‘Lời nguyền 300 năm’: Sự đoản mệnh của các triều đại Trung Hoa
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, hầu hết các triều đại đều khó có thể tồn tại quá 300 năm. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực tế này?
Triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời nhà Tần cho đến thời nhà Thanh, đều có chung một mục tiêu vĩ đại, đó là duy trì quyền lực trong một mạng lưới được thiết kế tỉ mỉ, từ cấp trung ương đến cấp địa phương và nhỏ lẻ hơn là đến từng hộ gia đình.
Nhà Tần trên thực tế đã làm được điều đó.
Triều đại này với tư duy cực kỳ tân tiến đã lấy cơ chế quận, huyện làm cơ sở, lấy giao thông phát triển và mạng lưới văn thư làm đòn bẩy kỹ thuật, xây dựng nên một chế độ quyền lực tập quyền trung ương vô cùng hoàn thiện.
Theo cách nói của nhà sử học Ray Hoang (Hoàng Nhân Vũ) – người Mỹ gốc Hoa, thì từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới mà ở đó, chính quyền trung ương có thể trực tiếp trưng thu thuế của nông dân.
Phương thức tập quyền này có những điểm thuận lợi vô cùng lớn.
Thứ nhất, đó là có thể đảm bảo việc thu thuế ổn định; thứ hai là có thể đảm bảo năng lực tổng động viên dân chúng để ứng phó với nhu cầu chiến tranh hay việc xây dựng những công trình lớn.
Vì lẽ đó, những vương triều nắm chắc trong tay hai ưu thế này, đều trở thành những vương triều hưng thịnh có tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng, sự hưng thịnh ấy, tại sao không thể duy trì lâu dài?
Vấn đề đất đai và con người là yếu tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh, bền vững của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Giải mã nguyên nhân
Câu trả lời, đó là vì sự phát triển kinh tế luôn có tính biến động và đàn hồi.
Nếu chỉ dựa vào các yếu tố như lấy đất đai làm thước đo nhất thời, thẩm tra hộ tịch… để xây dựng lên một chế độ quản lý cứng nhắc, thì theo sự thay đổi của thời gian, chế độ ấy sẽ trở nên không phù hợp với trạng thái, mất hiệu quả.
Theo quy luật kinh tế thời phong kiến, quyền sở hữu đất đai dần dần rơi tay một số ít người có quyền lực. Điều này cũng là một vấn đề được bàn thảo, đề cập nhiều trong các sách giáo khoa lịch sử của Trung Quốc hiện nay.
Quyền sở hữu đất đai thay đổi có nghĩa là quan hệ nhân thân cũng thay đổi. Từ hình thức từ cung tự cấp tự canh nông ban đầu, người dân dần mất đi ruộng đất và trở thành điền nông làm thuê cho địa chủ.
Và mỗi người dân khi bị biến thành điền nông sẽ đồng nghĩa với việc năng lực khống chế, giám sát của cấp chính quyền trung ương đối với địa phương đã giảm đi ít nhiều.
Video đang HOT
Triều đình không thể thu dù một đồng thuế từ điền nông, cũng không thể trực tiếp hiệu triệu họ tham gia vào quân đội hay đi lao dịch, phục vụ các công trình xây dựng lớn.
Trong khi đó, các thế lực giàu có tại địa phương vì không thiếu các động cơ lợi ích cá nhân, sẵn sàng giấu nhẹm việc họ quản lý bao nhiêu đất đai và nhân khẩu.
Cùng với việc bản thân các địa chủ không ngừng mở rộng thế lực, quyền lực trung ương trở nên yếu ớt. Điều này vô hình trung trở thành lực ly tâm lớn nhất đối với chế độ tập quyền trung ương.
Việc thiếu nghiêm trọng nguồn thuế và nguồn lực từ dân lẽ tất nhiên sẽ khiến cho chính quyền trung ương ngày càng bối rối trong việc đối phó với các vấn đề lớn như sự xâm lược từ bên ngoài hay các sự cố thiên tai, thảm họa.
Đây chính là nhân tố khiến xã hội trở nên hỗn loạn.
Mỗi triều đại đều có thời điểm cực thịnh nhưng quãng thời gian đó kéo dài bao lâu, phụ thuộc vào cách quản lý đất đai và nhân khẩu chặt chẽ của chính quyền trung ương.
Vậy thì, nếu như chính quyền trung ương duy trì thái độ cứng rắn, đo đạc và phân chia lại đất đai, điều tra lại nhân khẩu để lấy lại quyền kiểm soát cơ bản trong xã hội liệu có khả thi?
Nhà chính trị – Hoàng đế duy nhất của nhà Tân là Vương Mãng đã cho thấy, cách làm này hoàn toàn không ổn.
Sau mỗi một cuộc chính biến, đại đa số nhân khẩu đều mất đi đất đai và sản nghiệp, rơi vào trạng thái vô gia cư, chết vì không có cái ăn. Cả vương triều nhà Tân từng có chung một nguyện vọng, đó là chia đều đất cho dân an cư lạc nghiệp.
Thế nhưng sau khi cục diện chính trị ổn định, chính quyền trung ương vì nghĩ cách phá hủy quan hệ sở hữu tài sản vốn có, ngăn cản việc buôn bán đất và nông nô, đã làm tổn hại đến tầng lớp địa chủ.
Lợi ích của một bộ phận người dân tự canh nông vì thế cũng bị tẩy chay một cách kịch liệt. Vì vậy, thay vì chờ được phân đất, dân chúng chỉ có thể ngồi chờ thêm một lần đại loạn, hủy diệt tất cả mà thôi.
Từ thời nhà Tần đến giai đoạn cận đại, lịch sử Trung Quốc vài nghìn năm chính là một quá trình tranh đoạt đất đai, nhân khẩu giữa chính quyền trung ương và tập đoàn hào cường địa chủ cấp địa phương.
Mỗi triều đại phong kiến Trung Hoa đều trải qua một chu kỳ hệt như nhau mà ở đó, nền kinh tế tiểu nông phong kiến dần chuyển từ phồn hoa sang suy bại.
Và 300 năm là một chu kỳ quá dài, khó có thể duy trì lâu hơn.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
3 lời sấm truyền gây dựng triều đại nhà Bush
'Dù có thích hay không, mọi người đều phải thừa nhận, gia tộc Bush lập nên một triều đại chính trị thành công nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ', người viết tiểu sử Peter Schweizer cho biết.
Mary Matalin, một cố vấn chính trị làm việc cho nhà Bush cho biết, các thành viên trong gia tộc Bush không ngồi lại với nhau, đo đếm bản thân hay thành tích của chính mình. Họ được dạy rằng không khoe khoang.
Lý giải nguyên nhân thành công của gia tộc Bush trong chính trường, người ta cho rằng một phần bởi các thành viên gia tộc rất linh hoạt, thích ứng theo thời gian.
Từ người tộc trưởng
Giữa thế kỷ 19, gia tộc Bush đã thống trị ngành đường sắt, tài chính và công nghiệp dầu mỏ.
Ông của anh em Bush con, Prescott S. Bush được cho là người biến tên tuổi của một gia tộc trở thành một triều đại nổi tiếng, định hình nên di sản nhà Bush.
Là con của một ông trùm ngành thép và đường sắt ở Ohio, Prescott S. Bush từ sớm đã quyết tâm không theo nghiệp cha.
Ông tham gia tích cực các hoạt động xã hội khi là một thanh niên trẻ, đầy năng lượng, tài giỏi của trường Yale.
Prescott nuôi dạy con cái trong một môi trường gia đình khuyến khích lòng trung thành và sự cạnh tranh, không hề có ý thức hưởng bất kỳ đặc quyền, đặc lợi nào.
P. Bush đã trở thành người đầu tiên của gia tộc Bush giành được chiến thắng ngay trong lần đầu tranh cử
Năm 1952, sau thất bại vào Thượng viện 2 năm trước đó, Prescott đã giành được một ghế thượng nghị sĩ tại Connecticut. Di sản ông để lại là ủng hộ lập pháp dân sự, mở rộng hạn ngạch nhập cư, phản đối tăng lương cho các thượng nghị sĩ.
"Trong tầm nhìn của ông, quan chức đắc cử phải đáp ứng yêu cầu thu nhập độc lập và lối sống đạo đức", tác giả Weisberg viết.
Đam mê chính trị Prescott đã thấm vào huyết quản các thế hệ tương lai nhà Bush. Weisberg viết rằng, trong khi George H.W. Bush chưa từng tham gia một chiến dịch tranh cử nào của cha, thì ông đã thừa hưởng tinh thần bổn phận từ cha.
"Prescott Bush đã thiết lập 3 "lời sấm truyền" để gia tộc Bush thừa hưởng và phát huy", Weisberg viết. "Đầu tiên là: Tự thân. Thứ hai, tôi không thực sự giàu có. Và thứ ba là, tôi chạy đua để phụng sự đất nước mình".
Từ 'thái tử' đến tổng thống tương lai?
Gia tộc Bush đã có 2 người làm Tổng thống Mỹ. Giờ đây, cháu nội của của cựu Tổng thống George H.W.Bush - George Prescott Bush với các hoạt động chính trị tích cực - đang trở thành niềm hy vọng của gia tộc Bush - hy vọng một gia tộc có tới 3 người vào Nhà Trắng.
Năm 2014, ở tuổi 38, George P. Bush đã chiến thắng trong cuộc đua giành vị trí ủy viên đất đai của Văn phòng đất đai Texas.
Chức vụ uỷ viên đất đai của Texas tưởng chừng như ít người biết đến, nhưng nó có thể là bước đệm để tới một vị trí cao hơn. David Dewhurst cũng là một ủy viên đất đai trước khi trở thành phó thống đốc bang này năm 2003.
P. Bush đã trở thành người đầu tiên của gia tộc Bush giành được chiến thắng ngay trong lần đầu tranh cử.
Rong ruổi nhiều tháng tranh cử trên xe bus, P. Bush đã quyên góp được hơn 3 triệu USD so với đối thủ Dân chủ - cựu thị trưởng John Cook và chung cuộc giành thắng lợi áp đảo với gần 60% phiếu bầu.
Với lợi thế thành thạo tiếng Tây Ban Nha, rất nhiều nhân vật chóp bu của đảng Cộng hòa tại Texas đánh giá anh là nhân tố chìa khóa để tiếp cận cộng đồng người người gốc Mỹ Latinh đang ngày càng gia tăng trong bang.
Vị ủy viên trẻ tuổi mong mỏi người dân Texas đánh giá anh dựa trên thành tích, công việc anh làm được chứ không phải sức mạnh từ cái tên gia tộc.
Trước khi tham gia chính trường, P. Bush từng dạy học ở Miami trước khi có bằng luật sư tại Đại học Texas và phụ giúp cho một thẩm phán liên bang.
P. Bush đã dành nhiều tháng rong ruổi khắp bang trên chiếc xe bus tranh cử
P. Bush từng là quản lý St. Augustine Partners, một quỹ đầu tư năng lượng và công nghệ tại Fort Worth. Anh là người đồng sáng lập ra Pennybacker Capital, LLC, công ty cổ phần tập trung vào bất động sản tại Austin.
P. Bush thậm chí còn được bầu là "những ngôi sao đang lên" của Nguyệt san Texas khi hành nghề luật doanh nghiệp và chứng khoán ở hãng luật Akin Gump.
Năm 2007, P. Bush tới Afghanistan phục vụ trong lực lượng tình báo hải quân Mỹ 8 tháng dưới một cái tên khác. Với cấp bậc hạ sĩ quan tình báo, Anh làm tốt nhiệm vụ của mình và nhận được nhiều lời khen từ các tướng lĩnh cho dù họ không hề biết danh tính thực sự của "người thừa kế" dòng tộc danh tiếng nước Mỹ.
Từ rất sớm, P. Bush đã cảm nhận và học được nhiều bài học vận động tranh cử. 12 tuổi, anh tham dự Hội nghị quốc gia đảng Cộng hòa năm 1988 - nơi ông nội anh được đề cử tranh cử tổng thống. Anh có bài phát biểu tại hội nghị tương tự vào năm 1992 tái đề cử G. H .W. Bush.
P. Bush còn tích cực tham gia đội vận động tranh cử ở bang Floria để giúp ông bác George W.Bush tranh cử Tổng thống, là cánh tay đắc lực giúp cha mình tái tranh cử chức Thống đốc bang Florida năm 2002.
Năm 2012, anh trở thành Phó chủ tịch Ủy ban Tài chính đảng Cộng hòa Texas.
Thái An/ Vietnamnet
Soi biệt thự siêu sang của các tổng thống trên thế giới Tổng thống Brunei, Mỹ, Mexico... sở hữu khối tài sản khổng lồ và những căn biệt thự siêu sang khó có thể tưởng tượng nổi. Biệt thự siêu sang của Tổng thống Mexico Enrique Pea Nieto trị giá 7 triệu USD, nằm trên một sườn đồi ở Mexico với toàn bộ ngôi nhà được sơn màu trắng. Hệ thống đèn chiếu sáng rọi...