Lơi lỏng, chủ quan sẽ thất bại trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đồng chí Trần Lưu Quang trả lời các ý kiến của cử tri, đánh giá cao nhiều nội dung tâm huyết, sát thực, thể hiện trách nhiệm của cử tri đối với những vấn đề của TPHCM và cả nước.
Sáng 6-5, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, gồm các đại biểu: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh TPHCM; Lâm Đình Thắng, Bí thư Quận ủy quận 9 đã có cuộc tiếp xúc với hơn 100 cử tri quận 1, 3, 4, trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV.
Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị quận 1, 3, 4 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV
Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Hoàng Mạnh Chiến, ngụ phường 4 (quận 3) kiến nghị xem lại chủ trương của ngành tòa án dựng tượng Lý Thái Tông tại trụ sở tòa án nhân dân các cấp trong tình hình kinh tế khó khăn do dịch Covid-19. “Việc dựng tượng rất tốn kém và không cần thiết lúc này. Ngành tòa án cần tập trung vào án tồn đọng, thay cho việc dựng tượng”, ông Chiến nêu.
Cử tri Phan Trúc Bạch, phường 5 (quận 4) góp ý về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần quy định rõ việc xử lý các hành vi xả bùn thải nạo vét các con sông, rạch gây ô nhiễm môi trường.
Còn cử tri Phan Thị Mây, phường Bến Thành (quận 1) đánh giá công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TPHCM và cả nước thời gian qua đạt kết quả tốt, thể hiện sự đoàn kết, chung sức của nhân dân với Chính phủ. Tuy nhiên, trong dịp lễ vừa qua, nhiều địa phương còn chủ quan, thiếu kiểm soát, để xảy ra nhiều vụ việc tụ tập đông người tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí. “Việc xử lý những vi phạm này chỉ được chính quyền thực hiện khi báo chí và người dân phản ánh. Thời gian tới nếu không kiên quyết, không giám sát, quản lý chặt, dịch Covid-19 trở lại thì hậu quả sẽ khôn lường”, bà Mây nêu vấn đề…
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đồng chí Trần Lưu Quang trả lời các ý kiến của cử tri, đánh giá cao nhiều nội dung tâm huyết, sát thực, thể hiện trách nhiệm của cử tri đối với những vấn đề của TPHCM và cả nước.
Video đang HOT
Đồng chí Trần Lưu Quang trả lời ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri
Về ý kiến của cử tri cho rằng, hoạt động của Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố thời gian qua chưa hiệu quả, đồng chí Trần Lưu Quang thông tin thêm về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này được Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm hơn 3 năm qua là cần thiết và có vai trò rất lớn đến công tác đấu tranh, phát hiện và xử lý các vụ việc sai phạm về vệ sinh thực phẩm tại các quán ăn, nhà hàng, chợ, bếp tập thể… “Nếu không có cơ quan chuyên trách này thì tình hình mất an toàn thực phẩm đối với một đô thị lớn như TPHCM thời gian qua là rất lớn”, đồng chí Trần Lưu Quang khẳng định.
Phản hồi ý kiến của cử tri Hoàng Mạnh Chiến về dựng tượng tại trụ sở cơ quan tòa án các cấp, đồng chí Trần Lưu Quang thông tin như sau: “Đây là tượng Vua Lý Thái Tông. Ông là người đã ban hành Bộ Hình thư năm 1042, được xem là bộ luật đầu tiên của lịch sử Việt Nam. Ngành tòa án coi Vua Lý Thái Tông là ông tổ của ngành tòa án Việt Nam. Việc dựng tượng tôn vinh ông tổ ngành tòa án là hợp lý, nhưng thời điểm khó khăn hiện nay như ý kiến của cử tri nêu cũng nên cân nhắc. Chúng tôi sẽ chuyển ý kiến này đến ngành tòa án xem xét theo kiến nghị của cử tri”.
Cử tri Hoàng Mạnh Chiến phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri
Trao đổi ý kiến cử tri về chính sách đối với các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có sự khác biệt giữa TPHCM và các địa phương trong cả nước, đồng chí Trần Lưu Quang nhấn mạnh đến yếu tố và khả năng nguồn lực của từng nơi có khác nhau.
“Với khả năng của mình, TPHCM đã tính toán, cân đối để hỗ trợ tối đa đối với những trường hợp khó khăn, lao động mất việc làm vì dịch Covid-19. Đây là tình cảm, trách nhiệm và sự chia sẻ với bà con trong lúc khó khăn”, đồng chí Trần Lưu Quang nói.
Ý kiến về tình trạng chủ quan, lơi lỏng trong phòng, chống dịch Covid-19 ở một số địa phương, đống chí Trần Lưu Quang khẳng định, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM luôn luôn nhắc nhở trong các cuộc họp chỉ đạo công tác phòng chống dịch là chúng ta sẽ thất bại nếu để lơi lỏng, chủ quan, ngủ quên trong vòng hoa chiến thắng.
“Nhờ sự đồng thuận, chung tay góp sức của nhân dân mà trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 khó khăn vừa qua, thành phố chúng ta và cả nước đã cơ bản đẩy lùi được dịch. Ở nhiều nơi, bà con cũng đã có nhiều cách làm sáng tạo, nghĩa tình chia sẻ với những trường hợp khó khăn. Qua đó đã góp phần với chính quyền thành phố giải quyết tốt chính sách an sinh, tạo sự ổn định xã hội để phát triển”, đồng chí Trần Lưu Quang chia sẻ với cử tri.
Đồng chí Trần Lưu Quang trao đổi với cử tri quận 3
Tai nạn giao thông tại TP.HCM tăng mạnh vì đường quá thoáng
Người dân TP.HCM hạn chế ra đường do dịch Covid-19 nên mật độ xe thấp, đường thông thoáng. Nhiều lái xe chủ quan, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ... khiến tai nạn giao thông gia tăng.
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM vừa thông tin về số liệu TNGT xảy ra trên địa bàn trong tháng 3/2020.
Theo đó, tổng số vụ tai nạn tại TP.HCM trong tháng là 52 (tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái), làm thiệt mạng 51 người (tăng gần 46%) và 9 người bị thương (giữ nguyên).
Theo phân tích của PC08, người dân hạn chế ra đường do dịch Covid-19 nên mật độ xe thấp, đường sá thông thoáng. Từ đó dẫn đến nhiều vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện chủ quan, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, chạy xe ngược chiều và không chú ý quan sát...
Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý các vụ tụ tập, chạy xe thành đoàn gây rối trật tự. Ảnh: Thư Trần.
Để đảm bảo an toàn giao thông, CSGT thường xuyên lập chốt chặn, kiểm tra hành chính ban đêm, nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ tụ tập, chạy xe thành đoàn gây rối trật tự công cộng.
Bên cạnh đó, các đội CSGT thuộc PC08 cũng tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền an toàn giao thông và phòng, chống dịch Covid-19 nhằm nâng cao nhận thức lái xe an toàn và chung tay cùng xã hội đẩy lùi dịch bệnh.
Nhằm triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu tạm dừng các phương tiện vận tải hành khách như xe buýt, xe khách liên tỉnh trong thời gian 2 tuần. Các phương tiện vận tải công nghệ ngoại trừ các xe giao hàng cũng cần xem xét hạn chế hoạt động.
Đồng thời, Sở GTVT kiến nghị Cảng vụ Hàng không và Bộ GTVT có biện pháp hạn chế hành khách quốc nội tới Tân Sơn Nhất; số lượng du khách đến TP.HCM bằng đường sắt cũng cần kiểm soát chặt chẽ.
Ông Phong yêu cầu UBND các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn không để diễn ra tình trạng tụ tập đông người, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo dịch Covid-19.
Thành phố khuyến cáo người dân hạn chế việc tập trung đông người; khuyến khích người dân ở nhà, làm việc, học tập trực tuyến...
TP.HCM chưa đủ cơ sở pháp lý để thành lập thành phố phía Đông Bộ Xây dựng vừa có công văn phúc đáp UBND TP.HCM về đề xuất sáp nhập quận 2, quận 9 và Thủ Đức để thành lập "thành phố phía Đông" trực thuộc TP.HCM. Theo công văn phúc đáp của Bộ Xây dựng, về cơ sở pháp lý, căn cứ Khoản 1, Điều 110, Hiến pháp năm 2013 và Khoản 2, Điều 2 Luật...