‘Lời nguyền của các pharaoh’ đã trở lại Ai Cập?
Kênh đào Suez tắc nghẽn, 2 xe lửa đâm nhau, một nhà máy dệt may bị cháy và một tòa nhà sụp đổ, tất cả đều xảy ra nối tiếp nhau ở Ai Cập, làm dấy lên đồn đãi về lời nguyền của các pharaoh.
Lễ rước được tiến hành trong vòng vây an ninh nghiêm ngặt . AFP/GETTY
Một cảnh tượng chưa từng có đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Cairo của Ai Cập vào tối 3.4 (giờ địa phương), đó là lễ rước xác ướp của 22 vị pharaoh và các nữ hoàng quyền lực nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại đến nơi an nghỉ mới.
Trong vòng vây an ninh chặt chẽ, các xác ướp đã được đưa qua quãng đường 7 km, bắt đầu từ Bảo tàng Ai Cập đến Bảo tàng Quốc gia Các nền văn minh Ai Cập.
Toàn bộ tuyến đường bị cấm đi lại trong thời gian diễn ra sự kiện long trọng và kênh truyền hình quốc gia tổ chức truyền hình trực tiếp tại hiện trường.
Mất chưa đến 30 phút để lễ rước hoàn thành . Ảnh AFP
Video đang HOT
Được gọi là “Đoàn rước vàng của các pharaoh”, tổng cộng 18 xác ướp của vị vua và 4 nữ hoàng đã được di chuyển trên các xe riêng trang trí theo kiểu Ai Cập cổ đại, theo thứ tự niên đại cổ nhất đến gần đây.
Vào thời điểm các xác ướp tiến vào khu vực của bảo tàng mới, đội nghi thức bắn 21 phát súng chào mừng. Mất chưa đầy 30 phút để đám rước hoàn tất.
“Cảnh tượng hoành tráng trên một lần nữa là minh chứng cho sự vĩ đại của một nền văn minh độc nhất vô nhị kéo dài xuyên suốt lịch sử loài người”, Hãng tin AFP dẫn lời Tổng thống Cai Cập Abdel Fattah al-Sisi trước khi đoàn xe lăn bánh.
Một trong các xe rước được trang trí theo kiểu Ai Cập cổ đại Ảnh AFP
Tuy nhiên, những người mê tín lại tỏ ra lo sợ sau khi xâu chuỗi một loạt các sự cố xảy ra ở Ai Cập trước thềm lễ rước, từ vụ nhà máy dệt may cháy hôm 11.3 khiến ít nhất 20 người thiệt mạng; hai xe lửa đâm nhau hôm 26.3 làm 8 người chết; tòa nhà dân cư sập hôm 27.3 khiến ít nhất 18 người chết ở Cairo, đến vụ tắc nghẽn kênh đào Suez làm gián đoạn các thị trường trên toàn cầu (23-29.3).
Nguồn gốc của cái gọi là “lời nguyền các pharaoh” xuất phát từ một dòng chữ được tìm thấy tại mồ của pharaoh Tutankhamun với nội dung “cái chết sẽ ập đến nhanh chóng cho những kẻ dám quấy rầy nơi yên nghỉ của vị vua”.
Lễ rước vô cùng long trọng và phản ánh niềm tự hào của người Ai Cập . Ảnh AFP
“Ai Cập di chuyển một số xác ướp vua chúa đến bảo tàng mới với lễ rước và mọi thứ liên quan…nghe đồn những gì xảy ra vừa qua đều bắt nguồn từ lời nguyền của các pharaoh”, Đài ABC News dẫn bình luận của một người tên Ola G. El-Taliawi trên Twitter.
Một số người kêu gọi Ai Cập “hãy để cho xác ướp ngủ yên”, trong khi những người khác tỏ ra hoài nghi liệu những sự cố gần đây phải chăng là bằng chứng cho thấy lời nguyền đã sống lại.
“Này mọi người, không thể đùa được với lời nguyền của các pharaoh”, dân mạng Usama Essam viết trên Twitter.
Một trong những nhà tổ chức lễ rước là nhà Ai Cập học Zahi Hawass đã bác bỏ những tin đồn trên, khẳng định chẳng có cái gọi là “lời nguyền của các pharaoh”.
“Đây không phải lần đầu tiên các xác ướp được di chuyển. Năm 1881, các xác ướp pharaoh được đưa khỏi Luxor lên tàu và trải qua cuộc hành trình suốt 3 ngày trước khi đến Cairo”, theo cựu bộ trưởng cổ vật Ai Cập.
Toàn bộ tàu ùn ứ đã đi qua kênh Suez
Tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới đã chính thức thông suốt khi Ai Cập giải quyết xong mọi trường hợp ùn ứ vì sự cố tàu Ever Given.
Toàn bộ 422 tàu chịu cảnh ùn tắc vì sự cố tàu hàng Ever Given chắn kênh đào Suez tuần qua đã di chuyển qua công trình hàng hải này trong ngày 3/4. Nhóm tàu cuối cùng gồm 61 chiếc, theo Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA).
"Mọi tàu từng phải chờ tại vùng biển kể từ vụ mắc cạn của Ever Given đều đã hoàn tất di chuyển", Osama Rabie, lãnh đạo SCA, thông báo.
Tổng cộng có 85 tàu di chuyển qua kênh đào Suez trong ngày 3/4, trong đó có 24 tàu đến khu vực sau khi tàu hàng Ever Given đã được giải cứu.
Ông Rabie nhận định sự cố trên kênh đào Suez khiến uy tín và ngành công nghiệp vận tải biển quốc gia rơi vào tình thế nguy cấp. Ông cũng cho biết 99% nhân sự giải cứu con tàu là người Ai Cập.
Lực lượng an ninh Ai Cập tuần tra trên kênh đào Suez hôm 30/3. Ảnh: Reuters .
Giới chức Ai Cập nhấn mạnh việc giải thoát con tàu khổng lồ khỏi vị trí mắc cạn đã chứng tỏ năng lực và kỹ thuật giải cứu tàu hàng của nước này. Cứ mỗi ngày kênh đào đóng cửa, Ai Cập lại thiệt hại từ 12 đến 15 tỷ USD.
Ever Given, một trong những tàu container lớn nhất thế giới với tổng trọng tải hơn 200.000 tấn, đâm chéo vào bờ kênh đào Suez và mắc cạn sáng 24/3 khi di chuyển từ Biển Đỏ tới Địa Trung Hải. Con tàu gần như xoay ngang, bịt kín tuyến hàng hải qua kênh đào Suez, khiến mọi hoạt động di chuyển qua kênh đào bị tê liệt.
SCA sau đó huy động nhiều tàu kéo, phương tiện nạo vét, máy xúc làm việc liên tục để múc đất đá, cứu kéo Ever Given khỏi mắc cạn. Nỗ lực này thành công vào hôm 29/3, khi thủy triều đạt đỉnh, giúp siêu tàu hàng nổi lên và tiếp tục di chuyển.
Sau khi được giải cứu, tàu Ever Given đang neo đậu tại Hồ Great Bitter gần đó để kiểm tra kỹ thuật cũng như phục vụ công tác điều tra. Các chuyên gia ước tính số hàng hóa mắc kẹt tại kênh đào có thể lên tới 9,6 tỷ USD, trong khi công ty bảo hiểm Đức Allianz nhận định thương mại toàn cầu có thể thiệt hại khoảng 6-10 tỷ USD trong một tuần Ever Given mắc kẹt.
Giới chức Ai Cập có thể yêu cầu bồi thường hơn một tỷ USD vì đã giúp giải cứu siêu tàu Ever Given khỏi kênh đào Suez. Chủ sở hữu tàu container Ever Given cũng đã khởi kiện tập đoàn hàng hải vận hành con tàu sau sự cố mắc cạn.
Siêu tàu lại "mắc kẹt" ở kênh đào Suez sau sự cố gây thiệt hại 1 tỷ USD Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez yêu cầu tàu hàng Ever Given chưa được rời đi cho đến khi hoàn tất điều tra vụ con tàu chắn ngang kênh gần 1 tuần, gây thiệt hại ước tính 1 tỷ USD. Tàu container Ever Givevn dài 400m bất ngờ xoay ngang, chặn kênh đào Suez hôm 23/3 và được giải phóng hôm 29/3...