Lỗi ngớ ngẩn khiến tàu ngầm bặt vô âm tín suốt 75 năm
Lỗi dịch thuật của hải quân Mỹ khiến mọi nỗ lực tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích đi vào ngõ cụt suốt 75 năm.
Hôm 10/11, nhà thám hiểm tàu ngầm Tim Taylor và các đồng nghiệp trong Dự án Mất tích 52 tuyên bố tìm thấy USS Grayback – con tàu mất tích cách đây 75 năm cùng 80 thủy thủ ở độ sâu 430 m ngoài khơi Okinawa, Nhật Bản.
Năm 2018, nhà nghiên cứu Yutaka Iwasak phát hiện ra hải quân Mỹ dịch sai hồ sơ chiến tranh của Nhật Bản khiến các nỗ lực tìm kiếm USS Grayback đều dẫn tới ngõ cụt.
Cụ thể, trong tài liệu, tín hiệu vô tuyến nêu rõ ngày 27/2/1944, máy bay ném bom Nakajima B5N của phát xít Nhật thả quả bom nặng 226 kg xuống USS Grayback khiến nó chìm ngay lập tức. Tuy nhiên, kinh độ trong tài liệu dịch thuật lại không khớp với thông số được nêu trong tín hiệu vô tuyến.
USS Grayback.
Video đang HOT
Dựa trên thông tin mới, ông Taylor và nhóm của mình di chuyển tới khu vực phía Tây Nam ở Okinawa để tìm kiếm con tàu mất tích. Với sự trợ giúp của các thiết bị hỗ trợ, nhóm của Taylor phát hiện ra con tàu cách địa điểm ban đầu nó được cho là nằm lại hơn 160 km.
Ông Robert S. Neyland, người đứng cơ quan Khảo cổ học dưới nước (UAB) của Bộ Tư lệnh Di sản & Lịch sử Hải quân (NHHC), thuộc Bộ Hải quân Mỹ mới đây cũng xác nhận thông tin này.
USS Grayback chở theo 80 thủy thủ rời Trân Châu Cảng hướng đến Biển Hoa Đông trong nhiệm vụ tuần tra lần thứ 10. Một tháng sau, tàu đánh chìm hai tàu hàng Nhật. Tuy nhiên, đòn tấn công khiến nó chỉ còn 2 quả ngư lôi và được lệnh trở về căn cứ.
Theo lịch trình, USS Grayback sẽ cảng Midway vào ngày 7/3/1944. Tuy nhiên, suốt 3 tuần sau đó, hải quân Mỹ không nhận được bất cứ thông tin nào về con tàu. Tới ngày 30/3, con tàu chính thức được tuyên bố mất tích.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo vtc.vn
Tàu ngầm hạt nhân Nga tập trận tấn công lẫn nhau
Hai tàu ngầm hạt nhân Nga đã tiến hành cuộc tập trận mô phỏng "mèo vờn chuột" chống lại nhau tại Biển Barents trong vài ngày.
Pskov và Nizhny Novgorod, hai tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor, NATO định danh lớp Sierra II, thuộc Hạm đội Phương Bắc gần đây đã tổ chức cuộc tập trận chiến thuật ở Biển Barents, bao gồm mô phỏng chiến đấu tay đôi dưới nước và bắn ngư lôi giả vào nhau, văn phòng báo chí hạm đội nói với báo RBC.
"Giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất của cuộc diễn tập dưới đáy biển là bắn ngư lôi vào mục tiêu. Thủy thủ đoàn hai tàu đã thực hiện đợt diễn tập trong một cuộc đấu tay đôi", trích báo cáo của văn phòng báo chí hạm đội.
Ngoài ra, trong quá trình tập trận, 2 tàu còn thực hiện kịch bản tìm kiếm và truy đuổi lẫn nhau, cố gắng đánh lừa đối thủ bằng cách sử dụng các biện pháp gây nhiễu.
Tuần trước, truyền thống Na Uy đã thông báo về sự hiện diện của hai tàu ngầm lớp Sierra II ở vùng biển phía bắc Na Uy. Các tàu ngầm này được cho là đang thực hiện huấn luyện biển sâu và thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Sierra II được đánh giá là thợ săn đáng sợ dưới mặt nước. Ảnh: Hải quân Nga.
Theo đài truyền hình NRK của Na Uy, có tới 10 tàu ngầm Nga sẽ tham gia vào cuộc tập trận, một phần trong kế hoạch di chuyển bí mật từ căn cứ ở bán đảo Kola đến Biển Na Uy.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor từng được tạp chí National Interest mô tả là tàu ngầm tốt nhất, thợ săn đáng sợ dưới mặt nước của Nga. Hạm đội Phương Bắc đang vận hành 2 tàu duy nhất của lớp này được đóng mới vào năm 1990 và 1993.
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SS-N-21 Sampson. Tên lửa chống ngầm Vyuga, mìn sâu 200 kt. Điểm đặc biệt của tàu ngầm lớp Sierra II là thân tàu được chế tạo hoàn toàn bằng hợp kim titan, giúp giảm trọng lượng, tăng độ sâu hoạt động và khả năng tàng hình.
Tàu ngầm lớp Sierra II có thể lặn sâu tới 600 m. Nó có thể đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 32 hải lý/giờ, nhanh hơn bất kỳ tàu ngầm hạt nhân nào trên thế giới. Vũ khí mạnh mẽ, tốc độ nhanh, tàng hình cao, Sierra II được đánh giá là sát thủ đáng sợ dưới mặt nước.
Tuy nhiên, chi phí quá cao khiến Nga không thể đóng mới với số lượng lớn.
Theo Zing.vn
"Thần chết" dưới đáy đại dương Cuộc soán ngôi của những chiếc tàu ngầm Ngày 22-9-1914, tại một khu vực ở Biển Bắc nằm cách bờ biển Hà Lan có 18 hải lý đã diễn ra một trận chiến, được đánh giá là bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn việc bố trí lực lượng các trận hải chiến về sau này. Khi đó, chiếc tàu ngầm U9 của Đức không chỉ tấn công và đánh chìm...