho CK Mirae Asset, VPS, ART và KISVN. Tổng thị phần top 10 giảm từ mức 70,5% trong năm 2018 xuống 62,6% trong năm 2019.
Dư nợ margin tiếp tục tăng mạnh hơn 10.500 tỷ đồng
Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay ký quỹ tăng mạnh hơn 10.500 tỷ đồng đạt mức 55.112 tỷ đồng vào cuối năm 2019. CK Mirae Asset tăng 3.586 tỷ đồng vươn lên thành công ty có dư nợ ký quỹ cao nhất thị trường với 7.006 tỷ đồng.
Đơn vị khác như KISVN, VPS, Chứng khoán KB đều đẩy mạnh với mức tăng gần 1.000 tỷ, là yếu tố quan trọng giúp các công ty này thành công trong việc giành thị phần.
Nhóm dẫn đầu (ngoại trừ SSI), cả HCM, VCI và VND đều bổ sung dư nợ cho vay, tuy vậy lợi nhuận từ cho vay và phải thu của nhóm này đều giảm cho thấy lãi suất cho vay đã chịu áp lực giảm.
Lợi nhuận từ cho vay và phải thu tăng 13,1% trong năm 2019, chiếm tới 43,4% tổng lợi nhuận gộp của các CTCK trong khi lợi nhuận từ hoạt động môi giới chỉ chiếm 6,2%.
Về đầu tư tài chính – SSI Reseach thống kê chiếm tới 41,7% lợi nhuận gộp của các CTCK. Lợi nhuận mảng này phục hồi khá tốt tăng 23,9% trong năm 2019, trong đó lợi nhuận từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) tăng 25,7% và chiếm 57%, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng 29,9% và chiếm tỷ trọng 39,1%.
SSI là công ty có lợi nhuận lớn nhất từ mảng này, đạt 1.390 tỷ đồng chiếm tới 23% toàn ngành. TCBS, VCI và VND cũng là các công ty thành công trong hoạt động đầu tư, với lợi nhuận mảng này trên 500 tỷ đồng. Đây là hoạt động đóng góp chính vào lợi nhuận cho một số công ty như SSI, VCI và VND.
Dự báo cho năm 2020, SSI Research cho rằng thị trường chứng khoán sẽ có thêm yếu tố hỗ trợ từ việc ra mắt các chỉ số đầu tư phục vụ cho việc vận hành các quỹ ETF mới, giúp tăng thanh khoản thị trường. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh dự kiến cũng sẽ rất cao.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Dịch COVID-19: Kỳ vọng chứng khoán 'đảo chiều' trong tháng 3
Mặc dù rủi ro vẫn còn sau khi dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng ra toàn cầu, các chuyên gia dự báo, thị trường sẽ ít biến động mạnh trong tháng 3/3020 so với thời điểm trước đó.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng ra toàn cầu đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán kể từ thời điểm sau Tết Nguyên đán.
Mặc dù rủi ro vẫn còn, tuy nhiên các chuyên gia dự báo, thị trường sẽ ít biến động mạnh trong tháng 3/3020 so với thời điểm trước đó.
Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 3/2020 do Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố ngày 6/3 cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, rủi ro nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng là khá cao.
Hoạt động bán ròng của khối ngoại chỉ dừng hẳn hoặc chuyển sang mua ròng khi tình hình dịch ổn định và Chính phủ Việt Nam đưa ra những chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.
Tại Việt Nam, Chính phủ và các Bộ liên quan đã và đang đánh giá tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp và đề xuất những biện pháp hỗ trợ.
Quy mô gói hỗ trợ chưa được chính thức công bố nhưng sẽ tập trung vào giảm lãi vay, giãn nợ và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môi trường...
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công nhằm tạo việc làm và kích cầu. Các chính sách tài khóa và tiền tệ nếu được áp dụng đúng cách, sự cộng hưởng của chúng sẽ phần nào bù đắp tác động tiêu cực của COVID-19 đối với kết quả kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp.
Ở thời điểm trước Tết Nguyên Đán, với PE (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) của VN-Index là 15,5x và ước tính tăng trưởng EPS (lợi nhuận tính trên một cổ phiếu) năm 2020 là 11% cho P/E dự phóng cho năm 2020 là 13,9x, chỉ nhỉnh hơn một chút so với P/E hiện tại 13,85x.
Điều này có nghĩa thị trường đang cho rằng lợi nhuận sẽ gần như đi ngang trong năm 2020 sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
Do đó, kết quả kinh doanh sơ bộ của quý I/2020 và kế hoạch kết quả kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp trong nửa cuối tháng 3 sẽ tác động không nhỏ lên thị trường.
Ngoài ra, các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) mô phỏng các rổ chỉ số mới bao gồm: VNDiamond và VNFin Lead đã được phê duyệt sau hơn 3 tháng ra mắt. Đây đều là các ETF được kỳ vọng sẽ giúp thị trường thu hút dòng tiền từ nước ngoài.
Theo VDSC, trong quá khứ các ETF có xu hướng huy động được nhiều vốn hơn sau khi lên sàn. Trong khi ETF của SSIAM sẽ được niêm yết trên sàn trong tháng 3/2020, ETF của VFM sẽ được niêm yết vào tháng 5.
[COVID-19 'cuốn bay' 260.000 tỷ đồng trên 10 mã cổ phiếu vốn hóa lớn]
Trong bối cảnh khối ngoại đang bán ròng như hiện nay, khối tự doanh có thể sẽ tích lũy rổ cổ phiếu của các chỉ số này. Từ đó, giúp thị trường cân bằng lại, điều đã từng xảy ra khi thương chiến Mỹ-Trung bùng nổ vào tháng 5/2019.
Tâm lý thị trường đang chịu tác động từ cả diễn biến dịch COVID-19 và hoạt động bán ròng của khối ngoại. Kể từ sau Tết Nguyên đán, có 8/22 phiên thị trường biến động trên 1% và thanh khoản trung bình tăng hơn 30% so với thời điểm trước Tết.
Mặc dù rủi ro vẫn còn, VDSC cho rằng thị trường sẽ ít biến động mạnh trong tháng 3/2020 so với thời điểm trước đó. Bởi lẽ, thị trường đã phần nào phản ánh tác động của COVID-19.
Thêm vào đó, hỗ trợ từ Chính phủ các nước trong thời gian gần đây cũng giúp cho thị trường điềm tĩnh lại. Do vậy, vùng điểm của VN-Index có thể vận động ở mức 880 - 925 điểm trong tháng 3/2020.
Báo cáo triển vọng thị trường tháng 3/2020 phát hành cùng ngày của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) cũng cho rằng, VN-Index có thể phục hồi trở lại một khi tình hình dịch bệnh dịu bớt, đặc biệt tại các quốc gia tâm điểm như: Trung Quốc và Hàn Quốc.
Định giá thị trường đã trở nên thấp hơn khi P/E (13,7x) đang ở mức thấp nhất trong 4 năm sẽ kích hoạt dòng tiền dài hạn trở lại; mùa đại hội cổ đông đang đến gần với các thông tin về kế hoạch kinh doanh 2020 và chi trả cổ tức... sẽ là những yếu tố hỗ trợ thị trường trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia của MAS, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục khi VN-Index kiểm định thành công mốc hỗ trợ 850-860 điểm. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu được dự báo sẽ hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa như ngân hàng, xây dựng-bất động sản, vật liệu xây dựng; công nghệ thông tin hoặc nhóm cổ phiếu bị bán quá mức như bán lẻ, hàng không.
Dù vậy, tính kỷ luật trong đầu tư được khuyến khích trong giai đoạn hiện nay nhằm hạn chế rủi ro, đặt biệt là nhà đầu tư lướt sóng...
Các báo cáo, phân tích khác cũng cho thấy, đợt giảm điểm này trong 2 tháng đầu năm 2020 đang mở ra cơ hội lớn với hoạt động đầu tư trung hạn. Nhà đầu tư có thể phân bổ mua dần vào cổ phiếu cơ bản đang được định giá thấp tại thời điểm chưa có cơ sở để định giá chính xác và thị trường đang bị dẫn dắt theo cảm tính.
Theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, nhà đầu tư không nên quá bi quan trước tình hình bệnh dịch mà bỏ qua những diễn biến kinh tế tích cực khác. Chẳng hạn như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu ( EVFTA) được thông qua, Luật Chứng khoán sửa đổi và ra mắt các bộ chỉ số mới.
Cùng với đó, Việt Nam hiện vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á với mức tăng khoảng 7% GDP trong năm 2019. Con số này có thể giảm xuống khoảng 6,25% trong năm 2020 theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng sẽ vẫn là mức cao hơn so với đa số các nền kinh tế khác.
Giới đầu tư cũng đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường được hưởng lợi lớn nhất nhờ việc chuỗi cung ứng hàng hóa dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Chỉ số VN-Index vẫn thấp hơn 25% so với mức đỉnh năm 2018, cho thấy dư địa tăng trưởng vẫn còn trong dài hạn... Do vậy, đây cũng chính là cơ hội để nhà đầu tư mua vào những cổ phiếu tốt với giá hợp lý./.
Theo H.Chung (TTXVN/Vietnam )
Giá vàng châu Á tăng nhẹ trong phiên 5/3 Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của hãng tin Reuters cho biết giá vàng giao ngay có thể giao dịch trong phạm vi 1.631-1.653 USD/ounce. Giá vàng châu Á tăng nhẹ trong phiên 5/3, trong bối cảnh những lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động mua vào tài...