Lời nhắn gửi xót xa của lao động Việt ở Nhật Bản
Trong cảnh bão giá, nhiều người Việt ở Nhật Bản chia sẻ không những phải thắt chặt chi tiêu, mà còn ngậm ngùi cắt giảm khoản tiền gửi về gia đình.
Đã 4 tháng rưỡi chưa gửi tiền về nhà, anh Vũ Tài, 22 tuổi, sống tại thành phố Shizuoka (Nhật Bản), cho biết bố mẹ anh rất sốt ruột và mong ngóng.
Được gia đình giúp đỡ để đi lao động Nhật Bản bằng số tiền tích cóp bấy lâu, anh Tài hiện là lao động chính trong gia đình 5 người ở một vùng quê tại Hải Dương.
Tiền lương mỗi tháng của anh sẽ được chia ra làm hai phần: Một phần nhỏ giúp anh trang trải chi phí cuộc sống nơi đất khách quê người, phần còn lại sẽ gửi về phụ giúp gia đình ở Việt Nam.
Tuy nhiên, giữa lúc giá cả tại Nhật liên tục leo thang, số tiền tích cóp của anh ngày càng giảm. Trong khi đó, giá trị đồng yen cũng liên tục suy giảm, khiến anh Tài vẫn chần chừ chưa gửi tiền về cho gia đình.
“Gia đình giục tôi gửi tiền về suốt nhiều tháng nay, nhưng tôi vẫn khá chần chừ. Một phần, số tiền tôi tích cóp bị suy giảm do chi phí cuộc sống gia tăng, phần vì giá trị đồng yen giảm. Nếu quy đổi ra tiền Việt, số tiền đó cũng sẽ ít đi nên tôi muốn tích cóp thêm, được một thời gian nữa sẽ gửi về gia đình để phụ bố mẹ”, anh nói với Zing.
“Nâng lên đặt xuống” mới dám mua hàng
Theo chia sẻ của anh Tài, giá đồ ăn tại Nhật nhích dần trong nhiều tháng nay. “Tôi thấy bên này mọi thứ đều tăng giá. Mức tăng dao động trong khoảng 50-60 yen”, anh Tài cho biết.
Nếu quy đổi sang Việt Nam đồng, anh Tài cho biết nhiều người sẽ thấy số tiền đó không lớn. Tuy nhiên, với lao động Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản, mọi chi tiêu đều phải cân nhắc cặn kẽ, đó sẽ là một vấn đề lớn.
Các sản phẩm bày bán trong siêu thị tại Nhật Bản, nơi chị Thanh Huyền sinh sống. Ảnh: NVCC.
“Chi phí đi lại cũng tăng lên khoảng 10 yen, mặc dù trước đó đã được giữ ổn định trong một thời gian dài. Tôi sang Nhật Nhật Bản đến nay gần 3 năm, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên tôi thấy chi phí đi lại tăng như vậy”, anh Tài thở dài.
Video đang HOT
Chia sẻ với Zing, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, ở tỉnh Mie, vùng Kinki, Nhật Bản, cho biết giá các mặt hàng nhiều tháng qua đều tăng nhanh. “Rau củ quả mỗi thứ tăng 50 yen. Đó là còn ít. Thực phẩm khô thậm còn có mức tăng gấp đôi, thêm khoảng 100 yen trên một sản phẩm. Thịt cá hồi còn tăng 200-300 yen/kg”.
Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, ở tỉnh Mie, vùng Kinki, Nhật Bản. Ảnh: NVCC.
“Thông thường, một tháng đi chợ tôi tiêu hết khoảng 2 man tiền ăn (tương đương 4 triệu VNĐ), nhưng bây giờ phải mất đến 2,7 man. Không những vậy, lúc đi chợ cũng phải nâng lên đặt xuống, xem xét kỹ vì giá mặt hàng nào cũng tăng, còn lương thì vẫn vậy”, chị nói.
Không chỉ giá thực phẩm thiết yếu tăng nhanh, các chi phí sinh hoạt khác cũng trở nên đắt đỏ hơn.
“Tiền điện, nước, gas hàng tháng thông thường tôi mất khoảng 2 man. Nhưng bây giờ phải trả 2,4-2,5 man, do đó, cuối tháng thấy bị trừ nhiều hơn 600.000-800.000 VNĐ. Thực sự ai có ý định đi Nhật vào thời điểm này nên xem xét kĩ”, chị nói với Zing.
Chị Thanh Huyền nói thêm rằng các món ăn vặt phổ biến như bim bim cũng tăng giá, “riêng món sushi tăng thêm 2.000 VNĐ/miếng”.
“Giá cả tăng không đáng sợ bằng thất nghiệp”
Tuy nhiên, theo anh Tài, lạm phát vẫn chưa phải là “nỗi sợ hãi lớn nhất” đối với cộng đồng lao động Việt Nam tại Nhật Bản. “Giá cả tăng không đáng sợ bằng thất nghiệp”, anh cho hay.
“Tôi may mắn vẫn giữ được công việc với mức thu nhập ổn định, nhưng nhiều người khác lại không may mắn như vậy, đặc biệt là các lao động mới sang chưa lâu”, anh chia sẻ.
“Đứa em họ của tôi cũng mới sang Nhật Bản được khoảng 2 tháng, nhưng công việc khá bấp bênh. Nhà máy cho nghỉ nhiều nên lương khá thấp, trong khi giá cả lại gia tăng nên cuộc sống của nó cũng tương đối khó khăn”, anh cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhiều người Việt cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Trong bối cảnh đó, anh Tài cũng tự tìm cách cắt giảm chi tiêu để không ảnh hưởng đến số tiền tích cóp gửi về cho gia đình. “Nếu như trước kia, tôi thường dành khoảng thời gian nghỉ ngơi để đi thăm thú một vài địa điểm ở nước Nhật, hiện tại tôi đành phải cắt giảm khoản đó để tiết kiệm chi phí”, anh nói.
Anh Tài cũng cho biết thêm: “Tôi là người chi tiêu khá tiết kiệm trong mỗi chuyến đi (chi phí tối đa rơi vào khoảng 2-3 man, tương đương 4-6 triệu VNĐ), nhưng cũng đành phải tạm thời gác lại đam mê xê dịch để ổn định cuộc sống trước đã”.
Giá thực phẩm ở Nhật Bản tăng nhanh, món sushi cũng tăng khoảng 2.000 VNĐ/miếng. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing, anh Tài hy vọng “cơn bão giá” sẽ nhanh chóng đi qua để cuộc sống của anh và nhiều người Việt tại đây có thể ổn định như trước.
Chung nỗi lo với anh Tài, chị Thanh Huyền chia sẻ chi phí sinh hoạt tăng trong khi đồng lương vẫn không đổi khiến khoản tiền tiết kiệm gửi về cho gia đình cũng eo hẹp hơn, trong khi đó tỷ giá liên tục xuống thấp.
“Ngày xưa tiết kiệm được 10 man, đổi ra tiền Việt cũng được khoảng 20 triệu, nhưng giờ chỉ đổi được 17 triệu. Đó là công việc của tôi còn phải làm tăng ca. Với những người khác không làm tăng ca, hiện giờ chỉ gửi về được 14-15 triệu”, chị nói với Zing.
Phần lớn lao động Việt Nam muốn sang Nhật Bản làm việc phải trả nhiều chi phí cho bên môi giới, do đó, họ luôn cố gắng tiết kiệm để hoàn vốn nhanh nhất, chị cho biết. Tuy nhiên, tình hình lạm phát trong những tháng qua đã khiến họ gặp nhiều khó khăn.
“Bên môi giới thường lấy phí đi khoảng 6.500 USD, thêm chi phí phát sinh mỗi người sẽ mất khoảng 180-200 triệu VNĐ. Trước đây, nếu biết chi tiêu tiết kiệm, không hút thuốc, rượu chè hay đi chơi mua sắm nhiều, khoảng một năm là có thể hoàn vốn. Nhưng giờ đây, phải mất một năm 4 tháng hoặc hơn”, chị nói.
Trong bối cảnh giá cả leo thang, chị Huyền cũng phải tìm cách thắt chặt chi tiêu và thay đổi thói quen mua sắm.
“Tôi trước giờ không có thói quen mua sắm nhiều, chủ yếu chỉ mua đồ ăn. Nhưng giờ giá cả leo thang, tôi cũng phải tìm đến các siêu thị rẻ hơn để mua dù phải đi xa”, chị nói.
“Dù không xa đến mức phải đi tàu, tôi cũng phải đạp xe khoảng một giờ để đến siêu thị rẻ hơn”, chị chia sẻ.
Không chỉ riêng chị Thanh Huyền và lao động Việt Nam tại Nhật Bản lo lắng vì chi phí sinh hoạt tăng nhanh, người dân địa phương cũng không ngoại lệ.
“Người Nhật đi mua hàng cũng phải nâng lên đặt xuống. Họ còn chịu lạm phát hơn thực tập sinh Việt Nam mình bên này. Họ còn phải chăm lo cho cha mẹ và con nhỏ. Chưa kể, bên này phụ nữ hầu như đều ở nhà, chỉ chồng đi làm”, chị nói thêm.
Với kinh nghiệm 3 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, chị Thanh Huyền cũng đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ muốn đến xứ sở hoa anh đào trong thời gian này: “Mọi người nên lựa chọn kỹ lưỡng trước khi đi”.
Nhật Bản nỗ lực cân bằng giữa phòng dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế-xã hội
Các chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho rằng, số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao so với đỉnh điểm vào mùa Hè năm 2021, đồng thời kêu gọi người dân cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản.
Người dân chọn mua hoa quả tại cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong hội nghị nhóm các chuyên gia của MHLW ngày 1/6, các số liệu được thống kê cho thấy xu hướng giảm số ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc so với đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm thứ 5 vào năm ngoái là khá rõ, ngay cả tại các đô thị lớn như Vùng thủ đô, tỉnh Osaka hay tỉnh Okinawa. Tính đến ngày 31/5, số ca mắc mới COVID-19 trung bình trong cả nước giảm 0,73 lần so với tuần trước, trong khi tỷ lệ người mắc COVID-19 trên 100.000 người dân trung bình trong cả nước chỉ là 137,8, thấp hơn đáng kể so với trước đó một tuần.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên chủ quan vì trong khi hầu hết các nhóm tuổi đều giảm số ca mắc mới COVID-19 thì tại một số khu vực, số lượng người cao tuổi (trên 80 tuổi) mắc COVID-19 vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, số người hoạt động vào chập tối đến nửa đêm ở các trung tâm đô thị đã tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái, do đó nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các địa điểm giải trí và nhà hàng là không thể xem nhẹ.
Liên quan đến các di chứng hậu COVID-19, nhóm chuyên gia y tế đã công bố số liệu khảo sát của Đại học Keio cho thấy khoảng 30% bệnh nhân mắc COVID-19 được hỏi cảm thấy mệt mỏi, khó thở sau khi đã khỏi bệnh. Khảo sát được thực hiện đối với 1.066 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên tại 27 cơ sở y tế trên toàn quốc từ tháng 1/2020 đến tháng 2/2021. Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi (13%), khó thở (9%), giảm chức năng vận động (8%), rối loạn giấc ngủ (7%), rối loạn trí nhớ (7%). Các di chứng này có xu hướng giảm dần theo theo thời gian nhưng tốc độ giảm tương đối chậm.
Hội nghị cũng thống nhất nhận định rằng tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản sẽ tiếp đà diễn biến tích cực trong thời gian tới và khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi thấy cơ thể mệt mỏi, sốt cao, cũng như tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay, đeo khẩu trang, tránh nơi đông người.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia cố vấn y tế của chính phủ cho rằng, việc áp dụng các biện pháp phòng dịch quá mức có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ hội vui chơi và học tập của trẻ em. Các nhà trường không nhất thiết phải yêu cầu đeo khẩu trang hoàn toàn nếu các học sinh đều khỏe mạnh mà chỉ xem xét áp dụng tại các sự kiện tập trung đông người trong không gian kín như lễ khai giảng, tốt nghiệp.
Trả lời trước báo giới ngày 1/6 sau khi Nhật Bản tăng gấp đôi giới hạn về số người nhập cảnh mỗi ngày, tương đương 20.000 người/ngày, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, chính phủ nước này sẽ cố gắng cân bằng giữa phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội. Trong khi đó, theo nguồn tin từ quan chức chính phủ, giới hạn này có thể tiếp tục được nâng lên 30.000 người/ngày từ ngày 1/7 và sẽ sớm xem xét bãi bỏ hoàn toàn nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục xu hướng tích cực như hiện nay.
Khu vực tư nhân đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục nới lỏng kiểm soát biên giới Thời gian gần đây, những lời kêu gọi Chính phủ Nhật Bản nới dần các biện pháp kiểm soát biên giới cho người nước ngoài, trong đó có việc mở cửa cho khách du lịch nước ngoài, đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đang có xu hướng giảm. Hành khách tại sân...