Lời nhắn gửi nữ sinh bị bạn lột đồ, quay clip của bác sĩ tâm lý
“Tôi tin rằng em vẫn là điều tuyệt vời nhất đối với bố mẹ em, những người yêu thương em. Ngay từ lúc này, hãy bước ra khỏi suy nghĩ tiêu cực, hãy mạnh mẽ lên cô gái”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Minh An nhắn nhủ.
Vài ngày qua, khi dư luận chưa hết xôn xao vì vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ngay trước cổng trường học ở Lai Châu, thì ngay sau đo, thông tin vê môt nư sinh lơp bi ban cung lơp đanh đập, lột sạch đồ và đưa lên mạng xã hội khiến nữ sinh này rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý, không muốn tiếp xúc với ai, một lần nưa khiên công đông cang thêm phân nô.
Những hình ảnh phản cảm về vụ việc nữ sinh bị bắt nạt đang lan truyền trên mạng xã hội. (Hình ảnh lấy từ mạng xã hội đã được xử lý tránh phản cảm)
Từ bao giờ, môi ngay căp sach đên trương cua con la môt ngay những người làm bô me chúng tôi phai trăn trơ: Liêu răng con co trơ thanh nan nhân cua bao lưc hoc đương hay không? Liệu rằng có một ngày nào đó con mình có không may bị thành nạn nhân của những màn chơi ác của bạn học, như bị lột sạch đồ và quay video phát tán trên mạng xã hội hay không?
Tôi cang đau lòng và phẫn nộ hơn khi đươc biêt nan nhân la nhưng đưa tre ngoan hiên, yêu thê. Nhưng đứa trẻ đang ra phai nhân đươc sư quan tâm, giup đơ đăc biêt thi lai bi cha đap ở chinh trương hoc cua minh.
Và lo lắng cho những tổn thương về tinh thần cho các em, bao giờ tâm hồn đứa trẻ ấy mới lành lặn trở lại?
Video đang HOT
Đã có không ít những nạn nhân bạo lực học đường như con. Tôi đã từng điều trị cho một học sinh cũng là nạn nhân của bạo lực học đường. Mẹ cô bé tìm đến tôi sau khi phát hiện con mình để lại thư tuyệt mệnh và chọn kết liễu cuộc đời bằng thuốc ngủ.
Được phát hiện kịp thời nên cô bé ấy được cứu sống. Những ngày sau đó, cô bé không muốn đến trường, không muốn ăn gì, không muốn gặp ai, tự thu mình trong vỏ ốc bé nhỏ là căn phòng của mình. Không còn cách nào, mẹ cô bé này đành xin cho con lưu ban một năm để tập trung chữa trị tâm bệnh.
Em còn có rất nhiều những người thân yêu luôn bên cạnh, xã hội yêu thương và chia sẻ với em, phẫn nộ thay em, vì thế em đã tỉnh táo, vượt qua những sang chấn và trở nên dũng cảm, nghị lực, vượt qua nỗi đau.
Gửi em, nữ sinh nạn nhân bạo lực học đường ở Quảng Ninh, tự em hãy vượt qua được chính mình, vượt qua dư luận để sống thật tốt vì cuộc đời còn rất tươi đẹp.
Tôi sẽ rất đau lòng nếu em rơi vào vòng xoáy của sự trầm cảm, rồi lại thu mình, trượt dài trên những nỗi đau. Các em, nạn nhân của bạo lực học đường, hãy tin rằng thời gian sẽ xóa nhòa các vết thương.
Đừng vì những vết thương đó mà các em tự ti, đánh mất tương lai phía trước.
Ai trưởng thành cũng ít nhiều vấp phải những trở ngại, thử thách đau đớn trước cuộc đời. Vì vậy, hãy vững vàng vượt qua nhé!
Tôi tin rằng các em vẫn là những điều tuyệt vời nhất đối với bố mẹ em, những người yêu thương em. Ngay từ lúc này, hãy bước ra khỏi suy nghĩ tiêu cực, đứng lên và chứng tỏ cho mọi người thấy không phải một cú sốc mà có thể đánh gục được em.
Em mạnh mẽ và giàu nghị lực hơn mọi người nghĩ… Hãy mạnh mẽ lên cô gái!.
Tầm soát nguy cơ té ngã miễn phí cho người cao tuổi
Sáng 7/6, Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM sẽ tổ chức chương trình Ngày hội chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với chủ đề "Nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi".
Tại chương trình, người cao tuổi sẽ được đo sinh hiệu, đường huyết, tầm soát nguy cơ té ngã. Ngoài ra, người tham dự cũng sẽ được các chuyên gia của chương trình cung cấp kiến thức về phòng ngừa các bệnh thường gặp ở người cao tuổi như loãng xương, rối loạn đi tiểu, té ngã... và hướng dẫn các bài tập tăng cường sức cơ phòng chống té ngã.
Người dân quan tâm đến chương trình đăng ký tham dự miễn phí qua số điện thoại: 028-3952 5449. Người cao tuổi tham gia chương trình nên mang đủ hồ sơ bệnh với tất cả các xét nghiệm đã thực hiện, các toa thuốc đang dùng và các thuốc tự mua không kê toa để tiện việc tầm soát đánh giá nguy cơ té ngã cũng như tư vấn các biện pháp phòng chống té ngã.
TS.BS. Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, té ngã có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương với hơn 50% trường hợp bị té ngã tại nhà và là nguyên nhân thứ 2 gây chấn thương não và tủy sống ở người cao tuổi.
Tỉ lệ chấn thương do té ngã ở người cao tuổi là 10 - 25%, trong đó thương tích nghiêm trọng chiếm khoảng 5 - 15%. Trong các chấn thương do té ngã thì gãy xương chiếm tỉ lệ cao nhất với 87%, trong đó hơn 95% trường hợp bị gãy xương hông. Té ngã cũng nằm trong 5 nguyên nhân gây tử vong ở người trên 65 tuổi với tỉ lệ tử vong tăng theo tuổi.
Việc té ngã ở người cao tuổi thường xảy ra do nhiều yếu tố kết hợp, trong đó có các yếu tố nội sinh như lão hóa, tiền căn té ngã, có vấn đề bàn chân, yếu cơ, hạ huyết áp tư thế, giảm thị lực, giảm thính lực, đột quỵ, giảm nhận thức, thoái hóa khớp...; các yếu tố ngoại sinh từ môi trường sống như cầu thang không có tay vịn, nhà tắm không có thanh nắm, không gian sống không đủ ánh sáng hoặc quá chói, bề mặt sàn nhà có nhiều chướng ngại vật, nhà tắm trơn trợt hoặc không bằng phẳng...
Ngoài ra, tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị sa sút trí tuệ, parkinson... cũng là nguy cơ gây ra té ngã ở người cao tuổi.
Do có hệ miễn dịch yếu và thường có nhiều bệnh lý khác kèm theo nên các chấn thương do té ngã ở người cao tuổi thường khó hồi phục hơn so với các lứa tuổi khác. Tùy vào cấp độ, các chấn thương do té ngã có thể làm mất chức năng vận động, khiến người bệnh phải phụ thuộc vào người chăm sóc, gây tốn kém cho việc điều trị, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bác sĩ Ngọc Thể khuyến cáo, những chấn thương do té ngã thường dẫn đến những hậu quả lâu dài cho sức khỏe ở người cao tuổi. Do đó, người cao tuổi và những người thân trong gia đình cần trang bị kiến thức, chủ động phòng ngừa té ngã cho người cao tuổi bằng cách đánh giá đúng các yếu tố nguy cơ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp như điều trị các bệnh lý đi kèm, cải thiện môi trường sống, kiểm soát hạ huyết áp tư thế, khám mắt và điều chỉnh giảm thị lực, thính lực...
"Người cao tuổi nên được tầm soát nguy cơ té ngã hàng năm hoặc ngay sau khi bị té ngã để được phòng ngừa hiệu quả, tránh các chấn thương nguy hiểm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sau này", bác sĩ Ngọc Thể lưu ý.
Thất tình, cô gái 25 tuổi đã làm những việc để gia tăng cảm giác vui vẻ, cuối cùng lại bị nhiễm nấm khoang miệng, tăng 40kg Cô Lam đến phòng khám điều trị với các triệu chứng đau họng, nóng rát khi nuốt. Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, Đài Loan, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ là cô Lam (25 tuổi). Cô Lam đến phòng khám điều trị với các triệu chứng đau...